Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của liên xô và các nước đông âu
1)Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là gì? 2)Nguyên nhân khách quan nào dẫn tới sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là gì?
Về cơ bản:
- Do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, …
-Nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách
-Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội
Khách quan:
-Do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế khó khăn.
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch
B. Mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách
C. Do mâu thuẫn nội bộ của phe xã hội chủ nghĩa
D. Do Đông Âu rập khuôn máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thế kỉ XX là do mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách. Cụ thể:
- Không tôn trọng các quy luật phát triển kinh tế - xã hội.
- Không bắt kịp được sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
- Sai lầm trong quá trình tiến hành cải tổ…
Đáp án cần chọn là: B
Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là
A. Sai lầm trong quá trình cải tổ
B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch
D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài
Đáp án C
Nguyên nhân khách quan quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước tư bản phương Tây với thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, mạng lưới điệp viên, ….
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do?
A. Chậm tiến hành cải tổ
B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch
D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài
Đáp án D
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài. Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường, kế hoạch hóa cao độ. Mô hình đó đã có những phù hợp nhất định trong thời kì đặc biệt trước đây, nhưng không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa, không sáng tạo và không năng động, ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, làm nảy sinh tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mô hình này tồn tại lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và còn ảnh hưởng đến cả văn hóa – xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Nguyên nhân:
- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ tiếp tục mắc phải sai lầm
B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch
D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế- xã hội tồn tại lâu dài
Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ tiếp tục mắc phải sai lầm
- Chậm tiến hành cải tổ: năm 1973 trên thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt => yêu cầu đặt ra cho các nước phải tiến hành cải cách để thích ứng với tình hình nhưng Liên Xô lại không tiến hành cải cách vì cho rằng đây chỉ là cuộc khủng hoảng của các nước tư bản
- Mắc phải những sai lầm khi tiến hành cải tổ: đến năm 1985 các nhà lãnh đạo Liên Xô đã quyết định tiến hành cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng trì trệ tuy nhiên họ lại mắc phải những sai lầm nhưng xa rời con đường cải cách kinh tế, tập trung cải cách chính trị, thực hiện đa nguyên về chính trị...
Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Tham khảo
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện các đường lối, chính sách cải tổ.
+ Những hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực.
+ Thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật chưa được khai thác tốt. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội. Xu hướng dân tộc chủ nghĩa và li khai xuất hiện. Niềm tin vào đảng, nhà nước của các tầng lớp nhân dân suy giảm.
- Nguyên nhân khách quan: sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là:
A. Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực tay sai.
B. Những khuyết tật, thiếu sót của CNXH duy trì quá lâu, cản trở sự phát triển của xã hội.
C. Đã xây dựng mô hình CNXH chưa hợp lí và có nhiều thiếu sót.
D. Nền kinh tế thiếu năng động đưa đến sự thụ động về xã hội và thiếu dân chủ, công bằng xã hội.
Chọn đáp án C
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu nhưng nguyên nhân cơ bản lại nằm xuất phát từ chính những sai lầm của những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã xây dựng một mô hình CNXH chưa hợp lí và có nhiều thiếu sót. Sai lầm này cũng tương tự như ở Liên Xô xuất phát từ việc nhận thức chưa đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và nó kéo theo hàng loạt các nguyên nhân khác như tích tụ quá lâu những khuyết tật, thiếu sót của CNXH hay là việc xây dựng nền kinh tế thiếu năng động đưa đến sự thụ động về xã hội và thiếu dân chủ, công bằng xã hội. Sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chỉ là nguyên nhân khách quan đẩy nhanh sự sụp đổ của CNXH mà thôi.
Nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là:
A. Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực tay sai
B. Những khuyết tật, thiếu sót của CNXH duy trì quá lâu, cản trở sự phát triển của xã hội.
C. Đã xây dựng mô hình CNXH chưa hợp lí và có nhiều thiếu sót
D. Nền kinh tế thiếu năng động đưa đến sự thụ động về xã hội và thiếu dân chủ, công bằng xã hội
Đáp án C
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu nhưng nguyên nhân cơ bản lại nằm xuất phát từ chính những sai lầm của những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã xây dựng một mô hình CNXH chưa hợp lí và có nhiều thiếu sót. Sai lầm này cũng tương tự như ở Liên Xô xuất phát từ việc nhận thức chưa đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và nó kéo theo hàng loạt các nguyên nhân khác như tích tụ quá lâu những khuyết tật, thiếu sót của CNXH hay là việc xây dựng nền kinh tế thiếu năng động đưa đến sự thụ động về xã hội và thiếu dân chủ, công bằng xã hội. Sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chỉ là nguyên nhân khách quan đẩy nhanh sự sụp đổ của CNXH mà thôi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX) ?
A. Đường lối lãnh dạo mang tính chủ quan, duy ý chí
B. Khi cải tô lại mắc phải sai lầm
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch
D. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật
Đáp án A
Có 4 nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ cảu chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, trong đó nguyên nhân đầu tiên quan trọng nhất là: đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Cụ thể là:
- Khi đất nước lâm vào khủng hoảng, đặc biệt trầm trọng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhà nước chưa có đóii sách kịp thời để khắc phục.
- Khi thực hiện cải tổ lại mắc nhiều sai lầm:
+ Chuyển sang nền kinh tế thị trường quá vội vã => kinh tế rối loạn, thu nhập quốc dân giám sút.
+ Những cải cách về chính trị làm cho đất nước rối ren hơn. Thực hiện đa nguyên chính trị làm xuất hiện nhiều đảng phái chính trị đối lập làm suy yếu vai trò lãnh đạo của nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô.
=> Năm 1991, Goócbachốp từ chức tổng thống, lá cờ búa liềm bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô