Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ
Help me!
Viết 1 đoạn văn ngắn giải thích ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ”
Tham khảo:
Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.
Giải thích ý nghĩa nhan đề đoạn trích”Tức nước vỡ bờ
Giúp mình với mình cần gấp (Mong các bạn đừng chép mạng)
Viết đoạn văn giải thích nhan đề ''tức nước vỡ bờ''(lưu ý không chép mạng)
Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Trước Cách mạng tháng 8 đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất là người nông dân, đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Họ là những con người hiền lành chất phác,lương thiện chăm chỉ làm lụng nhưng nếu một ngày nào đó bị áp bức quá mức đẩy đến bờ vực giữa sự sống và cái chết họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức. Chị Dậu khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ, “Con giun xéo lắm cũng quằn” con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.
giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ của ngô tất tố
Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" là do người biên soạn sách đặt. Nhan đề này đã thể hiện ý nghĩa của đoạn trích. Nhan đề này là một thành ngữ trong dân gian có ý nghĩa có áp bức thì có đấu tranh. Người nông dân lao động trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 vốn hiền lành, chất phác, nhẫn nhục chịu thương, chịu khó. Nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng họ sẽ vùng lên kháng cự, đánh quật lại bè lũ áp bức không chút lo sợ. Hành động vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu trong đoạn trích đã phản ánh quy luật xã hội tất yếu "Tức nước vỡ bờ" ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đó là 1 chân lý tồn tại khách quan.
1. Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản " Tức nước vỡ bờ". Tìm thành ngữ có ý nghĩa tương đương với thành ngữ Tức nước vỡ bờ
2. Nếu em là chị Dậu, em có hành xử giống chị Dậu Không? Vì sao?
Mình cần trước ngày 3/10. Xin cảm ơn
Tham khảo:
Câu 1:
- “Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra.
- Thành ngữ: Con giun xéo lắm cũng quằn, giọt nước tràn li.....
Câu 2:
Nếu em là chị Dậu, em nhất định sẽ hành xử như chị ấy. Bởi khi đã quẫn cùng, bế tắc, khi đã bị dồn đến mức đường cùng, đẩy xuống bờ vực ranh giới giữa sự sống và cái chết, nhất định sẽ vùng dậy đấu tranh, chống trả quyết liệt để giành lấy sự sống và quyền tự do của con người, không thể tiếp tục sống dưới sự chà đạp bất công của những tên cai trị hống hách, ngang ngược, đẩy tình cảnh của những người lao động nghèo rơi vào bất hạnh, lầm than.
Giải thích nhan đề "Tức nước vỡ bờ"? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Tham khảo:
- Giải thích: Nghĩa đen tức là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.
- Nhan đề như vậy đã thỏa đáng rồi vì đã nói được lên nội dung của tác phẩm.
Ý nghĩ nhan đề đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
Tham khảo:
“Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra.
Giải thích ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ", rút ra bài học
"Tức nước vỡ bờ" là một câu tục ngữ thể hiện một kinh nghiệm dân gian rất đúng. Nghĩa đen của nó là khi nước lớn, nước nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích kinh nghiệm đó lại một lần nữa được bắt gặp, được khám phá sâu sắc của ngòi bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gíc hiện thực:có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí:Con đường sống của quần chúng nhân dân khi bị dồn đến bước đường cùng thì chỉ có con đường đấu tranh để tự giải phóng . NHỚ TICK CHO MK NHA!!!
Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.
Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.,...
Tức nước vỡ bờ là đoạn trích của tác phẩm Tắt đèn đã cho ta thấy sự can đảm của chị dậu, vì bảo vệ chồng nên chị đã dám chống lại bọn tay sai,ý nghĩa của câu tức nước vỡ bờ là(ví dụ nhu 1 li nước gần đầy mà lại thêm nhiều giọt nước nữa thì nước trong li sẽ tràn ra ngoài và đó cũng chính là lòng căm thù giặc của chi Dậu, khiến cho chị Dậu phải đứng lên chống lại)tức nước vỡ bờ là như vậy
bài học:đấu tranh để giải phóng mình là con đường tất yếu của người nông dânem hiểu gì về nhan đề tức nước vỡ bờ, 2 ý
Em tham khảo:
- Nhan đề:
Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen của thành ngữ này là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.
- Cách đặt như vậy vô cùng thỏa đáng, vì:
+ Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.
+ Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.