Ý nghĩa văn chương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
•๖ۣۜNHa•
Xem chi tiết
🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
18 tháng 4 2021 lúc 14:00

* Nghệ thuật :
Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận.
+Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục
+Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh.
* Nội dung :
Văn bản nêu lên quan điểm của Hoài Thanh : Văn chương có nguồn gốc từ tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương phản ánh và sáng tạo ra sự sống, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sâu sắc.

CHI NGUYEN
Xem chi tiết
Trần Lạc Băng
Xem chi tiết
Lê Bá Toàn
Xem chi tiết
Nhungggg
4 tháng 5 2021 lúc 14:48

MB;đi học thêm hỏi cô

TB;ai đôn nô

KBghi nhiêu đó được trứng vịt òi

Art Art
20 tháng 5 2021 lúc 15:55
Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "
Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học thì càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.
Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi" của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán " Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con" Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.
Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.
Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.
Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"
Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.
Huỳnh Thị Bình
Xem chi tiết
YURI YAOI _
Xem chi tiết
︵✰Ah
6 tháng 5 2021 lúc 10:43

Tham khảo nhé :

I. Mở bài: giới thiệu Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
Ví dụ:
Bởi những tình cảm chân thực và sâu sắc nhất mà tác giả đã sáng tạo nên những tác phẩm văn học đặc sắc riêng cho chính bản thân mình. Chính từ tình cảm mà tác giả gói gọn trong tác phẩm của mình mà nó đã truyền đến cho chúng ta khô đọc nó một tình cảm tự nhiên nhất. chính vì thế mà có câu “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”, chúng ta cùng đi tìm hiểu nó.
II. Thân bài: chứng minh Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
1. Giải thích Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

Văn chương: những tác phẩm văn học, những câu thơ, những gì mà thuộc về văn học.Ta: là người đọc, người xem, người nghe,…Tình cảm: là những cảm xúc, biểu hiện và tâm tư

2. Chứng minh Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

Văn chương mang đến cho chúng ta những tình cảm như: tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình thương dành cho con người,…Chúng ta cảm nhận tình cảm qua cốt truyện, cách trình bày hay tình cảm thựuc sự của tác giả.

Ví dụ:

Có khi đọc sách mà bỗng nhiên buồn hoặc bỗng nhiên cưới phá lênCó khi nghe một câu chuyện mà chúng ta thêm yêu đời hơn, thêm tin tưởng vào cuộc sống hơn.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
ví dụ:
văn chương mang đến cho ta một thứ tình cảm mà ta không thể xem thường và cũng không thể cưỡng lại được. thứ tình cảm ấy là những tình cảm mà ta không có.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Chứng minh câu Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

 

Laville Venom
6 tháng 5 2021 lúc 13:35

Văn chương là tiếng nói cảm xúc, có khả năng thay tiếng lòng của con người về chính cuộc sống. Chúng ta không thể nhìn thấy văn chương, chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận của ngôn từ, tác động đến mỗi cá nhân gây cho ta những tình cảm ta không có, giúp ta tỉnh ngộ, thay đổi hành vi hoặc giác ngộ sự thật,...

Linh Linh
Xem chi tiết
châu anh
Xem chi tiết
Art Art
19 tháng 5 2021 lúc 11:43

(cụmchủ vị là :chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "

=> cụm chủ vị thuộc thành phần vị ngữ trong câu

Art Art
19 tháng 5 2021 lúc 11:44

(cụmchủ vị là :chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "

=> cụm chủ vị thuộc thành phần vị ngữ trong câu

Chi Mary
Xem chi tiết
nguyễn hà phương
Xem chi tiết
Khinh Yên
16 tháng 7 2021 lúc 13:27

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” được Bà Huyện Thanh Quan sáng tác, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.