Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị My
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 10 2021 lúc 22:19

Em tham khảo:

Bàn về kết thúc của nhân vật, có ý kiến cho rằng đó là cái kết hợp lý, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng tác giả nên để cho nhân vật được hưởng hạnh phúc ở nhân gian thay vì kết thúc như vậy. Theo em, cái kết thúc của tác giả dành cho nhân vật thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho câu chuyện, nên ta không nên thay thế cái kết này. Đầu tiên, việc tác giả để cho Vũ Nương được xuất hiện rực rỡ và lung linh với kiệu hoa, võng lọng và được chính người chồng đa nghi minh oan đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhân vật Vũ Nương với phẩm chất tốt đẹp cuối cùng cũng được minh oan, cũng được sống hạnh phúc, được minh oan trong rực rỡ và lung linh. Chính nhờ việc sử dụng yếu tố lung linh kỳ ảo đã thể hiện được sự thương xót, an ủi của tác giả đối với người bạc mệnh. Sau tất cả những sóng gió, cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, những sự lung linh, rực rỡ mà Vũ Nương có lại chỉ là những rực rỡ và lung linh kỳ ảo mà thôi. Với nàng, nàng chẳng thể có được hạnh phúc khi ở nhân gian, ở cuộc sống thực. Nàng phải chịu cuộc sống chia cắt chồng con và mang nỗi oan khuất đau đớn tột cùng. Dù cho nàng được minh oan, được ngồi trong kiệu hoa võng lọng rực rỡ nhưng có lẽ đó chỉ là hạnh phúc không có thật. Sự thật là nàng vẫn chết, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, chỉ có nỗi oan của nàng được hóa giải mà thôi. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu như, truyện kết thúc có hậu hơn thì giá trị hiện thực sẽ không còn, số phận của nhân vật sẽ không thể hiện được chiều sâu tư tưởng. Tóm lại, theo em kết thúc như vậy với Vũ Nương là kết thúc hợp lí nhất vì nó vừa thể hiện được giá trị nhân đạo vừa thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm.

nthv_.
10 tháng 10 2021 lúc 22:19

Tham khảo:

Mỗi tác phẩm đều có một cái kết, kết đẹp hay ko là do chúng ta tự cảm nhận và vô hình chung - cái kết luôn là dấu chấm cho một tác phẩm, một câu truyện và mang một giá trị nhân văn. Chuyện Người Con Gái Nam Xương là câu truyện dc dựng lên nhằm tái hiện lại hình ảnh, cuộc đời của những người con gái Hồng nhan bạc phận. Cái kết của nó, theo em nó mang nhiều hàm ý khác nhau. Vũ Nương chết, bé Đản phải mồ côi mẹ, Trương Sinh nuôi con một mình. Đó là màu đen của kết cuộc. Nhưng nàng đc hóa giải mọi oan ức, tiếng thơm lưu lại tiếng xấu bay đi và đc hóa thành tiên sống cuộc sống cao quý ở cuộc đời tiếp theo. Vậy đó là cái kết hồng cho cuộc đời người con gái đẹp, đẹp về nhan sắc lẫn tâm hồn. Và cái chết của Vũ Nương cũng coi như là dấu chấm cho quãng đời đau khổ, để nàng đc đầu thai ở kiếp sau. Tốt hơn rất nhiều, câu truyện kết bởi hình ảnh lung linh huyền ảo nhưng chắc hẳn vẫn còn bi kịch và đau khổ cho Trương Sinh và bé Đản.

Trinh Ngoc Tien
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
10 tháng 8 2016 lúc 19:55

 - Nhận xét về cách kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời”.
Song, ý kiến khác lại khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.

 

Phan Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Thúy Hằng
Xem chi tiết
Vũ Đức Toàn
29 tháng 9 2016 lúc 12:38

hình ảnh cái bóng trong chuyện ' Người con gái Nam Xương' là 1chi tiết rất quan trọng của câu chuyện vì nó tạo nên sự thắt nút và mở nút đầy thú vị.Với VN, cái bóng là người chồng là cách để dỗ con đồng thời cũng là để nguôi ngoai nổi nhớ thương của nàng.Với bé Đản cái bóng là người thật là người cha mỗi đêm đến với bé. Chinh vì vậy người cha giả giờ đây đã trở thành người cha thật trong mắt bé Đản.Còn đối với Trương Sinh cái bóng là người đàn ông bí ẩn đêm nào cũng đến với vợ mình, là bằng chứng không thể chối cãi cho việc VN không chung thủy. Từ nhận thức ấy mà 1 kết cục đáng tiếc đã xảy ra cho 3 nhân vật. Nhưng rồi 1 lần nữa cái bóng lại xuất hiện, lần này không phải của VN mà là của TS , và cái bóng ấy bé Đản cũng gọi là cha. Cái bóng của TS đã mở nắt cho chàng thấy sự thật , tội ác mà chàng đã gây ra cho VN và nuốn giả oan dù đã muộn. chính hình ảnh cái bóng đã tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công.

  

 

Linh Phương
10 tháng 10 2016 lúc 16:42

cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật snág tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. chi tiết này xuất hiện từ đầu tác fẩm cso tác dụngt hắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bióng xuất hiện troing lời nói đùa của vũ nương khi nói với người con. những ngày xa cách, bé đản luôn hỏi về bố, VN chỉ cái bóng mình trên vách và nói voíư con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàmg, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng.
chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyệnu này lại mở nút câu chuyện. vũ nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm fòng không vắng vẻ, bé đản chỉo bóng bos mình trên vách nói rằng cha đản lạid dến. trương sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã đựôc giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp fần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác fâm

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 11 2018 lúc 8:08

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Cái chết oan ức của Vũ Nương dù được hóa giải (Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan) sự tưởng tưởng của tác giả nhưng câu chuyện này vẫn là kết cục không có hậu.

Huyền Đào
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 7 2021 lúc 19:18

Em tham khảo nhé:

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI trong thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. Vậy nên ông hiểu sâu sắc về đời sống của nhân dân. Nói đến ông, người ta nghĩ đến ” Truyền Kỳ Mạn Lục” một thiên cổ kì bút của ngàn đời. Trong đó ” chuyện người con gái Nam Xương” là một trang văn thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc.

Đúng thật vậy, xuyên suốt cả tác phẩm người đọc dường như cảm nhận được trái tim nhân đạo của Nguyễn Dữ về cuộc sống đau khổ, số phận bất hạnh của người dân đặc biệt là người phụ nữ. Đến với truyện, ta thấy tác giả đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người thông qua hình ảnh của Vũ Nương. Trong tác phẩm, Vũ Nương được giới thiệu là ” con kẻ khó” đó là cái nhìn người khá đặc biệt trong tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ, dưới ngòi bút của ông, Vũ Nương hiện lên mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam theo quan niệm nho giáo ( tam tòng, tứ giống), thùy mị, nết na. Đối vối chồng, nàng đằm thắm, dịu dàng, thủy chúng, đối với mẹ chồng, nàng làm tròn bổn phận của người con dâu hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ già, còn đối với con nàng hết mực yêu thương con, là người mẹ hiền chăm sóc con chu đáo. Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất trong cảm hứng nhân văn là Nguyễn Dữ thể hiện khát vọng hạnh phúc gia đình và tình yêu đôi lứa của con người, khi chồng ở nhà nàng hết lòng vun vén hạnh phúc gia đình, hiểu được rằng tính đa nghi của chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép” chưa từng để vợ chồng phải thất hòa. Phải chăng, cũng như bao người vợ khác, Vũ Nương luôn mong muốn gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề. Khát vọng ấy càng thể hiện rõ trong buổi tiễn đưa chồng đi lính, nàng không mong chồng lập được công vinh hiển hách, để ” mặc ấm phong hầu” mang lụa là gấm vóc về mà nàng chỉ mong chồng trở về mang theo hai chữ “bình yên”. Cũng vì khát khao ấy mà khi nàng bị vu oan, nàng hết lời thanh minh để hàn gắn hạnh phúc gia đình ” thiếp vốn con nhà khó được nương tựa nhà giàu… Sở dĩ thiếp nương tựa vào chồng chẳng vì có cái ” thú vui nghi gia nghi thất”. Như vậy, dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn, Nguyễn Dữ đã khá thành công trong xây dựng hình ảnh phụ nữ bình dân mang đầy đủ nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Giá trị nhân đạo trong “truyện người con gái Nam Xương”

 

Có thể nói, Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp phẩm chất đức hạnh cao đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch của nàng bấy nhiêu, đau đớn thay cho Vũ Nương – một con người đức hạnh với tính cách cao đẹp, đáng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc gia đình cho xứng đáng với sự hi sinh của nàng, nhưng không nàng bị rơi vào bi kịch của cuộc đời, chờ chồng đằng đẵng ba năm, khi chồng về tưởng rằng cánh cửa hạnh phúc đang mỉm cười với nàng thì chưa một ngày vui sóng gió đã nổi lên chỉ vì một duyên cớ vu vơ. Hỡi ơi, chỉ vì lời nói ngây ngô của đứa trẻ, mà Trương Sinh – chồng nàng đã đẩy nàng vào ngõ cụt ” thế ra ông cũng là ba tôi ư? ông lại biết nói không như ba tôi trước kia chỉ nín thin thít, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” một thông tin thật mật mờ, đáng nhẽ ra phải suy nghĩ nhưng với chồng nàng, một kẻ vô học lại tin lời con trẻ. Khi bị oan Vũ Nương hết lời thanh minh với chồng để cởi mở mối nghi ngờ, họ hàng làng xóm hiểu được nỗi oan của nàng, căn ngăn nhưng không được, đến cả lời than khóc xót xa tột cùng của Vũ Nương ” nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió khóc tuyết bông hoa rụng cuống kêu xuân, cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa” nhưng Trương Sinh vẫn không động lòng, một con người trong trắng như Vũ Nương, nhân phẩm lại bị xúc phạm nặng nề bởi nỗi oan thất tiết buộc nàng phải tìm đến cái chết để giải oan cho mình. Qua đây, chuyện nói lên bi kịch của cuộc đời nàng là bi kịch cho cái đẹp phũ phàng, theo quan niệm ” hồng nhan đa truân” đọc đến đây độc giả phải dừng lại xót thương cho số phận đáng thương của Vũ Nương nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, với lòng yêu thương con người, Nguyễn Dữ không muốn một con người trong sạch cao đẹp như Vũ Nương phải chết oan khuất, bằng sự sáng tạo của mình, tác giả đã mượn yếu tố kỳ ảo trong thể loại truyền kỳ để diễn tả Vũ Nương trở về để rửa sạch nỗi oan giữ thanh thiên bạch nhật với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa ” Vũ Nương hiện về trên chiếc kiệu hoa giữa dòng sông, theo sau đó là năm mươi cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông. Nhưng nàng được miêu tả khác với nàng tiên siêu thực, tuy sống dưới thủy cung nhưng nàng luôn khát khao hạnh phúc nơi trần thế và ngậm ngùi xót xa khi phải nói lời vĩnh biệt ” thiếp chẳng thể nào trở về nhân gian được nữa” Chao ôi! ước mơ mãi là kì ảo, hiện thực vẫn quá đau lòng. Thông qua hình tượng Vũ Nương và yếu tố kỳ ảo trong truyện tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp ý nghĩa nơi người đọc: Hạnh phúc gia đình rất mong manh, rất dễ vỡ, nếu không biết giữ gìn, trân trọng thì khó có thể hàn gắn lại được. Và chắc chắn bức thông điệp này sẽ mãi khắc sâu trong lòng bạn đọc ở mọi thế hệ.

 

Không những thế, đau đớn trước bi kịch của người dân, Nguyễn Dữ càng lên án tố cáo mạnh mẽ thế lực tàn ác đã chà đạp lên khát vọng của con người, tố cáo một xã hội phong kiến bất công với những hủ tục phi nghĩa:” trọng nam khinh nữ”, ” đạo tòng phu” đã khinh rẻ, vùi dập phẩm chất của người phụ nữ, gây ra bao đau thương cho con người, đồng thời, Nguyễn Dữ còn lên án thế lực đồng tiền bạc ác trong xã hội: Trương Sinh, kẻ vô học một lúc bỏ ra trăm lượng vàng để cưới Vũ Nương về. Hạnh phúc đánh đổi từ tiền bạc chứ không phải xuất phát từ tình yêu. Thời kỳ này, đạo lý đã bị suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc đỏ tình nghĩa con người.

Như vậy, Nguyễn Dữ đã mượn cốt truyện” Vợ chồng Trương” để mang dáng dấp một thời đại ông- xã hội phong kiến Việt nam thế kỷ XVI bằng cái tài và cái tâm của mình, tác giả đã gây dựng lên trang văn chứa chan tinh thần nhân đạo.

Tóm lại, ” chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kỳ giàu giá trị nhân đạo, Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, tác giả thấu hiểu nỗi đau của họ và có tài xây dựng bi kịch của người phụ nữ.

Đỗ Xuân Vũ
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 7 2017 lúc 13:25

Các sự việc chính trong truyện để viết thành văn bản như sau:

- Xưa có chàng Trương Sinh cùng vợ là Vũ Nương sống với nhau rất hạnh phúc.

- Giặc đến,triều đình kêu gọi thanh niên trai tráng trong làng đi lính. Trương Sinh bị bắt đi lính.

- Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già, nuôi dưỡng con nhỏ và ngày ngày ngóng trông tin tức của chồng.

- Giặc tan, Trương Sinh trở về nghe lời con nhỏ nghi vợ mình không chung thuỷ.

- Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông Hoàng Giang để tự vẫn.

- Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm.

- Chàng Trương hiểu ra rằng vợ mình bị oan.

- Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung.

- Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương giữ chiếc thoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh.

- Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.

Nguyễn Xuân Bắc
Xem chi tiết
nthv_.
1 tháng 10 2021 lúc 19:21

Tham khảo:

Hình tượng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là biểu trưng cho số phận đầy những oan trái của người phụ nữ. Trước hết, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có quyền chọn lựa cho mình hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh chính là cuộc trao đổi tiền bạc và vì lẽ đó, nàng Vũ Nương dù có công dung ngôn hạnh thì cũng mãi ở vế thấp hơn và chịu thiệt thòi. Nhưng khổ đau không dừng lại khi mà chiến tranh xảy đến. Người chồng- chỗ dựa vững chãi nhất của người phụ nữ phải tham gia vào chiến trận và số phận họ sẽ đi về đâu khi mà nơi chiến trường kia chỉ có chết chóc. Cuộc đời người phụ nữ héo mòn trong những năm tháng chờ chồng không chút tin tức. Ở lại với nàng chỉ là đứa con thơ chưa một lần gặp cha cùng mẹ già ốm đau. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nàng Vũ Nương tài đức đã đóng vai trò vừa là cha, vừa là mẹ chăm lo bé Đản, vừa thay chồng chăm mẹ già ốm đến khi mẹ mất. Ngôi nhà dưới bàn tay Vũ Nương yên ấm suốt những năm tháng người chồng đi xa. Để rồi khi người chồng trở về thì những mâu thuẫn nảy sinh và là bước ngoặt đầy oan ức, khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ. Bản tính đa nghi của người đàn ông, sự gia trưởng của Trương Sinh đã dồn ép Vũ Nương đến cái chết thương tâm. Người phụ nữ không thể minh oan cho mình bởi người chồng quá đa nghi, độc đoán. Đau khổ chiến tranh chia ly vừa chấm dứt, nàng lại ngay lập tức đối mặt với đau khổ trong hôn nhân. Bi kịch đẩy nàng đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận của người phụ nữ trong xã hội đều đau khổ, có tài hoa, có đức hạnh đi chăng nữa thì cuộc đời tương lai phía trước của họ cũng chỉ là màn đêm tối tắm. Tấn bi kịch của nàng Vũ Nương cũng là biểu trưng cho cuộc đời, số phận khổ đau của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến bạo tàn