vì sao xương có tính đàn hồi và rắn chắc
Vì sao xương có tính đàn hồi và rắn chắc
Xương còn có một đặc tính khác, đó là tính đàn hồi cao. Khi đầu của một người bị đập mạnh, chỗ bị va chạm đó bị biến dạng trong chốc lát, sau đó không lâu lại hồi phục lại như cũ. Tính đàn hồi của xương giống hệt như sợi dây cung.
Xương còn cứng hơn cả kim cương, điều kỳ diệu này chính là do cấu tạo xương. Còn tính đàn hồi kỳ diệu của xương nằm trong thành phần xương.
Các nhà khoa học phân tích, thành phần hoá học của xương bao gồm 2 loại: chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ chủ yếu là nhựa xương, nó là một loại protêin, khiến cho xương có tính đàn hồi. Trong chất vô cơ chủ yếu là muối calci (phosphat calci, carbonat calci ) khiến cho xương cứng chắc. Thí nghiệm nhỏ dưới đây sẽ chứng minh cho ta thấy rõ điều đó.
Lấy đoạn xương sườn heo hay dê, sau khi cân đem ngâm trong dung dịch acid chlorhydric 10%, khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau lấy ra dùng nước rửa sạch, lau khô, đem cân lại sẽ phát hiện ra lúc này trọng lượng của khúc xương đã giảm khoảng 2/3. khúc xương trở nên mềm dai, không chỉ có thể uốn cong mà có thậm chí có thể thắt nơ được. Điều này chứng minh rằng khi xương đã mất muối calci vô cơ, còn lại là chất hữu cơ. Chất hữu cơ là nguyên nhân tạo nên tính đàn hồi của xương.
Ta lại lấy một khúc xương heo hay dê, sau khi cân trọng đặt lên, vỉ sắt đem nướng, nướng cho đến khi xương thành tro thì thôi. Đem tro này đi cân lại, trọng đã giảm 1/3. lúc này dùng nhíp gắp xương lên, tuy vẫn rất “bướng”nhưng lại rất dể vỡ, đụng nhẹ là vụn thành tro bụi, không còn một chút dẻo dai. Điều này cho thấy, xương đã mất đi thành phần chất hữu cơ, còn lại là chất hữu cơ.
Hai kết quả thí nghiệm trên đã chứng minh được thành phần hoá học của xương và tỉ lệ các thành phần của xương với nhau (chất hữu cơ chiếm khoảng 1/3, chất vô cơ chiếm 2/3), hơn nữa còn cho thấy rõ xương vừa rắn chắc vừa giàu tính đàn hồi.
Tỉ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong xương sẽ thay đổi theo tuổi tác. ở tuổi thanh thiếu niên, thành phần chất hữu cơ trong xương cao hơn (hơn 1/3), tính đàn hồi cao, ít khi bị gãy xương cho nên các vận động viên và các diễn viên xiếc phần lớn được rèn luyện ngay từ tuổi nhi đồng. Bởi ở tuổi nhi đồng, tính đàn hồi của xương lớn lại dể thay đổi hình dạng, vì thế thanh thiếu niên nhất định phải tập cho tư thế đứng, ngồi, đi lại cho đẹp, để phòng xương bị biến hình cong lệch.ví dụ như lưng bị khòm là do xương sống bị vẹo sang một bên … v.v..
cái này mình kiếm, thấy cũng hay nên copy cho bn tham khảo
* Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì :
- Rắn chắc vì :
+ Dạng hình ống có tác dụng giúp xương nhẹ
+ Các nan xương xếp kiểu vòng cung làm phân tán lực tác dụng tác động lên xương giúp xương có tính chịu nén cao.
-> Cách cấu tạo thân xương và đầu xương như trên, làm cho xương rất cứng rắn, đảm bảo được sức chịu đựng của xương.
- Đàn hồi vì xương gồm hai thành phần chính: Cốt giao (chất hữu cơ) và chất khoáng.
+ Chất khoáng làm cho xương bền chắc.
+ Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo.
Vì sao xương có tính đàn hồi và rắn chắc ? Ở lứa tuổi các em làm thế nào để bộ xương phát triển tốt ?
ai giúp nha
-Vì xương hình ống có tác dụng tăng khả năng chịu lực
-Nan xương xếp vòng cung giúp phân tán lực xương, tăng khả năng chịu lực
-Ở tuổi này ta cần: Tập thể dục thường xuyên, ngồi học đúng tư thế,...
* Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì :
- Rắn chắc vì :
+ Dạng hình ống có tác dụng giúp xương nhẹ
+ Các nan xương xếp kiểu vòng cung làm phân tán lực tác dụng tác động lên xương giúp xương có tính chịu nén cao.
-> Cách cấu tạo thân xương và đầu xương như trên, làm cho xương rất cứng rắn, đảm bảo được sức chịu đựng của xương.
- Đàn hồi vì xương gồm hai thành phần chính: Cốt giao (chất hữu cơ) và chất khoáng.
+ Chất khoáng làm cho xương bền chắc.
+ Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo.
* Ở lứa tuổi các em làm thế nào để bộ xương phát triển tốt :
- Thường xuyên tập luyện thể dục hàng ngày
- Tránh mang vác những đồ vật nặng quá sức
- Uống sữa để tăng chiều cao, xương deo dai, chắc khoẻ ( Có thể )
Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì A. xương có cấu trúc hình ống và có muối khoáng. B. trong xương có tủy xương và có chất hữu cơ. C. xương có sự kết hợp chất hữu cơ và chất vô cơ. D. xương có cấu trúc hình ống và có tủy xương.
Chọn C
Theo mình nhớ là chất cốt giao và chất khoáng
Vì sao xương có tính đàn hồi và rắn chắt ? Ở lúa tuổi các em nên là gì để bộ xương phát triển tốt ?
Câu này mình vừa kiểm tra một tiết và đạt điểm tối đa nè để mình giúp câu :
Xương có tính đàn hồi và rắn chắt :
Vì trong xương có chất cốt giao và muối canxi
Ở lúa tuổi các em nên làm để bộ xương phát triển tốt là :
+ ) Thường xuyên luyện tập TDTT bền bỉ vừa sức
+ ) Có chế độ ăn uống hợp lí
+ ) Ngồi học , làm việc đúng tự thế
+ ) Tắm nắng buổi sáng từ 6-9h
..
Giải thích:
a. Vì sao người già dễ bị gãy xương và khi gãy thì sự hồi phục xương diễn ra chậm, không chắc chắn?
b. Vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
THAM KHẢO!
a.
- Người già sự phân hủy nhiều hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương trở nên giòn, xốp và dễ bị gãy khi có va chạm.
- Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai còn hỗ trợ cho quá trình dinh dưỡng xương . Do tuổi già chất hữu cơ giảm nê khi gãy xương thì sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.
b.
Xương gồm 2 thành phần chính là chất hữu cơ (chất cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng). Khi hầm xương các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ nên nước xương thường sánh và ngọt,phần còn lại trong xương là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên xương bị bở.
a. Vì sao người già dễ bị gãy xương và khi gãy thì sự hồi phục xương diễn ra chậm, không chắc chắn?
Xương rắn chắc là do đâu?
Xương mềm dẻo là do đâu?
Vì sao khi ngồi học phài ngồi đúng tư thế?
-xương rắn chắc đó đầy đủ canxi va muối khoáng
-xương mềm dẻo lượng cốt giao vs muối khoáng trong xương nhiều
-vì nếu ngồi học ko đúng tư thế xương sẽ bị cong vẹo,ko thắng,dễ gây đau lưng.có thể dẫn đến tật nguyền
xương rắn chắc là do có chất vô cơ , chủ yếu là muối canxi
xương mềm dẻo là do chất hữu cơ ( chất cốt ginô )
ngồi học phải ngồi đúng tư thế là vì làm như thế xương sẽ không phát triển được và gây cong vẹo cột sống .
Ngồi học ko đúng tư thé sẽ bị gầy gụ vẹo cột sống
1 khi truyền máu cần tuân thủ những quy tắc nào
2 vì sao xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc
3 cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
4 đặc diểm bộ xương
5 chức năng của hồng cầu, bạch cầu
6 đặc điểm của enzim trong nước bọt
7 Sơ đồ cơ chế đông máu
8 miễn dich tự nhiên, nhân tạo
9 các phần liên quan đến hô hấp
help me mai minh thi rồi
Câu 1:
+Máu của người cho được gọi là tương thích với máu người nhận nếu như không xảy ra phản ứng giữa ngưng kết nguyên (còn gọi là kháng nguyên máu) trong hồng cầu và ngưng kết tố (còn gọi là kháng thể máu) trong máu của người cho và người nhận làm ngưng kết hồng cầu người cho trong quá trình truyền máu.
+ Chọn lựa nhóm máu phù hợp
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu
+ Truyền từ từ
Câu 2
Xương có tính chất đàn hồi và cứng chắc vì trong xương có chất cốt giao và muối khoáng
Vì sao nói lò xo là 1 vật đàn hồi ? Nêu cách nhận biết vật có tính chất đàn hồi?
-Lò xo là một vật đàn hồi vì:
Khi bị các quả nặng kéo thì lò xo bị dãn ra, chiều dài của lò xo tăng lên. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó.Lò xo lại có hình dạng ban đầu
-Cách nhận biết vật có tính chất đàn hồi:
Khi bị lực tác động,làm vật bị biến dạng. Còn khi lực không tác động thì vật lại trở lại như cũ
Ta nói lò xo là 1 vật đàn hồi vì:
- Nó có thể tự phục hồi hình dạng sau khi bị vật khác tác dụng.( Vật ko tác dụng vào nữa)
Cách nhận biết vật có tính chất đàn hồi:
- Nó ( vật có tính chất đàn hồi) có thể tự phục hồi hình dạng sau khi vật tác dụng ko tác dụng vào nó nữa.