Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
mạc jun
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
17 tháng 9 2023 lúc 2:35

a) Sách Ngữ văn 7 có 4 nội dung lớn về tiếng Việt là:

- Từ vựng: thành ngữ và tục ngữ; Thuật ngữ; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt; Ngữ cảnh và nghĩa cảu từ trong ngữ cảnh.

- Ngữ pháp: Số từ, phó từ; Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu; Công dụng của dấu chấm lửng.

- Hoạt động giao tiếp: Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh; Liên kết và mạch lạc của văn bản; Kiểu văn bản và thể loại.

- Sự phát triển của ngôn ngữ: Ngôn ngữ của các vùng miền; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

b) Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 là:

- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

Ví dụ: bài tập nhận biết các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh…

- Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

Ví dụ: bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh trong tác phẩm văn học và đời sống…

- Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt

Ví dụ: bài tập viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh…

Xem chi tiết
thùy dương 08-617
19 tháng 10 2021 lúc 13:04

Của bạn đây nha❤

* Cụm danh từ 

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cụm danh từ trong các câu là: 

a. 

“khách qua đường” (“khách”: danh từ trung tâm, “qua đường”: phần phụ sau bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm) 

“lời chào hàng của em” (“lời”: danh từ trung tâm, “chào hàng của em” : phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 

b. 

“tất cả các ngọn nến” (“ngọn nến”: danh từ trung tâm, “tất cả các”: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)). 

“những ngôi sao trên trời” (“ngôi sao”: danh từ trung tâm, “những”: phần phụ trước, chỉ số lượng, “trên trời”: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 

 

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Ví dụ cụm danh từ: “hai ngôi nhà” 

- Những cụm danh từ khác có thể tạo ra: 

+ những ngôi nhà ấy 

ngôi nhà xinh xắn kia 

ngôi nhà của tôi

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- Em bé vẫn lang thang trên đường 

→ chủ ngữ là danh từ “em bé” 

- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “em bé đáng thương, bụng đói rét” 

b. 

- Em gái đang dò dẫm trong đêm tối 

→ chủ ngữ là danh từ “em gái” 

- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất”. 

 

ð Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. trong 2 câu có chủ ngữ là một cụm danh từ, chủ ngữ không chỉ cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) mà còn cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Từ đó, câu văn còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. 

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- Chủ ngữ là danh từ “gió”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: 

+ gió lạnh, 

+ từng cơn gió, 

+ từng cơn gió lạnh, 

+ những cơn gió mùa đông, 

+ gió mùa đông,… 

b. 

- Chủ ngữ là danh từ “lửa”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: 

+ ngọn lửa ấy,

+ lửa trong lò, … 

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Gợi ý:

- Đóng vai là nhà văn để sáng tạo, phát triển thêm một chi tiết nghệ thuật có trong tác phẩm: Cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình. Cảnh này trong tác phẩm được nhà văn viết như sau: “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế”. 

- Miêu tả chi tiết hơn khung cảnh hai bà cháu gặp nhau; miêu tả ngoại hình, hành động và lời nói của các nhân vật, … 

- Dung lượng: 5-7 câu. 

- Đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. 

Đoạn văn tham khảo:

Thế là cô bé đã gặp được bà. Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này. Khuân mặt hiền từ phúc hậu, mái tóc bạc phơ, bà nở nụ cười thật tươi và dắt tay em về trời. Em đã gặp được tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinhMỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại trong giây lát rồi từ từ tiến vào trong thiên đường. Ở đây có Thượng đế chí nhân, có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa em nữa. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng !

Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
24 tháng 10 2023 lúc 16:10

Để trình bày thông tin thì phần mềm soạn thảo văn bản của microsoft là phù hợp nhất.

Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
26 tháng 11 2023 lúc 20:43

a. Kích hoạt phần mềm Word: nháy đúp lên biểu tượng Word .

b. Chọn chế độ gõ tiếng Việt của Unikey: Kích hoạt Unikey, em có thể chọn các thông số như hình sau, và chọn chế độ gõ tiếng Việt.

c. Soạn thảo văn bản 5 điều Bác Hồ dạy

5 DDIEEUF BACS HOOF DAYJ

Ddieeuf 1. Yeeu toor quoocs, yeeu ddongf baof

Ddieeuf 2. Hocj taapj toots, lao ddoongj toots

Ddieeuf 3. Ddoanf keets toots, kir luaatj toots

Ddieeuf 4. Giuwx ginf veej sinh thaatj toots

Ddieeuf 5. Khieem toons, thaatj thaf, dungx camr.

d. Lưu văn bản: nhấn nút Save , chọn Browse, chọn thư mục vừa tạo, đặt tên tệp là 5 điều Bác Hồ dạy

e. Thoát khỏi phần mềm Word: nháy chuột vào nút  ở góc trên bên phải màn hình.

Nguyễn Vân Anh
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
5 tháng 9 2021 lúc 15:19

Câu 2: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vũ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.

NX: Dế Mèn có thân hình cường tráng của tuổi trẻ , nhưng tính cách thì kiêu căng , kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, ngộ nhận về sức mạnh của mình.

Câu 3: 

- Dế Mèn là kẻ tinh ranh. Lúc đầu thì hyênh hoang : "Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Giương mắt ra xem tao trêu mụ Cốc đây này !".- Hát trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình.- Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì.- Khi chị Cốc bay đi rồi, Dế Mèn mới "mon men bò lên". Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp, Dế Mèn mới thấy hối hận vâ nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Dế Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn :"Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy !".

Câu 4:Không nên kiêu căng , xốc nổi khi thấy những người bé nhỏ hay xung quanh mình.

helptuilmbtvsmn
Xem chi tiết
Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
17 tháng 3 2017 lúc 10:48

Đáp án B

Phạm Duy Quốc Khánh
Xem chi tiết
chuche
10 tháng 1 2022 lúc 9:33

tk:

 

Câu 1 ( trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả, quân giặc Ân.

- Nhân vật chính: Gióng

- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:

     + Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to

     + 12 tháng sau mới sinh ra Gióng

     + Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

     + Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười

     + Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc

     + Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.

     + Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc

     + Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.

Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:

a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.

     + Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già

b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc

c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân

d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước

đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc

e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.

Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:

- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng

- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc

- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:

- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.

- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc

- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.

Luyện tập

Bài 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sau khi roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ bụi tre để diệt giặc:

- Chi tiết này thể hiện sự ứng biến kịp thời, thông minh của Thánh Gióng trong khi diệt giặc

- Sức mạnh, tinh thần kiên cường có thể khiến con người ta làm nhiều điều phi thường.

Bài 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng:

- Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng

- Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.

 

đúng chưa'-'?

Mẫn Nhi
10 tháng 1 2022 lúc 9:38

Phần I:  Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

Gợi ý :

Suy nghĩ và nêu cảm nghĩ về sự kì lạ này.

Trả lời :

Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.

Phần II: Trải nghiệm cùng văn bản 

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

Gợi ý :

Thử hình dung sự việc sắp xảy ra đối với nhân vật khác thường này.

Trả lời :

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường, có thể làm nên những việc lớn.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?

Gợi ý :
Tìm hiểu nghĩa của từ “chú bé” và “tráng sĩ” rồi chọn câu trả lời phù hợp.

Trả lời :

- Từ "chú bé" vốn chỉ những cậu bé con còn hồn nhiên và chưa nhận thức nhiều về cuộc sống.

- Từ "tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

 

=> Sự thay đổi trong cách gọi thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

Gợi ý :

Đọc lại những sự việc và chi tiết trong đoạn kết rồi suy nghĩ ý nghĩa của nó.

Trả lời :

Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa:

- Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân đối với Thánh Gióng.

 

 - Đồng thời cũng giải thích nguồn gốc các sự kiện, địa điểm lịch sử (đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy)

Phần III: Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?

Trả lời :

- Sự ra đời và lớn lên của Gióng:

+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.

+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào .

+ Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.

- Gióng ra trận và chiến thắng:

+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.

+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

- Gióng bay về trời: Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?

Gợi ý :

Đọc lại đoạn Gióng ngồi dậy nói chuyện với sứ giả và mẹ.

Trả lời:

- Khi Gióng nghe được lệnh sứ giả, Gióng đã nói với mẹ : "Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ giả: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

- Sứ giả kinh ngạc: vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được. Đó là một sự việc kì lạ.

- Sứ giả mừng rỡ: vì thế mạnh giặc, tình thế đất nước đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ cao cả này.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?

Gợi ý :

Đọc lại văn bản và tìm các danh từ chỉ nhân vật Gióng qua 2 thời điểm trên.

Trả lời :

Liệt kê các từ ngữ chỉ nhân vật:

- Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé.

- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?

Gợi ý :

Đọc lại văn bản và xem lặp lại danh từ nào nhiều lần nhất khi nói về nhân vật.

Trả lời :

- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần).

- Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về  người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn. Bên cạnh đó cũng thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca đối với người anh hùng dân tộc.

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

Gợi ý :

Nhớ lại kiến thức truyền thuyết và xét xem Gióng có vai trò như thế nào đối với dân tộc trong thời điểm lúc bấy giờ.

Trả lời :

Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, mang tầm vóc quốc gia và ảnh hưởng đến toàn dân tộc.

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Gợi ý :

Em thử bỏ câu văn đó và xem văn bản có thay đổi gì không rồi trả lời câu hỏi này.

Trả lời :

- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng cứu nước giúp dân, đúng như đạo lý " Uống nước nhớ nguồn " mà ông cha ta đã dạy.

Câu 7 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Gợi ý :

Em suy nghĩ và viết lại bằng lời văn của mình.

Trả lời :

      Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh tượng trưng của nhân dân ta, của các thế hệ cha ông đi trước. Không ngẫu nhiên mà một dân tộc bé nhỏ như đất nước ta đã bao phen giành lại độc lập từ tay các cường quốc trên thế giới. Đó phải nhờ vào sự đoàn kết và tinh thần yêu nước sôi sục của mỗi người dân. Khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì tất thảy mọi người đều mang ý chí chiến đấu, giành lại độc lập. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

 
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
18 tháng 1 2022 lúc 16:14

Câu trả lời:

Phần I:  Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 20 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

Gợi ý :

Suy nghĩ và nêu cảm nghĩ về sự kì lạ này.

Trả lời :

Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.

Phần II: Trải nghiệm cùng văn bản 

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

Gợi ý :

Thử hình dung sự việc sắp xảy ra đối với nhân vật khác thường này.

Trả lời :

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường, có thể làm nên những việc lớn.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?

Gợi ý :
Tìm hiểu nghĩa của từ “chú bé” và “tráng sĩ” rồi chọn câu trả lời phù hợp.

Trả lời :

- Từ "chú bé" vốn chỉ những cậu bé con còn hồn nhiên và chưa nhận thức nhiều về cuộc sống.

- Từ "tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

 

=> Sự thay đổi trong cách gọi thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

Gợi ý :

Đọc lại những sự việc và chi tiết trong đoạn kết rồi suy nghĩ ý nghĩa của nó.

Trả lời :

Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa:

- Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân đối với Thánh Gióng.

 

 - Đồng thời cũng giải thích nguồn gốc các sự kiện, địa điểm lịch sử (đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy)

Phần III: Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?

Trả lời :

- Sự ra đời và lớn lên của Gióng:

+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.

+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào .

+ Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.

- Gióng ra trận và chiến thắng:

+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.

+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

- Gióng bay về trời: Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?

Gợi ý :

Đọc lại đoạn Gióng ngồi dậy nói chuyện với sứ giả và mẹ.

Trả lời:

- Khi Gióng nghe được lệnh sứ giả, Gióng đã nói với mẹ : "Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ giả: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

- Sứ giả kinh ngạc: vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được. Đó là một sự việc kì lạ.

- Sứ giả mừng rỡ: vì thế mạnh giặc, tình thế đất nước đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ cao cả này.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?

Gợi ý :

Đọc lại văn bản và tìm các danh từ chỉ nhân vật Gióng qua 2 thời điểm trên.

Trả lời :

Liệt kê các từ ngữ chỉ nhân vật:

- Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé.

- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?

Gợi ý :

Đọc lại văn bản và xem lặp lại danh từ nào nhiều lần nhất khi nói về nhân vật.

Trả lời :

- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần).

- Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về  người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn. Bên cạnh đó cũng thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca đối với người anh hùng dân tộc.

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

Gợi ý :

Nhớ lại kiến thức truyền thuyết và xét xem Gióng có vai trò như thế nào đối với dân tộc trong thời điểm lúc bấy giờ.

Trả lời :

Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, mang tầm vóc quốc gia và ảnh hưởng đến toàn dân tộc.

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Gợi ý :

Em thử bỏ câu văn đó và xem văn bản có thay đổi gì không rồi trả lời câu hỏi này.

Trả lời :

- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng cứu nước giúp dân, đúng như đạo lý " Uống nước nhớ nguồn " mà ông cha ta đã dạy.

Câu 7 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Gợi ý :

Em suy nghĩ và viết lại bằng lời văn của mình.

Trả lời :

      Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh tượng trưng của nhân dân ta, của các thế hệ cha ông đi trước. Không ngẫu nhiên mà một dân tộc bé nhỏ như đất nước ta đã bao phen giành lại độc lập từ tay các cường quốc trên thế giới. Đó phải nhờ vào sự đoàn kết và tinh thần yêu nước sôi sục của mỗi người dân. Khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì tất thảy mọi người đều mang ý chí chiến đấu, giành lại độc lập. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.