Ảnh hưởng của Phân bố dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta
Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào.
B. Nhiều tài nguyên vùng núi vẫn chưa được khai thác.
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh.
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào
B. Nhiều tài nguyên vùng núi vẫn chưa được khai thác
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân.
b) Sự phân bố dân cư không đều có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế- xã hội nước ta? Nêu phương hướng giải quyết.
a) Dân cư nước ta phân bố không đều
* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.
+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.
- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư
- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn
- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.
* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).
b) Nguyên nhân
- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...
- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...
c) Hậu quả và hướng giải quyết
* Hậu quả
Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.
* Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.
- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.
- Hạn chế nạn di dân tự do.
. Sự phân bố dân cư không đều có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng
Phân bố dân cư không đồng đều làm cho an ninh quốc phòng không được củng cố, không thực hiện được những chính sách để phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống và vật chất của người dân.
dân cư xã hội châu á phân bố không đồng đều có ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế xã hội
Dân cư phân bố không đều dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều , nơi tập trung quá đông dân, dẫn đến sự khó khăn về việc làm, nhà ở, y tế , phúc lợi xã hội. Nơi tập trung quá ít dân, thưa thớt thì khó khăn về việc di chuyển đến trường, đi làm, giao thương buôn bán, hệ thống y tế cơ sở vật chất thiếu trang thiết bị.
Câu 1:Phân tích được vai trò của các nhân tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?
Câu 2: Cơ cấu dân số nước ta có những đặc điểm gì nổi bật?
Câu 3: Dân cư nước ta phân bố như thế nào?
Câu 4:Dựa vào các bảng số liệu, rèn kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích?
Câu 5: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện ở những mặt nào?
Ai giải giúp mk mấy câu này được ko
Câu 1. Em tham khảo tài liệu sách giáo khoa Địa lí 9, bài 11, trang 40-41 hoặc khoá học Địa lí 9 trên web OLM nhé.
Câu 2. Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số nước ta:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, có xu hướng biến đổi sang già hoá nhanh.
- Tỉ số giới tính có sự biến đổi nhanh chóng. Hiện nay, giới nam nhiều hơn giới nữ.
Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:
- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển do điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giàu tài nguyên, kinh tế phát triển.
- Dân cư thưa thớt ở trung du và miền núi.
Câu 4. Câu này phải có bảng số liệu mới vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ được nhé.
Câu 5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện qua:
- Theo ngành kinh tế.
- Theo thành phần kinh tế.
- Theo lãnh thổ.
Phân tích điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển giao thông vận tải ở nước ta như thế nào?
THAM KHẢO
Điều kiện kinh tế- xã hội
- Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
- Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.
Dựa vào Atlat Đại lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học, em hãy:
1. Chứng minh rằng: dân cư nước ta phân bố không đều.
2. Giải thích nguyên nhân của sự phân bố không đều đó.
3. Sự phân bố dân cư không đều có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết?
1. Dân cư nước ta phân bố đều
a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)
- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2
+ Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2
- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.
+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2
- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,
b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).
- Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên 26,9 % (2005).
2. Nguyên nhân:
- Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.
- Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.
- Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.
- Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.
- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.
3. Hậu quả và hướng giải quyết
a. Hậu quả:
Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
b. Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.
- Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.
- Hạn chế di dân tự do.
Sự già hóa dân số ở nước phát triển và bùng nổ dân số ở nước đang phát triển có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
Sự già hóa dân số ở nước phát triển và bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
- Năm 2005 dân số thế giới là 6.477 triệu người, trong đó các nước đang phát triển chiếm 81%.
- Sự tăng, giảm dân số ở các nhóm nước khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Các nước phát triển:
+ Tỉ suất gia tăng dân số thấp hoặc không tăng dẫn đến già hóa dân số.
+ Ảnh hưởng:
• Thiếu nguồn lao động.
• Tỉ lệ người già ngày càng nhiều, chi phí tiền phúc lợi xã hội cao.
- Các nước đang phát triển:
+ Gia tăng dân số nhanh (bùng nổ dân số).
+ Kinh tế còn chậm phát triển.
+ Ảnh hưởng:
• Giải quyết việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế,…
• Môi trường hủy hoại nhanh.
Trình bày các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? Kể tên 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta?
Ý nghia : Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao
Sự phân bố và phát triển -Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu phân bố vùng đồng bằng,như lạc, bông dâu tằm thuốc lá Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu trung du miền núi như cà phê
Giải thích sự phân bố cây chè và cao su là Chè: nhiều nhất trung du miền núi bắc bộ sau đó là Tây nguyên Cao su nhiều nhất đông nam bộ sau đó la tây nguyên Giải thích do khí hậu nhiệt đới,vùng đất rộng lớn màu mỡ như feralit, badan,... thích hợp hình thành vùng chuyên canh trồng cao su va chè
Lao động nông thôn thành thị khác nhau do việc được học tập nhận thưc khác nhau Thành thị mức sống cao noi g thôn mức sống thấp
Dân cư và lao động: dồi dào, có khả năng tiếp thu KH-KT, thị trường lớn.
Cơ sở vật chất-kỹ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước.
Thị trường trong và ngoài nước.
Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. HCM, Hà Nội.