Thái độ thờ ơ trước những việc làm sai trái có tác hại như thế nào
Thế nào là sự thờ ơ ? Tác hại của sự thờ ơ là gì? Theo em để loại bỏ căn bệnh thờ ơ học sinh chúng ta cần phải làm gì?
Nguyên nhân từ bản thân mỗi người:
+ Có thể những người vô cảm do họ bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống.
+ Do lối sống ích kỷ thực dụng, hưởng thụ người ta thấy cuộc sống đơn điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu.
+ Một số người sống thiếu bản lĩnh, sống khép mình, sợ va chạm, không muốn những mất mát, khổ đau của người khác đụng chạm vào sự bình an thanh thản trong lòng mình và cuộc sống của mình.
- Nguyên nhân từ gia đình:
+ Một số gia đình chưa coi trọng việc giáo dục con cái về sự đồng cảm, yêu thương giúp đỡ nhau và biết bao dung, tha thứ cho người khác.
+ Có nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh thiếu gương mẫu về lối sống và giao tiếp.
+ Cha mẹ quá cưng chiều con nên sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu vô lối của con một cách vô điều kiện, nên tạo cho con lối sống chỉ biết nhận, không biết cho, sống nghèo nàn cảm xúc,vô tâm trước tình người, làm ngơ trước nỗi đau của người khác.
- Nguyên nhân từ nhà trường:
+ Giáo dục phiến diện không đầy đủ, chỉ chủ yếu chạy đua theo thành tích về văn hoá, ít quan tâm hoặc chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức (môn công dân chỉ dạy qua loa chiếu lệ vì là môn phụ, không rèn luyện kỹ năng sống) thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người.
+ Hiện nay, một bộ phận giáo viên ít quan tâm đến số phận, hoàn cảnh khó khăn, tâm sự vui buồn của học sinh, có xu hướng phai nhạt tình yêu thương. Đi dạy là trách nhiệm, là nghĩa vụ nên ít gần gũi và xây dựng tình yêu thương gắn bó với học sinh.
+ Môi trường giáo dục bị ảnh hưởng xã hội cũng gây nhiều bất ổn cho giáo dục đạo đức lối sống, giữa lý thuyết và thực tế chênh nhau khá lớn.
- Nguyên nhân từ xã hội:
+ Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cách thức làm việc, tư duy, sự giao tiếp làm cho giới trẻ không quan tâm những việc xung quanh, khi thế giới mạng xã hội, những blog xuất hiện, lớp trẻ tự do thể hiện mình - khi giam mình quá lâu trong thế giới ảo sẽ trở nên trầm cảm và vô cảm.
+ Nền kinh tế thị trường một mặt phát huy được một số giá trị đạo đức truyền thống và sản sinh ra những giá trị mới, nhưng mặt khác nó lại tạo điều kiện cho cái tôi phát triển cực đoan, đề cao giá trị vật chất nảy sinh cách sống ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng đồng.
+ Những tiêu cực của lối sống phương tây qua sách báo, phim ảnh, mạng … làm cho giá trị đạo đức truyền thống bị mai một, con người ít quan tâm lẫn nhau, sống co mình trong thế giới riêng theo kiểu “đèn nhà ai , nhà nấy rạng ”.
5. Biện pháp khắc phục
- Đối với bản thân mỗi người:
+ Hãy sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội, biết yêu thương đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau (nhà thơ Li Băng: cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương).
+ Biết học tập noi gương những con người giàu lòng nhân ái, biết sống vì mọi người.
+ Nên tránh xa những tệ nạn xã hội, cảnh giác với lối sống vô cảm.
+ Có nhận thức đúng đắn có niềm tin vào con người vào lòng tốt, biết sửa đổi bản thân mình khi có lỗi lầm trong lối sống dẫn đên tình trạng vô cảm.
- Đối với gia đình:
+ Trước hết, các thế hệ trong gia đình phải biết quan tâm lẫn nhau, từ đó giáo dục, xây dựng lối sống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
+ Cha mẹ trong gia đình khi dạy bảo con cái cũng cần phải lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của con cái, không chỉ dạy con nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hướng dẫn trẻ hiểu biết nguồn gốc của cảm xúc đó. Giáo dục dạy bảo con cháu lối sống đẹp, biết nhận và cũng biết cho, đó vừa là trách nhiệm vừa là tình cảm.
- Đối với nhà trường:
+ Nhà trường không chỉ dạy chữ mà từ dạy chữ để dạy cách làm người có nhân cách, có đạo đức, có xúc cảm và sự sẻ chia bằng nhiều hình thức dạy lồng ghép qua bộ môn Công dân, qua môn Văn và những sinh hoạt tập thể.
+ Mỗi thầy, cô luôn quan tâm đến đồng nghiệp, chia sẻ với đồng nghiệp những vui buồn và quan tâm thương yêu học sinh bằng tình cảm chân thành nhất.
+ Nhà trường cần giáo dục học sinh lòng tin vào cái tốt, cái thiện, biết tránh xa và phát hiện cái xấu để cảnh giác và đấu tranh với nó.
+ Có kế hoạch và tích cực giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sinh hoạt tập thể bằng mọi hình thức có sức hấp dẫn lôi cuốn các em tạo ra mối liên hệ mật thiết để các em có điều kiện tiếp xúc cảm thông với nhau.
+ Tổ chức tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, làm việc từ thiện … học tập noi theo các gương sống tốt, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh để học sinh học tập tu dưỡng và rèn luyện ...
- Đối với xã hội:
+ Các cấp có thẩm quyền có kế hoạch xây dựng một lối sống đẹp văn minh thân thiện trong toàn xã hội để tạo dựng niềm tin cho thế hệ trẻ.
+ Tích cực tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức và những gương người tốt việc tốt.
+ Xây dựng hệ thống pháp luật, các chế tài đủ mạnh để trừng phạt những kẻ phạm tội, những kẻ xấu đi ngược lại lối sống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
+ Tạo điều kiện cho lớp trẻ sống rèn luyện theo chuẩn mực của xã hội, luôn luôn quan tâm giúp đỡ họ để họ sống tốt hơn, thân ái trong xã hội mới.
Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. Trước biểu hiện sống, làm việc có kế hoạch và sống tùy tiện, ko có kế hoạch, em cần có thái độ như thế nào?
Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng
Em cần phải bỏ ngay thái độ đó và phải khắc phục lại
Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
Em cần biết sống có kế hoạch vì như vậy sẽ có hiệu quả hơn,không sống và làm theo những thứ không có trình tự,tùy tiện.
Theo em, thái độ bàng quan trước những việc làm sai trái có hại như thế nào?
Theo em, thái độ bàng quan trước những việc làm sai trái có hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì thái độ bàng quan, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức. Vì thái độ bàng quan, các quan chức nhà nước sẵn sằng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, tư túi, tham ô tiền, đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Vì thái độ bàng quan, mà các thầy cô giáo – “kỹ sư tâm hồn” của học sinh sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ và thậm chí cũng thái độ bàng quan giống như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối họa vô cùng lớn cho xã hội!
Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào trước việc con người đối xử không thân thiện với động vật? Thái độ ấy thể hiện rõ nhất ở câu văn nào trong văn bản?
- Tác giả đã thể hiện thái độ bất bình trước việc con người đối xử không thân thiện với động vật.
- Thái độ ấy thể hiện rõ nhất ở câu văn trong văn bản như: Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại, không ít loài đã hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn.
Em hãy kể tên 5 việc làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà em biết. Tác hại của những việc làm đó như thế nào? Cần làm gì để khắc phục những ảnh hưởng xấu đó?
Trong Truyện Bữa Tiệc Đêm
a) Ông chủ nhà trong câu chuyện đã cư xử như thế nào với cậu bé của con người làm thuê nghèo khó?
b) Thái độ và việc làm của ông đã tác động như thế nào đến cậu bé nghèo trong câu chuyện? Đã ảnh hưởng thế nào đến những người xung quanh?
1.Ông chủ đối xử rất tốt ko phân biệt giàu hay nghèo
2.Đã làm cho mọi người đều phải cảm động
3.+)Hạnh phú,cảm động
+)Vui vẻ, tươi tắn
+)Đồng cảm cho họ là tốt
Tick vs nha cho có tinh thần học tập nha bạn
Đọc bài Bữa tiệc đêm
- Ông chủ nhà trong câu chuyện đã cư xử như thế nào với cậu bé con của người làm thuê nghèo khó ?
- Thái độ và việc làm của ông đã tác động như thế nào đến cậu bé nghèo trong câu chuyện ? Đã ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh ?
- Theo bạn tình yêu thương có ảnh hưởng như thế nào đến :
+ Người được nhận tình yêu thương ?
+ Người đã thể hiện tình yêu thương với người khác ?
+ Những người xung quanh ?
-Ông chủ nhà trong câu truyện cư xử rất tốt và ko phân biệt giàu hay nghèo
-Ongo đã làm cho mọi người đều phải cảm động
+)Hạnh phúc,cảm động
+)Vui vẻ,tươi tắn
+)Đồng cảm và cho họ là tốt
Tui hc qua bài này rùi
- Ông chủ nhà trong câu truyện cư xử rất tốt và không phân biệt giàu hay nghèo.
- Ông đã làm cho mọi người phải cảm động.
+ Hạnh phúc, cảm động.
+ Vui vẻ, tươi tắn.
+ đồng cảm và cho họ là tốt.
Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?
1. Mở bài
Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...).
2. Thân bài
- Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?
+ Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.
+ Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực).
- Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh
+ Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.
+ Không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.
+ Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực.
+ Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.
- Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử:
+ Suy thoái đạo đức, nhân cách con người: không biết tự cố gắng, vươn lên...
+ Không có kiến thức khi bước vào đời.
+ Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.
+ Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.
+ Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.
- Biện pháp khắc phục
+ Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ trẻ chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thành tích giả.
+ Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất.
+ Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.
3. Kết bài: Trung thực là một đức tính cần thiết cho người học trong xu thế hội nhập và hiện đại hóa như ngày nay. Với một thái độ học tập và thi cử thực sự nghiêm túc, mỗi chúng ta sẽ tự trang bị cho mình hành trang tri thức để có thể tự tin bước ra thế giới.
Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?
a. Mở bài
Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...)
b. Thân bài
- Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?
+ Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình, với những gì đã có, đã xảy ra.
+ Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực (đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực)
- Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh
+ Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.
+ Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.
- Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài
+ Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sẵn tính trời."
+ Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.
- Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử
+ Không có kiến thức khi bước vào đời
+ Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.
+ Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi.
+ Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.
+ Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.
- Biện pháp khắc phục
+ Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ 8x, 9x chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thàn tích giả.
+ Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất.
+ Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.
c. Kết bài
Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục.