hãy viết công thức bộ NST của ruồi giấm lưỡng bội bình thường ở con đực và con cái
hãy viết công thức bộ nst ruồi giấm lưỡng bội bình thường ở con đực và con cái
Ở ruồi giấm, tính trạng cánh cong là do đột biến gen trội (A) nằm trên NST số 2 gây nên. Ruồi đực dị hợp tử về kiểu gen nói trên (Aa) được chiếu tia phóng xạ và cho lai với ruồi cái bình thường (aa). Sau đó người ta cho từng con ruồi đực F1 (Aa) lai với từng ruồi cái bình thường. Kết quả của một trong số phép lai như vậy có tỉ lệ kiểu hình như sau:
- Ruồi đực : 146 con cánh cong; không có cánh bình thường
- Ruồi cái: 143 con cánh bình thường; không có cánh cong.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
A. Ruồi đực bị đột biến chuyển đoạn tương hỗ từ NST thường sang NST X.
B. Ruồi đực bị đột biến chuyển đoạn tương hỗ từ NST thường sang NST Y.
C. Ruồi đực bị đột biến chuyển đoạn không tương hỗ từ NST thường sang NST X.
D. Ruồi đực bị đột biến chuyển đoạn không tương hỗ từ NST thường sang NST Y.
Đáp án D.
Ta thấy:
Ruồi cánh cong chỉ có ở con đực không có ở cái và tỉ lệ kiểu hình phân li ở hai giới không tương đường nhau.
=> Tính trạng cánh cong chuyển sang nằm trên NST giới tính.
Nếu đột biến chuyển đoạn sang NST X thì ở giới cái sẽ xuất hiện kiểu hình cánh cong.
=> Trái với đề bài.
=> Đột biến trội trên NST của ruồi đực được chuyển sang NST giới tính Y.
=> Hiện tượng chuyển đoạn là không tương hỗ.
(Không có hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ vì nếu chuyển đoạn tương hỗ thì ở ruồi giấm đực có cánh bình thường)
Ở ruồi giấm, gen B trên NST giới tính X gây chết ở đực, ở giới cái các gen này chết ở kiểu gen đồng hợp trội. Những con ruồi có kiểu gen dị hợp có kiểu hình cánh mấu nhỏ. Ruồi giấm còn lại có cánh bình thường. Khi giao phối giữa ruồi cái cánh có mấu nhỏ với ruồi đực có cánh bình thường thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2. Tỉ lệ ruồi đực ở F2 là:
A. 1/9
B. 1/3
C. 3/7
D. 3/8
Quy ước gen: BB gây chết ở cái; B: gây chết ở đực
Bb: cánh có mấu nhỏ
b: bình thường
P: XBXb × XbY → F1: XBXb: XbXb: XbY (XBY chết)
Cho F1 tạp giao: (XBXb: XbXb)× XbY↔ (XB :3Xb) × ( Xb : Y) → 3/7 ruồi đực.
Đáp án cần chọn là: C
Ở một loài ruồi giấm, gen B trên NST giới tính X gây chết ở giới đực, ở giới cái gen này gay chết ở kiểu gen đồng hợp trội. Những ruồi gấm cái dị hợp về gen này có kiểu hình cánh có mấu nhỏ. Ruồi giấm cái thường đồng hợp về gen lặn XbXb và ruồi giấm đực XbY có cánh dài bình thường.
1. Hãy qui ước gen về tính trạng này.
2.Khi giao phối ruồi gấm cái cánh có mấu nhỏ với ruồi gấm đực có cánh dài bình thường nhận được F1, sau đó cho ruồi giấm F1 tiếp tục giao phối thì nhận được F2. Tính tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình những con ruồi còn sống xuất hiện ở đời F2 ( Tính chung từ các tổ hợp lai khác nhau của F1)
một tb dinh dục đực của ruồi giấm đực có bộ nst được kí hiệu AaBbDdXY( môic chữ cái ứng với 1 nst đơn) Nếu np bị rối loạn ở cặp nst giới tính XY . viết kí hiệu bộ nst trong các tb con tạo ra, trong những trường hợp có thể xảy ra
Nguyên phân bộ NST nhân đôi: AAaaBBbbCCccXXYY
Nguyên phân rối loạn ở cặp NST giới tính XY tạo ra 2 tế bào:
-TH1: Rối loạn ở NST X:AaBbCcXXY và AaBbCcY
-TH2:Rối loạn ở NST Y:AaBbCcXYY và AaBbCcX
-TH3:Rối loạn ở cả 2 NST X và Y:AaBbCcXXYY và AaBbCc
Nguyên phân bộ NST nhân đôi: AAaaBBbbDDddXXYY
Nguyên phân rối loạn ở cặp NST giới tính XY tạo ra 2 tế bào:
- TH1: Rối loạn ở NST X: AaBbDdXXY và AaBbDdY
- TH2:Rối loạn ở NST Y: AaBbDdXYY và AaBbDdX
- TH3: Rối loạn ở cả 2 NST X và Y:
+ AaBbDdXXYY và AaBbDd
hoặc AaBbDdXX và AaBbDdYY
Bước vào nguyên phân bộ NST nhân đôi: AAaaBBbbCCccXXYY
Nguyên phân rối loạn ở cặp NST giới tính XY tạo ra 2 tế bào:
+ Rối loạn ở NST X:
AaBbCcXXY và AaBbCcY
+ Rối loạn ở NST Y:
AaBbCcXYY và AaBbCcX
+ Rối loạn ở cả 2 NST X và Y:
AaBbCcXXYY và AaBbCc
Câu 25: Ở cá thể ruồi giấm, bộ NST trong tế bào 2n là 6A + XX, ở cá thể đực là 6A + XY. Viết sơ đồ tạo giới tính ở đời con của ruồi giấm.
Tham khảo:
Viết sơ đồ tạo giới tính ở đời con của ruồi giấm.
P.6A+XX × 6A+XY
G.3A+X 3A+X,3A+Y
F1:6A+XX( con cái):6A+XY(con đực)
Khi giao phối giữa ruồi giấm cái có cánh chẻ với ruồi giấm đực có cánh bình thường thì thu được: 84 con cái có cánh chẻ. 79 con cái có cánh bình thường. 82 con đực có cánh bình thường. Cho biết hình dạng cánh do một gen chi phối. A - cánh chẻ, a-cánh bình thường.Quy luật di truyền chi phối:
A. Gen nằm trên NST thường có tác động của gen gây chết
B. Gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y có tác động của gen gây chết ( con đực cánh chẻ bị chết)
C. Gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y có tác động của gen gây chết ( con đực cánh bình thường bị chết)
D. Gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y
Lời giải
Trong phép lai trên có tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới khác nhau nên tính trạng hình dạng cánh quy định nằm trên NST giới tính X
Ta có bố ruồi giấm cái có cánh chẻ với ruồi giấm đực có cánh bình thường => kiểu gen của ruồi giấm cái là XAXa
Ta Ta có phép lai XAXa x XaY ðXAXa: XaXa: XaY: XAY
Do tỉ lệ cái : đực = 2:1
Đây không phải tỉ lệ thường thấy 1 cái : 1 đực ở ruồi giấm, XAY chết
ðĐã có gen gây chết, nằm trên NST giới tính X
ðĐáp án B
Khi cho ruồi giấm cái cánh xẻ lai với ruồi đực cánh bình thường (P), thu được F1 gồm 87 con cái cánh bình thường; 86 con cái cánh xẻ và 85 con đực cánh bình thường. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với phép lai này? Biết rằng hình dạng cánh do một gen chi phối.
A. Ở F1 có một nửa số con đực bị chết.
B. Con cái ở thế hệ P dị hợp tử một cặp gen.
C. Có xảy ra hiện tượng gen đa hiệu.
D. Các cá thể bị chết mang tính trạng lặn.
Đáp án D
Ta thấy tỷ lệ cái/ đực = 2:1 → do gen gây chết. Ở F1 chỉ có con đực cánh bình thường mà giới cái lại có 2 kiểu hình → con ruồi cái P dị hợp 2 cặp gen
Gen gây chết phải là gen trội vì nếu là gen lặn sẽ không thể xuất hiện kiểu hình cánh xẻ
P: XAXa × XaY → XAXa :XaXa :XAY :XaY, Trong đó XAY chết.
Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Quan sát tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm đực và một ruồi giấm cái đang phân bào nguyên phân thấy : Số NST kép loại Y ở các tế bào ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc bằng 1/4 số NST đơn các loại khi đang phân ly về hai cực ở tế bào ở ruồi giấm cái.
Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể nói trên tại thời điểm quan sát là 768. Biết rằng diễn biến của NST trong các tế bào ở mỗi nhóm đực và cái như nhau
a. Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát?
b. Nếu các tế bào nói trên đều được tạo ra từ quá trình nguyên phân của một tế bào sinh dục sơ khai ban đầu thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai đực và cái ban đầu là bao nhiêu?
Giúp em vs ạ. Em cảm ơn nhìu <3
Gọi số NSt kép là x, số NST đơn là y
Theo đề bài ta có : x+ y =768
Số NST kép loại Y ở các tế bào ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc bằng 1/4 số NST đơn các loại khi đang phân ly về hai cực ở tế bào ở ruồi giấm cái. Nên ta có PT: \(\dfrac{x}{8}=\dfrac{1}{16y}\)
=> Hệ PT: \(\left\{{}\begin{matrix}x+y=768\\\dfrac{x}{8}=\dfrac{1}{16y}\end{matrix}\right.\)
Giải hệ trên ta được \(\left\{{}\begin{matrix}x=256\\y=512\end{matrix}\right.\)
=> Số tế bào sin đục đực là: 256 : 8 = 32 (tế bào)
=> Số tế bào sinh dục cái là: \(\dfrac{512}{8.2}=32\) (tế bào)
Gọi k là số lần ngphan của các tế bào
Số tế bào đực : 2k=256 => k=8(lần)
Số tế bào cái : 2k=512 => k=9(lần)