Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
giaan
Xem chi tiết
Phương Dung
26 tháng 12 2020 lúc 12:30

NỘI DUNG CƠ BẢN

Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:

- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.

- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

 Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Thuy Le
Xem chi tiết
HELENA HORBER
1 tháng 11 2017 lúc 22:22

cậu cũng đang thắc mak câu hỏi của cô Dung phải ko?

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 12:56

 Tham khảo: 
Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Minh Trị:

+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

+ Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

+ Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 3 2018 lúc 2:31

Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển. Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Đáp án cần chọn là: B

Nghĩa Nguyễn Trung
Xem chi tiết
James Pham
Xem chi tiết
cal rolin
29 tháng 10 2021 lúc 7:20

Trung Quốc và Liên Xô có một số điều khác nhau nhau cơ bản như:
  -   Thứ nhất, theo ông Bazhanov, thứ nhất là hai nước có vị trí khác nhau. Trung Quốc rơi vào hỗn loạn sau Cách mạng văn hóa (1966 – 1976). Tới năm 1978, phần lớn người Trung Quốc hiểu rằng họ cần một cuộc cải tổ triệt để. Trong khi đó, Liên Xô năm 1985 vẫn mạnh nên hầu hết người dân vẫn tự coi mình là cường quốc với nền kinh tế hoạt động tốt, xã hội ổn định, trật tự, hơn hẳn Trung Quốc thời kỳ trước cải tổ 1978. Nói cách khác, người Liên Xô không nhiệt tình cải cách như láng giềng Trung Quốc.

   Thứ hai, cơ cấu tổ chức của hai nước có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Trong lúc phe “cải cách” áp đảo phe “bảo thủ” trong giới cầm quyền Trung Quốc thì tình hình ngược lại ở Liên Xô: ông Gorbachev bị nhiều thành viên “bảo thủ” trong bộ chính trị và nhiều quan chức quân sự chống đối quyết liệt.
  Thứ ba, người đứng đầu cuộc cải cách ở Trung Quốc là ông Đặng Tiểu Bình có nhiều kinh nghiệm, được tự do đưa ra những cải tổ sâu rộng. Còn cuộc cải cách ở Liên Xô được tiến hành bởi những người có quyền lực hạn chế do bị những lực lượng thủ cựu kìm hãm.

 Nguyên nhân thứ tư là tình trạng xã hội, kinh tế hai nước khác nhau. Trước cải cách, Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, những người khao khát được làm việc trên mảnh ruộng của chính mình. Và khi ông Đặng biến giấc mơ của họ thành hiện thực, tình hình biến chuyển nhanh chóng tới mức ngay cả những người bảo thủ, hoài nghi cũng phải thừa nhận cải tổ thành công. Và với xuất phát điểm thuận lợi là nông nghiệp, ông Đặng có cơ sở để công nghiệp hóa và cải cách các lĩnh vực khác.
  chương trình cải tổ ngành nông nghiệp ở Liên Xô cũng gặp khó khăn bởi sau hàng chục năm tồn tại, hệ thống nông trường tập thể quá lạc hậu, giới công chức sơ cứng, không chịu thay đổi, còn người nông dân không có khát vọng lao động để cải thiện đời sống... Tóm lại, cải cách nền kinh tế dựa vào ngành sản xuất khí tài khó hơn là ngành nông nghiệp.

James Pham
29 tháng 10 2021 lúc 21:40

Em xin lỗi, lúc đánh chữ bị lỗi nên em để lại câu hỏi ở đấy nhé ;((

"Vì sao công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978 giành được thắng lợi còn công cuộc cải tổ năm 1985 của Liên Xô thất bại ? Từ đó em rút ra được bài học gì cho sự phát triển đất nước ta ngày nay ? "

 

❤ ~~ Yến ~~ ❤
Xem chi tiết
Phúc
22 tháng 4 2020 lúc 20:30

Nội dung, ý ngĩa của cải cách Duy Tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản.

* Nội dung cải cách Minh Trị:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.

- Về chính trị :

+ Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

+ Ban hành Hiến pháp 1889.

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

- Về quân sự:

+ Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

+ Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

+ Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

+ Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy…

+ Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây ...

* Tính chất – ý nghĩa:

- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

-Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

VN học tập đc j trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay từ Duy Tân Minh Trị

Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước

Thi Hoa Bui
Xem chi tiết
YẾN  NGUYỄN
3 tháng 5 2021 lúc 19:57

 Cố gắng học tập tốt , mai sau giúp ích cho Tổ quốc . Cho nước nhà ngày càng giàu đẹp .

Nguyễn Thị Minh Châu
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
15 tháng 4 2022 lúc 23:07

Bộ máy chính quyền mục mát từ trung ương đến địa phương, kinh tế sa sút, nhân dân bị áp bức một cổ hai tròng (sự bóc lột của triều đình phong kiến, sự bóc lột đàn áp của chính quyền đô hộ), đời sống vô cùng cực khổ => phong trào khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.