Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
26 tháng 11 2021 lúc 14:32

Tham khảo: 

Sự cảm thông, chia sẻ của giới trẻ đã và đang được xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự cảm thông là sự thấu hiểu, đồng cảm, xúc động của mỗi chúng ta trước sự mất mát, đau khổ, hạnh phúc,… của người khác để rồi từ đó, ta có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, niềm tin cho họ để họ vững vàng, tin tưởng, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Cảm thông chia sẻ là một hành động tốt đẹp mà giới trẻ hiện nay đang gìn giữ và phát huy. Có nhiều cách để các bạn thể hiện sự cảm thông, chia sẻ của mình với người khác. Có bạn thì luôn lắng nghe, tâm sự với bạn bè về những niềm vui, nối buồn của mình trong cuộc sống để lấy đó làm động lực giúp mọi người có niềm tin hơn vào cuộc sống, có bạn thì dùng những số tiền tiết kiệm của mình để gửi vào một quỹ từ thiện nào đó với hy vọng giúp đỡ những người nghèo đói, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi,… để họ có những niềm vui mới trong cuộc sống,… Tất cả những hành động tốt đẹp đó không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, sự đồng cảm của mình đối với mọi người mà còn giúp mọi người có niềm tin, vững vàng và lạc quan hơn trong cuộc sống, bên cạnh đó còn nâng cao giá trị cho bản thân mình, làm mọi người cảm thấy quý trọng, biết ơn và yêu quý mình hơn. Nhưng, bên cạnh việc nhiều người biết cảm thông chia sẻ thì vẫn còn một số đông thành phần thờ ơ, lãnh đạm với nỗi đau khổ, buồn vui của người khác. Ta không chỉ nhận ra sự vô cảm của con người trong truyện “Cô bé bán diêm” mà ta còn nhận ra nó ngay ở xã hội thực tại bây giờ. Chắc hẳn ai đã từng đọc câu chuyện “Người ăn xin” đều cảm động trước tấm lòng của cậu bé với ông lão ăn xin. Tuy cậu bé không có tiền nhưng cậu bé vẫn đứng đó, cầm lấy bàn tay ông lão và xin lỗi ông, chính hành động đó của cậu cũng như cho ông lão rất nhiều, đã cho ông tình thương, sự thông cảm sẻ chia, niềm tin và lòng biết ơn. Còn ngày nay, nhiều bạn trẻ khi gặp người ăn xin, không những không thông cảm với họ mà còn quay mặt làm ngơ, nói năng một cách thiếu tôn trọng, nhiều bạn đứng trước nỗi đau buồn của người khác lại lấy đó làm niềm vui của chính mình, hoặc nếu thấy họ có gì vui thì lại ganh ghét, đố kị. Tất cả những việc làm vô cảm đó không những không giúp được gì cho người khác mà còn làm cho bản thân ngày càng xấu đi trước mắt mọi người, khiến mọi người xa lánh và thiếu tôn trọng mình hơn. Vì vậy, ngay từ bây giờ, không phải là sớm mà cũng không phải quá muộn, chúng ta hãy biết tạo cho mình sự đồng cảm, thông cảm với người khác, hãy là một người bạn tốt luôn biết lắng nghe, chia sẻ với bạn bè, luôn là người đáng để mọi người cùng học tập. Tôi và bạn – những thế hệ trẻ của đất nước hãy cùng nhau gìn giữ và phát huy sự thông cảm sẻ chia của chính mình để giúp cho xã hội tràn ngập tình yêu thương, giúp cho quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên tốt đẹp nhé!

minh nguyet
26 tháng 11 2021 lúc 14:33

Em tham khảo:

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự đồng cảm và chia sẻ

Ví dụ: Trong cuộc sống của chúng ta, xung quanh vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, họ cần chúng ta đồng cảm và chia sẻ. Chính vì thế mà thời đại này, có những người có tấm lòng đồng cảm và biết chia sẻ và cũng có những người họ thờ ơ với những người xung quanh. Chính vì thế mà ta nên biết chia sẻ và thông cảm với những người xung quanh.

II. Thân bài:

1. Giải thích đồng cảm và chia sẻ:

a. Đồng cảm là gì?

- Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng

- Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác

b. Chia sẻ là gì?

- Là san sẻ những gì mình có với người khác

- Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ

- Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện

2. Bàn luận

a) Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ:

- Giữa con người với con người

- Giữa các thành viên trong gia đình với nhau

- Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

b) Những biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ:

- Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

- Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn

- Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,….

c) Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ:

- Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ

- Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.

- Đồng cảm và chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đồng cảm và chia sẻ

- Đồng cảm và chia sẻ là một hành động tốt trong xã hội bây giờ

- Chúng ta hãy đồng cảm và chia sẻ để giúp những người xung quanh

Huy Quốc
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
12 tháng 6 2023 lúc 15:41

Sau đây là gợi ý của mình: 

- Nêu vấn đề: Lời cảm ơn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta 

- Giải thích: Lời cảm ơn là hành động dùng lời nói bày tỏ sự cảm kích của bản thân đối với những người đã giúp đỡ mình. 

- Bàn luận: 

+ Lời cảm ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện sự biết ơn khi được người khác giúp đỡ lúc khó khăn

+ Lời cảm ơn là chất xúc tác để cuộc sống tốt đẹp hơn, lan tỏa những điều tích cực

+ Khi biết nói lời cảm ơn, người khác sẽ nhận ra thành ý của chúng ta đồng thời cũng đánh giá về trình độ văn hóa của người nói 

+ Lời cảm ơn gắn kết con người lại với nhau, cho chúng ta cảm giác được tôn trọng và hạnh phúc khi giúp đỡ được người khác 

 - Thực trạng: 

+ Thật đáng tiếc khi nét đẹp nói "lời cảm ơn" đang dần mai một bởi người ta ít quan tâm nhau và tính toán nhiều hơn. Nhưng tôi luôn tin điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. Nói lời "cảm ơn" để sưởi ấm trái tim cho nhau, lan tỏa những hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường đến tất cả mọi người. 

=> Liên hệ bản thân

 

Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 6 2023 lúc 6:35

Một số ý:

- Lời cảm ơn là một trong những cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với người khác.

- Trong cuộc sống, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp chúng ta tạo ra mối quan hệ tốt với người khác mà còn hỗ trợ tinh thần ta trở nên tốt hơn.

- Khi chúng ta biết cảm ơn và tôn trọng người khác, chúng ta chũng sẽ nhận được đối xử tốt hơn và có mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh.

+ Lời cảm ơn cũng giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, giúp đỡ người khác một cách tự nhiên và tình cảm chân thật.

- Ngoài ra, lời cảm ơn còn giúp chúng ta trở nên tự tin hơn và có lòng tin vào bản thân mình.

- Bản thân em cũng đã và đang tập nói lời cảm ơn với người khác khi họ giúp đỡ mình dù là việc nhỏ hay lớn.

- Tóm lại, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Do đó, chúng ta hãy luôn biết cảm ơn và tôn trọng người khác, để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

 
Kary Sasaki
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 5 2021 lúc 21:33

Tham khảo nha em:

Tình bạn là một thứ tình cảm đáng quý và cần có trong cuộc sống của mỗi người bởi lẽ không có ai có thể sống mà thiếu tình bạn được.

Tình bạn như một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta, ở đó ta có thể gửi gắm tình cảm, nỗi buồn, niềm vui cũng như là những lúc hạnh phúc nhất. Nếu có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên thật ý nghĩa. Nỗi buồn sẽ vơi đi hay hạnh phúc sẽ nhân đôi, cũng là nhờ có tình bạn. Tình bạn mang đến cho chúng ta rất nhiều điều đáng quý.

 

Nhưng để có một tình bạn đẹp và lâu bền thì chúng ta phải làm gì? Vâng, trong tình bạn, chúng ta phải chân thành, vô tư tin tưởng nhau, phải biết quan tâm giúp đỡ nhau cũng như là gắn bó đoàn kết, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách qua đó tình bạn sẽ ngày càng thân thiết, gần gũi.

Không những thế chúng ta còn phải hiểu nhau, phải thông cảm cho nhau, và không nên vụ lợi đố kị nhau, đó sẽ là một điều không tốt, làm tình bạn tan rã. Lúc ấy, chúng ta sẽ cô đơn, hiu quạnh, cảm thấy buồn tủi vô cùng. Đó như là một quy luật của sống.

 

Trong thơ văn, các nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh sinh động về tình bạn cao đẹp. Trong đó tiêu biểu như các tình bạn của Nguyễn Khuyến. Tình bạn của ông đẹp ở chỗ mặc dù ông có một cuộc sống không khá giả cho lắm nhưng bù lại, ông lại có những tình bạn rất đẹp, vượt lên trên những giá trị vật chất khi về già. Phải nói ông thật là hạnh phúc! Tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ cũng là tình bạn đẹp và cao cả.

Qua đó cho thấy, tình bạn đã tồn tại từ rất lâu, rất lâu rồi, xuất hiện rất nhiều trong cả các tác phẩm văn học. Phải nói tình bạn cũng là một trong những thứ tình cảm rất quan trọng và rất cần thiết, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.

Có lẽ vì ý nghĩa to lớn đến thế nên khi chúng ta thiếu vắng tình bạn thì cũng là chúng ta mất đi một phần của cuộc sống, cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa, con người sẽ trở nên cô đơn, lạc lõng, hiu quạnh, những nỗi buồn, niềm vui sẽ không biết phải chia sẻ cùng ai, quả thật là nhàm chán.

Với tôi, tình bạn còn quan trọng hơn cả, nếu ngày nào đó mà không có tình bạn thì chắc hẳn những ngày ấy sẽ là những ngày buồn tủi nhất trong cuộc đời tôi, lúc ấy tôi sẽ không còn sức mạnh để làm việc nữa, những nỗi buồn sẽ ngày càng chồng chất, buồn càng thêm buồn, tôi chẳng còn nuối tiếc gì với cuộc sống.

Có thể khẳng định tình bạn vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Tình bạn như một mắt xích của cuộc sống, góp phần gắn kết mọi người với nhau tạo nên đoàn kết, tạo nên sức mạnh và quan trọng hơn là tạo nên một cuộc sống đầy ý nghĩa và niềm vui!

Thuỳ linh Vương
Xem chi tiết
Kinen
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 2 2023 lúc 10:04

Bạn tham khảo dàn ý sau nhé: 

1. Giải thích "xin lỗi, cảm ơn”

* Cảm ơn là gì?

- “Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình.

* Xin lỗi là gì?

- “Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.

2. Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn

* Cảm ơn

- Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn

- Biết ơn thầy cô giáo

- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình

* Xin lỗi

- Có thái độ ăn năng hối lỗi trước hành động sai trái của mình

- Có những hành động sửa lỗi.

3. Thực trạng

- Nhiều thanh niên hiện nay ngại nói xin lỗi và cảm ơn

- Có nhiều người thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

4. Nguyên nhân

- Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lối sống vô cảm khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.

5. Hậu quả

- Hành động này tạo ra những con người chai lì, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.

- Những đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

III. Kết bài:

- Nêu ý nghĩa của "cảm ơn và xin lỗi”

- Thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề này.

- Dù đây chỉ là một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn góp phần hình thành nhân cách con người và ấn tượng với những người xung quanh

Hoàng Thảo
Xem chi tiết
Hoàng Việt Trương
24 tháng 12 2017 lúc 19:14

chúc giang  sinh vui vẻ

DÀN Ý THAM KHẢO

Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu câu nói

– Một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói; Mất tiền còn có thể tìm lại được nhưng mất niềm tin là mất tất cả.

– Đúng vậy! Nói về niềm tin của mỗi người trong cuộc sống đã có rất nhiều ý kiến nói về điều đó: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” . Vậy niềm tin có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người trong cuộc sống?

Thân bài:

Giải thích câu nói:

-Khái niệm niềm tin:

– Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.

– Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công. Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả.

Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:

Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?

– Bởi niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. Nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.

– Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên và tất nhiên: “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee).

– Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.

– Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.

Đánh giá, bàn bạc:

– Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:

+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân nên sẽ dễ bỏ cuộc.

+  Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.

+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?

Bàn bạc mở rộng :

– Khẳng định: Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại. Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.

– Bài học nhận thức, hành động: Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống? Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.

Kết bài:

Liên hệ bản thân.

Thảo Phương
Xem chi tiết

Những câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo của Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên:

Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt. 
Một ý nghĩ thoáng qua, Sơn lại gần chị thì thầm: Hãy là chúng ta mang cho nó cái áo bông cũ chị ạ. 
Sơn đứng lặng yên, tự dưng trong lòng thấy ám áp, vui vui.

Sơn còn bé nhỏ, ngây thơ, em rất được mẹ yêu. Không một tiếng khóc, một lời vòi vĩnh. Sơn là một em bé rất giàu tình cảm khi nhớ và thương về em Duyên. Sơn còn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì ‘kiêu kì và khinh khỉnh’ với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng.Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên ‘co ro đứng bên cột quán’, chỉ mặc có ‘manh áo rách tả tơi hở cả lưng và tay’, chị Lan gọi,’nó cũng không đến… Nghe cái Hiên ‘bịu xịu’ nói với chị Lan là ‘hết áo rồi, chỉ còn cái áo này’, bấy giờ Sơn mới chợt nhớ ra ‘mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa’. Sơn đã ‘động lòng thương’ bạn và một ‘ý nghĩ tốt thoảng qua’… Sơn đã nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình ‘ấm áp vui vui’ khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Đó không phải là một sự bố thí ban ơn! Đó là một nghĩa cử san sẻ tình thương đồng loại ‘lá lành đùm lá rách’. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tình cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con.

Ánh Dương Nguyễn Vũ
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 12 2021 lúc 20:28

Phần gợi ý đã khá chi tiết với em nói là ko cop mạng thì em nên tự làm đi em, tự thân vận động em ạ

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 12 2017 lúc 12:25

- Hình ảnh có tính biểu tượng trong khổ thơ 4, 5:

   + Con chim hót, một cành hoa: nguyện ước muốn sống có ích và được cống hiến

   + Nốt trầm: âm thanh nâng đỡ những âm thanh khác, cống hiến thầm lặng

- Điệp ngữ "ta làm" thể hiện khát khao chân thành được hòa nhập vào cuộc sống, góp phần vào cuộc đời chung, của đất nước

- Cách diễn đạt giản dị, chân thành thông qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc

→Khổ thơ thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của tác giả cho cuộc đời, cho đất nước.

- Qua cách diễn đạt của tác giả, em nghĩ, khi sống và cống hiến hết mình sẽ thấy bản thân và cuộc đời có ý nghĩa, có giá trị

   + Cuộc đời mỗi người chỉ sống một lần, vì thế nên tận dụng quỹ thời gian, sức trẻ để sống ý nghĩa và yêu thương