Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Loan Thanh
Xem chi tiết
Phạm Quang Long
9 tháng 3 2019 lúc 19:45

 Truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có nhiều dị bản, bản ngắn nhất có 2082 câu thơ lục bát, bản dài nhất có 2246 câu thơ. Tình tiết nhà vua nhường ngai vàng cho Lục Vân Tiên rồi đi tu là sự khác biệt, tạo nên sự dài, ngắn về văn bản ấy.

Truyện có thể tóm tắt như sau:    

Ở quận Đông Thành, vợ chồng họ Lục sinh được đứa con trai rất tuấn tú, đặt tên là Lục Vân Tiên. Sau khi lên núi tầm sư học đạo, Vân Tiên trở thành một con người xuất chúng: văn võ kiêm toàn.

Trên đường xuống núi về kinh ứng thi, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình. Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công - người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, 2 kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với 4 sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời.

Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin nhà. Chàng vội trở về quê chịu tang mẹ . Quá đau khổ mà lâm bệnh, hai mắt bị mù, Vân Tiên bị bọn lang băm, phù thủy, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền; Trịnh Hâm đẩy xuống sông hãm hại. Vân Tiên được con giao long và ngư ông cứu thoát. Vân Tiên trở lại nhà Võ Công, bị hắt hủi và bị bỏ vào hang sâu cho chết. Vân Tiên được thần núi và ông Tiều cứu ra, gặp lại Hớn Minh, người bạn nghĩa hiệp. Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, tìm đến nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý gả con gái cho Vương Tử Trực, nhưng đã bị chàng mắng nhiếc, y quá nhục mà chết.

Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên gặp nạn đã qua đời, nàng vô cùng thương tiếc, nguyền sẽ thủ tiết. Tên thái sư trong triều hiến kế cho nhà vua bắt đem Kiều Nguyệt Nga cống cho giặc Ô Qua. Nàng đã ôm theo bức hình Lục Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu sống Kiều Nguyệt Nga; sau đó nàng lại dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công muốn nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga bỏ trốn, nương nhờ lão bà ở giữa rừng sâu.

Lục Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà đôi mắt sáng lại. Chàng vội trở lại quê nhà: thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm Kiều Công. Chàng lại đi thi, đậu Trạng nguyên; vua sai đi dẹp giặc Ô Qua. Trên đường chiến thắng trở về, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga, hai người mừng mừng tủi tủi.

Lục Vân Tiên trở lại triều đình, tậu hết sự tình đầu đuôi. Tên thái sư và bọn gian ác bị trừng phạt, những người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, vinh hiển.



 

Ở quận Đông Thành, vợ chồng họ Lục sinh được đứa con trai rất tuấn tú, đặt tên là Lục Vân Tiên. Sau khi lên núi tầm sư học đạo, Vân Tiên trở thành một con người xuất chúng: văn võ kiêm toàn.

Trên đường xuống núi về kinh ứng thi, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình. Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công - người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, 2 kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với 4 sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời.

Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin nhà. Chàng vội trở về quê chịu tang mẹ . Quá đau khổ mà lâm bệnh, hai mắt bị mù, Vân Tiên bị bọn lang băm, phù thủy, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền; Trịnh Hâm đẩy xuống sông hãm hại. Vân Tiên được con giao long và ngư ông cứu thoát. Vân Tiên trở lại nhà Võ Công, bị hắt hủi và bị bỏ vào hang sâu cho chết. Vân Tiên được thần núi và ông Tiều cứu ra, gặp lại Hớn Minh, người bạn nghĩa hiệp. Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, tìm đến nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý gả con gái cho Vương Tử Trực, nhưng đã bị chàng mắng nhiếc, y quá nhục mà chết.

Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên gặp nạn đã qua đời, nàng vô cùng thương tiếc, nguyền sẽ thủ tiết. Tên thái sư trong triều hiến kế cho nhà vua bắt đem Kiều Nguyệt Nga cống cho giặc Ô Qua. Nàng đã ôm theo bức hình Lục Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu sống Kiều Nguyệt Nga; sau đó nàng lại dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công muốn nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga bỏ trốn, nương nhờ lão bà ở giữa rừng sâu.

Lục Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà đôi mắt sáng lại. Chàng vội trở lại quê nhà: thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm Kiều Công. Chàng lại đi thi, đậu Trạng nguyên; vua sai đi dẹp giặc Ô Qua. Trên đường chiến thắng trở về, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga, hai người mừng mừng tủi tủi.

Lục Vân Tiên trở lại triều đình, tậu hết sự tình đầu đuôi. Tên thái sư và bọn gian ác bị trừng phạt, những người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, vinh hiển.

Chu Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 8 2019 lúc 15:41

- Tiểu sử:

    + Nguyễn Du (1765 – 1820) quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc truyền thống về văn học

    + Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với biến cố lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

    + Giai đoạn Nguyễn Du sinh sống vào thời kì đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa

    + Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn.

- Năm 1813 – 1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năn 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần hai nhưng chưa kịp thì bị bệnh, mất tại Huế

- Học vấn: Nguyễn Du là người sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du bao gồm các tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và Nôm

Nguyễn Thị Hồng Đào
Xem chi tiết
Lê Hiếu
18 tháng 2 2017 lúc 10:21

Theo Văn bia quốc triều tả mệnh công thần, Nguyễn Chính mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Ông là người ít nói, ít cười, hiền lành, trung thực, có chí lớn.

Năm Nguyễn Chính 25 tuổi, nước Đại Ngu của nhà Hồ mất do cuộc xâm lược của nhà Minh. Ông nuôi chí đánh đuổi người Minh để cứu nước.

Sử sách không chép rõ thời điểm Nguyễn Chích nổi dậy chống quân Minh, nhưng các nhà nghiên cứu thì ông khởi nghĩa khoảng sau khi nhà Hậu Trần mất (1413) cho tới trước khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (1418)[2]. Căn cứ ban đầu mà ông xây dựng là tại Vạn Lộc. Từ Vạn Lộc, Nguyễn Chích đánh ra các vùng xung quanh, cả huyện Đông Sơn quân Minh không dám đến cướp phá[3].

Sau đó Nguyễn Chích tiến quân đánh chiếm núi Hoàng và núi Nghiêu là vùng giáp 3 huyện Đông Sơn, Nông Cống và Triệu Sơn, xây dựng khu vực này thành căn cứ lớn. Căn cứ này có vách núi dựng đứng và sông Hoàng chảy qua là chiến hào tự nhiên, thuận lợi cho việc phòng thủ lẫn tiến công.

Từ Hoàng Nghiêu, Nguyễn Chích mở rộng phạm vi hoạt động ra vùng lân cận ở Thanh Hoá và bắc Nghệ An. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "Hiệu lệnh của ông được thi hành ở các huyện Đông Sơn, Nông Cống và Ngọc Sơn".

Quân Minh lo lắng. Tướng người Việt theo quân Minh là Lương Nhữ Hốt tìm cách dụ hàng Nguyễn Chích nhưng thất bại.

Bình Trần Thị
18 tháng 2 2017 lúc 14:15

Trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, Nguyễn Chích được xem là nhân vật tiêu biểu, điển hình, một vị tướng tài ba xuất thân từ tầng lớp nông dân mang trong mình dòng máu anh hùng của một dân tộc không biết đến khuất phục. Dòng họ Nguyễn Chích thuộc dòng họ lớn trên đất Đông Sơn, Thanh Hoá. Gốc của dòng họ này có tiền thân phát tích từ một tôn thất nhà Lý lánh nạn vào đất Ái Châu sau sự biến "loạn tam vương” diễn ra năm Mậu Thìn (1028), (Theo tộc phả dòng họ Nguyễn trên đất Đông Hoà, Đông Sơn, Thanh Hoá).

Nguyễn Chích sinh năm Nhâm Tuất (1383) trên mảnh đất Đông Sơn, Thanh Hoá. Xuất thân trong một gia đình từ đời ông (Nguyễn Bái), đến đời cha (Nguyễn Liêu) đều là những người nông dân hiền lành chất phát. Ông sớm mồ côi cha, mẹ, các em mất sớm, nên ngay từ nhỏ Nguyễn Chích đã phải đi ở đợ làm nghề chăn trâu ở vùng Hoàng Sơn, Nghiêu Sơn. Nhưng chính điều đó đã hun đúc ông thành con người có ý chí và bản lĩnh từ thuở thiếu thời.

Tháng 11 năm 1406, nhà Minh dưới triều Minh Thành Tổ đã huy động 80 vạn đại binh ào ạt tiến đánh nước ta. Với bản chất giả man, tàn bạo của đạo quân xâm lược phong kiến Trung Hoa, giặc Minh đã gây ra biết bao tội ác tày trời đối với nhân dân ta: “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ...”(1). Những tội ác giặc Minh gây ra cho nhân dân ta, đất nước ta thực là “trời không dung, đất không tha, lòng người căm hận”.

Sinh ra trong thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Đứng trước thảm cảnh nước mất nhà tan, từ một người nông dân hiền lành chân đất, ít nói, ít cười trên đất Đông Sơn, Nguyễn Chích đã đứng lên chiêu mộ, tập hợp nhân dân các huyện đồng bằng miền nam Thanh Hoá lập các căn cứ chống giặc. Sử gọi là căn cứ Hoàng - Nghiêu.

Khi nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trên đất Lam Sơn, Nguyễn Chích rất hứng khởi. Nghĩa quân của Lê Lợi và Nguyễn Chích đã nhanh chóng phối hợp với nhau cùng chống kẻ thù.

Đến tháng 10 năm 1420, ông cùng vợ là Nguyễn Thị Bành và nghĩa quân theo về với Lê Lợi và tự nguyện đặt dưới quyền chỉ huy chung của Lê Lợi. Ngay sau khi gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích đã nhanh chóng khẳng định tài năng và uy tín của mình trong những mặt trận đụng đầu với giặc, những trận tấn công trực diện với kẻ thù. Ông đã nhanh chóng vươn lên và trở thành một tướng lĩnh cao cấp trong bộ chỉ huy Lam Sơn. Ông được Lê Lợi phong làm Thiết Đột Hữu Vệ, Đồng Tổng Đốc Chu Quân và trực tiếp chỉ huy một đạo quân quan trọng của Lam Sơn.

Sự hội nhập của lực lượng Nguyễn Chích với lực lượng của Lê Lợi là một bước tiến quan trọng của khởi nghĩa Lam Sơn nói riêng và của sự nghiệp chống Minh đô hộ nói chung. Đối với bộ chỉ huy Lam Sơn, thêm Nguyễn Chích không phải chỉ đơn giản là thêm một người giàu nghĩa khí, mà thực sự là thêm một dũng tướng dày dặn kinh nghiệm chiến trường, thêm một bộ óc chiến lược tài ba.

Trong sáu năm chiến đấu nơi núi rừng miền tây xứ Thanh, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã có những bước trưởng thành quan trọng. Tuy nhiên, muốn đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bong ra khỏi mảnh đất miền tây Thanh Hoá để vươn lên những bước phát triển cao hơn về chất và đi đến thắng lợi cuối cùng thì đòi hỏi bản thân cuộc khởi nghĩa phải có những thay đổi mang tính định hướng chiến lược. Đây là bài toán nan giải đặt ra cho bộ chỉ huy Lam Sơn cùng chủ tướng Lê Lợi.

Tính đến cuối năm 1423, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã bước sang năm thứ 6, cùng với những điều kiện thuận lợi (như điều kiện tự nhiên - địa hình; lòng yêu nước của đồng bào miền tây – Thanh Hoá, sự cưu mang, giúp đỡ của nhân dân các dân tộc nơi đây như Kinh, Mường, Dao, Thái...) giúp cho nghĩa quân tồn tại và phát triển. Mặc dù vậy, cuộc chiến đấu của nghĩa quân Bình Định Vương cũng đang đứng trước rất nhiều những khó khăn, thử thách khó có thể vượt qua. Điều này cũng có những nguyên do của nó:

+ Thứ nhất, xét trên phương diện chủ quan, địa bàn miền tây xứ Thanh tỏ ra chật hẹp, không đáp ứng cung cấp được nhu cầu về nhân tài, vật lực thúc đẩy cuộc khởi nghĩa phát triển.

+ Thứ hai, về khách quan, đất Thanh Hoá trong thế bố phòng binh lực của quân Minh có một vị trí chiến lược. Lực lượng quân địch ở đây không chỉ đông mà còn rất tinh nhuệ, mạnh hơn bất kỳ cánh bố phòng binh lực nào trên địa bàn cả nước.

Như vậy, với việc tồn tại trên một địa bàn được xem là bất lợi, kết hợp với những hạn chế mang tính cố hữu được coi là những căn nguyên khiến cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tồn tại trong một trạng thái luẫn quẫn, thậm chí bế tắc trong một thời gian dài.

Trước yêu cầu cốt tử để đưa cuộc khởi nghĩa phát triển đi lên, một cuộc họp của bộ chỉ huy Lam Sơn do đích thân Lê Lợi triệu tập vào cuối năm 1423, nhằm bàn kế tiến thủ cho cuộc chiến, Nguyễn Chích đã đưa ra một kế sách đắc dụng. Ông nói: “ Nghệ An là nơi hiểm yếu đất rộng người đông. Tôi đã từng qua lại Nghệ An nên rất thông thạo đường đất. Nay trước tiên hãy đánh lấy Trà Long, bình định cho được Nghệ An để làm chổ đứng chân. Rồi dụa vào nhân lực, tài lực đất ấy mà quay ra Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ...” (Theo Khâm định việt sử thông giám cương mục - tr 362).

Có thể nói, kế hoạch chuyển hướng chiến lược của Nguyễn Chích trong thời điểm lúc bấy giờ nó có giá trị như một “cương lĩnh” chỉ đạo thực tiễn cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời đây còn là cơ sở nền tảng cho sự ra đời và áp dụng một phương châm tác chiến đúng đắn khoa học, phù hợp với điều kiện của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Phương châm “tránh chổ mạnh đánh chổ yếu, tránh chổ thực đánh chổ hư, tránh chổ rắn đánh chổ núng”.

Nguyễn Chích không chỉ là người đưa ra kế sách giúp vua “bình định” thiên hạ, ông đồng thời cũng là tướng lĩnh trực tiếp tham gia thực tiễn hoá kế sách do chính mình đề xuất. Tháng 10 năm 1424, Nguyễn Chích trực tiếp dẫn quân tiến công tiêu diệt đồn Đa Căng, mở đường cho kế hoạch tiến quân vào Nghệ An. Sau khi chiến thắng Đa Căng, trên đường tiến công chiếm lĩnh đất Nghệ An, Nguyễn Chích trực tiếp tham gia tất cả các trận đánh với tư cách của một tướng tiên phong. Bởi vậy, trong các trận đánh Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu... Nguyễn Chích đều lập được nhiều chiến công. Ông còn giúp nghĩa quân Lam Sơn xây dựng thành Lục Niên, cầm quân vây hãm thành Nghệ An và lãnh binh tấn công nhiều thành trì khác của địch.

Sau khi giải phóng được nửa đất nước từ Thanh Hoá trở vào đến các niền Tân Bình, Thuận Hoá. Đầu năm 1427, Nguyễn Chích được Lê Lợi điều từ Nghệ An ra bắc giữ chức Tổng Tri đảm trách công việc quân dân 3 Lộ (Thượng Hồng, Hạ Hồng, Tân Hưng), đồng thời trực tiếp cầm quân vây hãm thành Đông Quan.

Chỉ trong vòng tháng hai và tháng tư, ông đã cầm quân tiêu diệt hai thành luỹ của địch là Điêu Diêu và Thị Cầu cùng các xứ Giáo Trường, cầu Dền.

Đến tháng 10 năm 1427, Nguyễn Chích được Lê Lợi điều lên Ải Lê Hoa cùng với Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả có nhiệm vụ chặn đánh đạo quân tiếp viện của Mộc Thạnh đang tiến sang nước ta theo đường Vân Nam. Tại đây, ông cùng các tướng lĩnh khác và binh lính đã lập nên những chiến công hiển hách trong trận Lãnh Câu, Đan Xá góp phần đánh bại đạo quân cứu viện của nhà Minh, dập tắt mọi hi vọng của địch.

Ngày 10/12/1427(tức ngày 22/11 năm Đinh Mùi), Nguyễn Chích cùng Lê Lợi và 10 vị tướng lĩnh tài năng trong bộ chỉ huy Lam Sơn đã chứng kiến và tiếp nhận sự đầu hàng của đạo quân chiến bại nhà Minh, do Vương Thông cầm đầu diễn ra dưới danh nghĩa là một hội thề tại phía Nam thành Đông Quan - “Hội thề Đông Quan”.

Sau 10 năm kháng chiến, đất nước Đại Việt sạch bóng quân thù, non sông thu về một mối, Lê Lợi cùng các tướng lĩnh tài ba mà tiêu biểu là Nguyễn Chích và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã lập nên những chiến công oanh liệt, tiếp nối trang sử vàng truyền thống của cha ông trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Mùa Xuân năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên (1428), vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) phong tặng ông danh hiệu “Đệ nhất công thần” – “Bầy tôi có công giữ gìn chính nghĩa, nhập nội thiếu uý và tham dự triều chính”. Sau đó một năm, tức 1429 trong buổi bình công, Nguyễn Chích được Thái Tổ Cao Hoàng Đế Lê Lợi phong tặng tước hiệu “Đình Thượng Hầu” - hàng thứ tư trong chín bậc của tước hầu và được ban họ Vua.

Suốt thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và những năm đầu Lê Nhân Tông, Nguyễn Chích là tướng cầm quân trấn giữ vùng phía Nam của đất nước. Tháng 12 năm 1448, Ông qua đời vì bệnh, khi đang giữ chức Nhập Nội Đô Đốc. Triều đình truy tặng ông là Nhập Nội Tư Không, Bình Chương Sự, đồng thời ban cho ông tên thụy là Trinh Vũ.

Đánh giá về công lao của tướng Nguyễn Chích trong sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc văn bia “Quốc triều tá mệnh công thần Lê Chích” viết “Công lao sự nghiệp lớn như thế là bởi ông lập chí bền, thấy sự việc sớm trù tính, vận dụng kiến đáo ứng biến mau lẹ cho nên mới hay: Lấy trung nghĩa cảm hoá tướng sỹ, lấy đức độ chiêu phục người biên giới xa xôi, giữ được thành bị cô lập nơi cõi tuyệt, làm rào dậu cho một phương. Công danh đầy biên quận, sự nghiệp đầy triều đình, là gương sáng cho thiên hạ soi chung”1).

Chứng kiến cả quá trình hoạt động của người anh hùng nông dân Nguyễn Chích trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV nói chung và những cống hiến của ông trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói riêng, chúng ta thấy Nguyễn Chích không chỉ hiện ra ở uy vũ của một dũng tướng quên mình trên yên ngựa, tung hoành nơi xa trường, giỏi trong cách dùng binh, tài trong lối cầm quân. Bên cạnh cái vũ dũng của mình, ông còn chứng tỏ mình là một con người thấu thời hiểu thế, một mưu sỹ, một nhà chiến lược có nhãn quan quân sự thiên bẩm trong bộ chỉ huy Lam Sơn, là cánh tay phải đắc lực không thể thiếu, giúp “Lam Sơn động chủ” thực thi sứ mệnh thống nhất thiên hạ. Tài năng của ông mãi được sử sách lưu danh, công lao và những cống hiến của ông muôn đời được lịch sử dân tộc khắc ghi, hậu nhân truyền tụng. Nhà bác học Lê Quý Đôn ở thế kỷ XVIII đã từng nhận xét về công lao to lớn của ông một cách thoả đáng. Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn viết: “Bầy tôi có công khai quốc kể về bậc tài trí cần lao không phải là hiếm. Nhưng sở dĩ vua Cao Hoàng bình định được thiên hạ là do mưu chước của Lê Chích ... Không cần đánh mà hạ được thành Đông Đô, lấy hoà hiếu mà kết liễu chiến tranh tuy là mưu kế của Nguyễn Trãi, nhưng về căn bản mạnh để thu lấy thắng lợi hoàn toàn trước hết là bắt đầu từ Lê Chích”

Nguyễn Ngọc Bích Chi
19 tháng 2 2017 lúc 15:21

Nguyễn Chích là một nông dân nghèo ở Thanh Hóa, đã từng lãnh đạo cuộc khỡi nghĩa chống quân Minh ở nam Thanh Hóa và hoạt động ở vùng bắc Nghệ An, Năm n1420, Nguyễn Chích đem quân ra nhập nghĩa quân Lam Sơn

(mình tóm tắt lại rồi đó bạn hihi)

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
1 tháng 8 2023 lúc 22:52

tham khảo

Lựa chọn nhiệm vụ 2

Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh - chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh - chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về.

Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.

Nguyễn  Việt Dũng
1 tháng 8 2023 lúc 22:53

THAM KHẢO
- Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
                       truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh
    Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh - chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh - chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 9 2018 lúc 2:02

Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:

- Tiểu sử

    + Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.

    + Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.

+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.

- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Tóm tắt “Truyện Kiều”:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải chốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên Thổ Quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai. Kim trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

trần phương linh
Xem chi tiết
myokok5
11 tháng 8 2021 lúc 16:08

mik bt sơ sơ thôi nhé!

1,Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như,hiệu là Thanh Hiên;quê ở làng Tiên Điền.huyện Nghi Xuân,tỉnh Hà Tĩnh;sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc,nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.Cha là Nguyễn Nghiễm,đỗ tiên sĩ,từng giữ chức Tể tướng.Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê-Trịnh.

2,Gía trị nội dung và nghệ thuật:

+)Về nội dung:Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hieennj thuwcjvaf giá trị nhân đạo.Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công,tàn bạo,là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người,tiếng nói lên án,tố cáo những thế lực xấu xa,tiếng nói khẳng định đề cao tài năng,nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống,khát vọng tự do công lí,khát vọng tình yêu,hạnh phúc...

+)Về nghệ thuật:Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương tiện ngôn ngữ,thể loại.Vơi Truyện Kiều,ngôn ngữ văn học dân tộc là thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.Với Truyện Kiều,nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc,từ nghệ thuật dẫn đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên,khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

CHÚC BẠN HỌC TÔT!

Khách vãng lai đã xóa
trần phương linh
11 tháng 8 2021 lúc 16:13

cảm ơn nha 

Khách vãng lai đã xóa
myokok5
11 tháng 8 2021 lúc 17:45

mik cs quên vài chi tiết nên mong bn thông cảm nha

Khách vãng lai đã xóa
Con rồng hắc ám
Xem chi tiết
Mạnh=_=
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
13 tháng 3 2022 lúc 15:45

A

Long Sơn
13 tháng 3 2022 lúc 15:45

A

꧁༺ςôηɠ_ςɧúα༻꧂
13 tháng 3 2022 lúc 15:46

A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị,…