mn thể tóm tắt Tật khúc xạ và Tật cong vẹo cột sống giúp mình với, để mình làm sơ đồ ____HELP
Các bạn và thầy cô cho mình hỏi câu này nhé
CHỦ ĐỀ 9: NÂNG CAO SỨC KHỎE TRONG TRƯỜNG HỌC
Bài 26: PHÒNG CHỐNG TẬT KHÚC XẠ VÀ CONG VẸO CỘT SỐNG
-Những cụm từ các bạn viết thuộc những vấn đề nào của chủ đề tật khúc xạ và cong vẹo cột sống?
-'Tật khúc xạ' các dạng tật khúc xạ, nguyên nhân,hậu quả và phương pháp phòng chống tật khúc xạ?
-'Tật cong vẹo cuộc sống' đặc điểm điểm để nhận dạng người bị tật cong vẹo cuộc sống,hậu quả và các phương pháp phòng, chống tật cong vẹo cuộc sống?
Các bạn và thầy cô giúp mình với nhé
Thanks you
các dạng tật khúc xạ:
+cận thị
+viễn thị
+loạn thị
nguyên nhân cận thị
+do di truyền
+do đặc điểm cấu trúc của nhãn cầu (nhãn cầu dài)
+chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất(thiếu vitamin A, vitaminB2,...)
+đọc sách hoặc làm việc phải dùng mắt nhìn chăm chú ở khoảng cách gần tron thời gian quá lâu và ở điều kiện ánh sáng không thích hợp
phương pháp phòng ngừa cận thị
nghỉ ngơi thị giacstuwngf lúc;đảm bảo ánh sáng nơi học tập, làm việc;giữ đúng tư thế và khoảng cách khi đọc,viết,xem tivi,...;đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân ằng dưỡng chất;khám mắt định kì
nguyên nhân viễn thị
+do yếu tố di truyền, bẩm sinh
+do trục nhãn cầu mắt ngắn hơn bình thường
+giác mạc dẹt(đọ cong của giác mạc nhỏ)
phương pháp điều trị viễn thị
đeo kính viễn thị, phẫu thuật tạo hình giác mạc,thay thủy tinh thể,...
nguyên nhân loạn thị
do giác mạc có hình dạng cầu không đều
phương pháp khắc phục loạn thị
cần sử dụng kính mắt có một mặt phẳng và một mặt trụ
Cái này có trong sgk sẵn r mà, nếu bn hc chương trìh Vnen mới thì chắc phải bt chứ, bạn thử mở sách đọc đi, phải tìm hiểu kĩ sách trước chứ!!!
viết 1 đoạn văn 200 đến 300 từ tuyên truyền phòng chống tật khúc xạ và cong vẹo cột sống
cái này dễ mà chỉ cần dựa vào nội dung trong sách là đc
Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Ngồi học không đúng tư thế
B. Đi dày, guốc cao gót
C. Thức ăn thiếu canxi
D. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D
Đáp án A
Tật cong vẹo cột sống chủ yếu do ngồi học không đúng tư thế
Sự phối hợp của cơ – xương – khớp khi cơ thể vận động được thể hiện như thế nào? Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống.
Tham khảo!!!
- Sự phối hợp của cơ – xương – khớp khi cơ thể vận động: Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn tạo nên lực kéo phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp có vai trò như điểm tựa để làm xương chuyển động tạo sự vận động của cơ thể.
- Nguyên nhân của tật cong vẹo cột sống: Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống chủ yếu ở trẻ em là do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch sang một bên hoặc mang cặp nặng khi đi học, bàn ghế có kích thước không phù hợp,… Ngoài ra, còn có nguyên nhân di truyền hoặc do các yếu tố lúc mang thai như bào thai phát triển quá nhanh, người mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại, ngôi thai không dịch chuyển,…
- Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống:
+ Sử dụng bàn ghế vững chắc, phù hợp với lứa tuổi.
+ Tư thế ngồi học ngay ngắn, không cúi quá thấp, không vẹo sang trái hoặc sang phải, nên đeo cặp trên hai vai.
+ Lao động vừa sức, đúng lứa tuổi.
+ Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao.
+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất.
thiết kế một poster tuyên truyền phòng chống tật cong vẹo cột sống
tham khảo bài mk nha!
Như chúng ta đã biết để có một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật, một thể hình cân đối là mong muốn của tất cả mọi người.
Để biết cách phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống thì trong buổi tuyên truyền phòng bệnh hôm tôi sẽ giúp mọi người biết và phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống.
1. Trước hết chúng ta phải hiểu được bệnh cong vẹo cột sống là những biến dạng của cột sống làm lệch hình thân thể.
2. Có hai loại đó là cong cột sống và vẹo cột sống
- Cong cột sống: cột sống có 4 hình thái
+ Gù: Đoạn cổ và lưng cong quá nhiều
+ Ưỡn: Đoạn thắt lưng cong quá nhiều
+ Còng: Đoạn thắt lưng cong ngược ra trước.
+ Bẹt: Đoạn thắt lưng không còn độ song sinh lý.
- Vẹo cột sống: Nhìn từ phía sau, nếu cột sống lệch sang bên trái hoặc bên phải. thường gặp 2 dạng.
+ Vẹo đều sang bên trái hoặc bên phải, chỉ có một đoạn cong hình chữ C
+ Vẹo với hai đoạn cong đối lập nhau, ví dụ đoạn cổ- lưng cong sang phải hình chữ S.
3. Nguyên nhân :
- Ngồi học không đúng tư thế ( ngồi học không ngay ngắn, nằm, quì, nghiêng khi học bài )
- Kích thước bàn ghế không phù hợp ( quá cao hay quá thấp, quá chật, thiếu chỗ ngồi học )
- Lao động quá nặng, quá sớm, bế nách em bé, đeo cặp sách quá nặng hoặc không đều hai bên vai hoặc cắp cặp vào nách.
- Mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.
4. Ảnh hưởng:
- Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gay cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu kết quả học tập.
- Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương chậu ( đặc biệt đối với em gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành )
- Cơ thể lệch, bước đi không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
5. Phòng chống bệnh cong vẹo cột sống
- Tư thế ngồi học đúng, ngay ngắn.
- Bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh
- Không nên xách cặp hoặc đeo cặp quá nặng một bên vai, nên đeo cân hai vai.
- Lao động và tập luyện vừa sức, cân đối
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.
Tôi hy vọng rằng qua buổi tuyên truyền hôm nay sẽ đem lại cho mọi người những hiểu biết quý báu về bệnh cong vẹo cột sống. Từ đó các em sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, giúp cho chúng ta học tập và lao động đạt kết quả tốt.
Câu 1: Nêu đặc điểm phân biết 3 dạng khác nhau của tật khúc xạ( cận thị, viễn thị và loạn thị)
Câu 2: Trình bày phương pháp phòng chống tật khúc xạ và cong vẹo cột sống.
thanks mọi người nhiều ạ!
sách thí nghiệm á mọi người
Câu 1 :
+ Cận thị : là tật của mắt khi các tia sáng tới mắt hội tụ ở trước võng mạc. Mắt cận thị nhìn rõ được vật gần
+ Viễn thị : là tật của mắt khi các tia sáng tới mắt hội tụ ở sau võng mạc. Viễn thị nặng thì nhìn các vật ở cả xa và gần đều mờ.
+ Loạn thị : là tật của mắt khi các tia sáng tới mắt không hội tụ ở 1 điểm mà ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc. Mắt loạn thị nhìn vật bị mờ và biến dạng. Loạn thi có thể kèm theo cận thị hoặc viễn thị.
Câu 2 :
* Cách phòng chống tật cận thị :
* Cách phòng chống tật viễn thị :
+ Đeo kính viễn thị
+ Phẫu thuật tạo hình giác mạc
+ Thay thủy tinh thể
* Cách phòng chống tật loạn thị :
+ Sử dụng kính mắt có 1 mặt phẳng vào 1 mặt hội tụ
* Cách phòng chống cong vẹo cột sống :
Câu 1: Hoạt động thể lực là gì? Hoạt động thể lực có tác động như thế nào với sự hoạt động của hệ cơ và ngược lại?
Câu 2: Hãy nêu một số bất thường của hệ cơ khi hoạt động thể lực nguyên nhân và biện pháp phòng tránh các hiện tượng đó?
Câu 3: Thế nào là cơ thể khỏe mạnh? Để đánh giá sức khỏe thì cần dự trên những chỉ số nào? Nêu ý nghĩa của các chỉ số đó?
Câu 4: Hành vi sức khỏe là gì? Lấy các ví dụ về hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh của cá nhân, gia đình, cộng đồng?
Câu 5: Thế nào là tật cận thị, viễn thị, loạn thị? Hãy nêu nguyên nhân, biểu hiện, cách khắc phục, phòng tránh các tật trên?
Câu 6: Thế nào là tật cong vẹo cột sống? Hãy nêu các dấu hiệu nhận biết tật cong vẹo cột sống?
Câu 7: Hậu quả, nguyên nhân, cách phòng tránh tật cong vọe cột sống?
Câu1:Hoạt động thể lực là bất kể một hoạt động nào có sử dụng hệ cơ.
Khi các tơ cơ mảnh xâm nhập vào vùng phân bố của các tơ cơ dày sẽ khiến tơ cơ rút ngắn về chiều dài và phình to tạo nên sự co cơ.
Cơ bắp là một mô mềm của động vật. Tế bào cơ bắp có chứa protein sợi có thể trượt qua nhau, nó tạo ra một lực co thay đổi cả chiều dài và hình dáng của tế bào, hoạt động này sản xuất ra lực gây chuyển động. Nó chịu trách nhiệm duy trì và thay đổi vận động hoặc duy trì tư thế cơ thể.
Câu2:
Là hiện tượng mức độ co cơ giảm dần hoặc ngừng hẳn do làm việc quá sức
Lượng O2 trong cơ thể sẽ bị 'yếm khí' khi không được cung cấp đủ lúc đó lượng Axit lactic sẽ tăng dẫn đến sự mỏi cơ
Biện pháp phòng tránh
-Lao động vừa sức
-Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
-Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp.
-Cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.
-Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động
- Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
Câu 3:
Một cơ thể khỏe mạnh đồng nghĩa với các bộ phận cơ thể cũng khỏe mạnh.
Trả lời:
BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì .
Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
Người lớn và BMI
Chỉ số BMI của bạn được tính như sau:
BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).
- trọng lượng cơ thể: tính bằng kg;
- chiều cao x chiều cao: tính bằng m
Hoặc có thể dựa trên 1 số dấu hiệu cho thấy cơ thể khỏe mạnh
1.Mát tóc mềm và mượt
2. Móng tay, móng chân khỏe
3. Răng và lợi khỏe mạnh
4. Vòng eo thon5. "Sản phẩm đầu ra" bình thường
5.Nhịp tim đạt 60-80 nhịp một phút
(vân vân và vân vân)
Câu 4:
Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe.Ta có:
Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều....
Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…
Câu 5
Viễn thị là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt. Người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần.
Nguyên nhân của viễn thị là giác mạc dẹt quá hoặc trục trước - sau của cầu mắt ngắn quá khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc.
HOẶC
Viễn thị có thể do:
Mắt ngắn hơn bình thường (gọi là viễn thị do trục)
Giác mạc và/hoặc thể thủy tinh dẹt quá (không đủ cong) do đó công suất quá thấp (gọi là viễn thị do khúc xạ)
Một thấu kính lồi phù hợp có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về đúng võng mạc.
Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ (bộc lộ qua động tác nheo mắt). Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên.
Nguyên nhân của tật cận thị là do: Mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt:
Thường nhất là do trục nhãn cầu dài (làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh không rơi được vào võng mạc) Thay đổi cấu trúc, độ cong của nhãn cầu như trong bệnh giác mạc hình chóp, thể thủy tinh cong trong thể thủy tinh chóp trước và chóp sau.Nguyên nhân được cho rằng dẫn đến tật cận thị là:
Đọc sách, xem ti vi, sử dụng vi tính và các thiết bị điện tử quá nhiều, sử dụng nơi thiếu ánh sáng, làm mắt phải luôn điều tiết. Tư thế học tập, ngồi đọc ngồi viết không đúng, bàn ghế không đúng chuẩn học đường.Điều trị:Tật cận thị thường không cần phẫu thuật hay can thiệp nhiều, điều chỉnh kính là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất cho trường hợp này. Kính đeo cho người cận thị là thấu kính phân kì, chọn kính có độ (diop) thấp nhất cho thị lực tối đa. Không nên đeo quá liên tục và kiểm tra định kỳ mỗi 3 - 6 tháng để tránh lên độ cận.
Có thể phẫu thuật điều chỉnh như trong phẫu thuật LASIK, trên 25 tuổi, tiến triển của tật cận thị sẽ dừng lại nên có thể cân nhắc các phương pháp tác động nhất là khi việc đeo kính có ảnh hương tới công việc cá nhân.
Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Nguyên nhân của loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc bị giảm đi. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn
ĐIỀU TRỊ:Loạn thị không thể chỉnh bằng kính cầu lồi hoặc kính cầu lõm. Bởi vì khúc xạ của loạn thị không bằng nhau ở tất cả các hướng. Để chỉnh loạn thị, cần phải dùng kính loạn thị. Có 2 loại kính loạn thị – đó là kính trụ và kính cầu-trụ
Nguyên nhân:Mắt có hai phần tập trung hình ảnh - giác mạc và ống kính. Trong một hình mắt hoàn hảo, tập trung vào những yếu tố này có một đường cong như bề mặt của một quả bóng mịn. Giác mạc hoặc ống kính với một bề mặt cong cong (khúc xạ) tất cả ánh sáng đến cùng một cách và tạo ra một hình ảnh rõ ràng vì sự trở lại của võng mạc mắt.
Tuy nhiên, nếu giác mạc hoặc ống kính không đồng đều và uốn cong nhẹ, các tia sáng khúc xạ không đúng, gây ra một lỗi khúc xạ. Loạn thị là một loại lỗi khúc xạ. Trong loạn thị, giác mạc hoặc ống kính cong dốc hơn theo một hướng khác. Khi giác mạc có hình dạng méo mó sẽ có loạn thị giác. Khi ống kính bị bóp méo, có loạn thị thể thủy tinh. Loạn thị có thể gây mờ mắt. Mờ mắt có thể xảy ra nhiều hơn trong một hướng hoặc là theo chiều ngang, chiều dọc hoặc theo đường chéo.
Loạn thị có thể xảy ra kết hợp với các lỗi khác khúc xạ, trong đó bao gồm:
- Cận thị. Điều này xảy ra khi giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường. Thay vì tập trung chính xác vào võng mạc, ánh sáng tập trung ở phía trước của võng mạc, kết quả là xuất hiện nhìn mờ cho các đối tượng ở xa.
- Viễn thị. Điều này xảy ra khi giác mạc là cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường. Hiệu ứng này là đối diện của cận thị. Khi mắt đang ở trong một trạng thái thoải mái, ánh sáng tập trung phía sau mắt, làm cho các đối tượng ở gần đó mờ
Trong hầu hết trường hợp, loạn thị là lúc mới sinh. Đôi khi, loạn thị phát triển sau khi một chấn thương mắt, bệnh tật hoặc phẫu thuật. Loạn thị không gây ra hoặc làm nặng hơn bằng cách đọc trong ánh sáng kém, ngồi quá gần với truyền hình hoặc nheo mắt.
Các phòng chống bảo vệ măt và dựa trên thông tin mà mình cung cấp cho bạn nha!!!
Câu6;
Chứng cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên. Mức độ cong của cột sống được đo bằng góc. Góc càng rộng thì nguy cơ chứng cong vẹo cột sống nặng hơn càng cao. Nếu trẻ ở cuối giai đoạn phát triển có cột sống bị cong dưới 30 độ thường không cần phải theo dõi nghiêm ngặt và hiếm khi bị nặng hơn. Nếu cột sống cong trên 50 đến 75 độ, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp mạnh để điều trị.
Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và tệ dần khi trưởng thành.
Dấu hiệu:Hầu hết trẻ bị cong vẹo cột sống không có triệu chứng đau nhưng có thể bị gù một bên lưng hoặc có một bên vai cao hơn bên kia khi cúi người về trước. Ngoài ra, hông của trẻ sẽ phát triển không đều và hay dựa vào một bên.
Ở người lớn, đau cột sống là dấu hiệu phổ biến nhất của chứng cong vẹo cột sống nặng. Những dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: giảm chiều cao, tăng độ nhô lên của xương sườn hoặc thay đổi vòng eo không phải do tăng cân. Vòng eo bụng thay đổi càng nhiều nghĩa là bị cong càng nặng.
Câu 7:
Nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống thường là không xác định được, nhưng có lẽ yếu tố di truyền cũng có tác động ít nhiều. Chứng cong vẹo ở người lớn đa phần do có tật bẩm sinh hiếm gặp như:
Chiều dài của chân không đều nhau; Rối loạn xương sống bẩm sinh; Rối loạn thần kinh
mình bổ sung thêm câu số 7 nha bạn tại bữa hôm trước mình bận nên chưa giúp được hết cho bạn.Sorry nha....
Câu 7:
Điều trị bệnh cong vẹo cột sống
1.Can thiệp sớm khi phát hiện bệnh cong vẹo cột sống
2.Nẹp cột sống
3.Phẫu thuật chỉnh hình
Hậu quả của bệnh:
Bệnh có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Ngoại hình người bệnh mất cân đối, gây mặc cảm, hạn chế hoạt động xã hội. Trường hợp nặng, lồng ngực sẽ bị lép do xương sườn xẹp, chèn ép như tim, phổi. Phổi bị xẹp, giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở gây suy hô hấp, dẫn đến suy tim, phù, khó thở. Ở giai đoạn muộn, các cơ quan trong ổ bụng cũng bị chèn ép và có cả các dấu hiệu chèn ép thần kinh. Các trẻ phát hiện vẹo càng sớm thì những biến dạng cột sống và các cơ quan trong cơ thể càng nặng. Trẻ cong vẹo cột sống phát hiện sớm trước 10 tuổi thường tiên lượng nặng, bệnh nhân khó sống qua tuổi 30. Do vậy, cần phải phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Cách phòng chống:
Đảm bảo đúng tư thế ngồi học; khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc là 90o dao động trong khoảng 75-105o, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Nếu ngồi học sai tư thế không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.
Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn; chú trọng thực hiện việc nghỉ giải lao giữa các tiết học.
Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều can xi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.
Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng nhiều, cụ thể học sinh từ 7-10 tuổi cần ngủ 11 - 10 giờ; từ 11-14 tuổi thời gian ngủ là 10 - 9 giờ; từ 15-17 tuổi thời gian ngủ là 9 - 8 giờ.
Khám định kỳ phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có cách xử trí và phòng bệnh kịp thời. Việc khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe và phòng chống cong vẹo cột sống học đường hiệu quả nhất.
Ai thấy hay thì tick cho mình nhé.Cảm ơn nhiều ạ......
cơ thể khỏe mạnh là
- thể hiện ổ sư minh mẫn khỏe mạnh từ chính bên trong cơ thể
1) Thế nào là tật khúc xạ, tật công vẹo cột sống? ở người có mấy tật khúc xạ? Cho ví dụ?
2) N/tố sinh thái là gì? Tăng dân số quá nhanh dẫn đến những hậu quả gì?
3) Quần thể sinh vật là gì? Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào? Vì sao ơi quần thể người có 1 số đặc trưng về kinh tế, xã hội mà các quần thể sinh vật khác ko có?
Câu 1:
Tật khúc xạ là một rối loạn mắt rất phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hệ quả của các tật khúc xạ là mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu.
Có ba bệnh tật khúc xạ phổ biến nhất là:
+ Cận thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở xa;
+ Viễn thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở gần;
+ Loạn thị: có thể làm méo mó thị lực do một giác mạc cong không đều, lớp vỏ bọc rõ ràng của nhãn cầu.
Cong vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang một bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang, các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Thông thường, đường cong có hình chữ S hoặc chữ C
Câu 2:
Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Tùy theo tinh chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống). Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Hậu quả của tăng dân số quá nhanh:
Tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút (ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí…), từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mỗi con người (thiếu nơi ở, dịch vụ y tế, giáo dục còn thiếu cơ sở vật chất,…).
Câu 3:
- Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
- Đặc trưng cơ bản của quần thể:
+ Tỉ lệ giới tính.
+ Thành phần nhóm tuổi.
+ Mật độ quần thể
Ở quần thể người có 1 số đặc trưng về kinh tế, xã hội mà các quần thể sinh vật khác không có vì:
Con người có lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên, sự tiến hóa và hoàn thiện trong quần thể người
thế nào là cong vẹo cột sông cột sống? nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
giúp mình nha mai mình thi rồi T_T
cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên phải hoặc trái của xương sống thẳng.
nguyên nhân : do phải mang cặp sách nặng làm vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn tạo ra tư thế học tập sai
biện pháp:luyện tập thể dục thể thao
+cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên phải hoặc trái của xương sống thẳng.
+nguyên nhân: do phải mang cặp sách nặng làm vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn tạo ra tư thế học tập sai, ngồi học không đúng tư thế.
+biện pháp: luyện tập thể dục thể thao, ngồi thẳng khi học