Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thư2302
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 12 2018 lúc 18:05

Chọn đáp án: C.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 11 2019 lúc 7:50

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật.

- Khái quát chủ đề của đoạn trích.

Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời dùng thơ văn làm vũ khí bảo vệ đạo đức đạo lý ca ngợi chính nghĩa, nhân nghĩa, ca ngợi những người anh hùng nghĩa hiệp, trọng nghĩa khinh tài, làm việc nhân nghĩa không mảy may vụ lợi ... Một trong những đoạn trích thể hiện thành công chủ đề lòng nhân nghĩa là đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn “...

b. Thân bài: Cảm nhận về lòng nhân nghĩa trong đoạn trích:

- Thể hiện ở nhân vật Ông Ngư qua :

   + Hành động,việc làm

   + Lời nói ...

Hình ảnh ông ngư và gia đình ông là một hình ảnh đẹp, đối lập với hình ảnh Trịnh Hâm như cái thiện đối lập với cái ác, cái cao cả đối lập với những toan tính thấp hèn, ánh sáng đối lập với bóng tối. Hình ảnh đó hiện lên cao đẹp trong sáng qua những việc làm, lời nói và cuộc sống của ông Ngư:

- Việc làm :

...vớt ngay lên bờ . Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày .

Việc làm khẩn trương và rất ân cần, chu đáo, cả nhà xúm vào hết lòng chạy chữa cho Vân Tiên những cách thức rất dân dã. Đó là những tình cảm chân thực và lòng yêu thương con người của gia đình ông Ngư .

- Lời nói :

...người ở cùng ta , Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui .

Những lời nói đầy ân tình và rất mực khảng khái, trọng nghĩa, khinh tài. Gia đình ông Ngư cũng chẳng giàu có gì, chỉ rau cháo qua ngày, vậy mà tấm lòng rộng mở, sẵn sàng cưu mang Vân Tiên. Tấm lòng đó đâu cần đến một sự trả ơn !

...lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn.

Câu nói của ông bộc lộ một thái độ khảng khái, vô tư của con người không vụ lợi, ích kỷ, một lòng làm việc nghĩa không bao giờ cần sự báo đáp của người chịu ơn, đó là đức tính khiêm nhường, thấy việc nghĩa thì làm, không coi đó là công trạng ...

- Cuộc sống của gia đình ông Ngư :

Nước trong rửa ruột... Hàn Giang .

   + Cuộc sống ngoài vòng danh lợi, ngoài sự bon chen của thế tục nên nó rất trong sạch không gợn vẩn đục .

   + Cuộc sống tự do giữa thiên nhiên cao rộng, hoà nhập, bầu bạn với thiên nhiên.

   + Cuộc sống lạc quan, ung dung, thanh thản bởi con người tự làm chủ mình, tìm thấy niềm vui trong lao động tự do ...

c. Kết bài: hình ảnh ông Ngư bao hàm cả niềm tin và mơ ước của tác giả về cuộc đời , về con người . Điều đáng quý là niềm tin và ước mơ đó đã được Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào nhân dân và những người lao động bình thường ...

Phương Duyên
Xem chi tiết
....
20 tháng 10 2021 lúc 14:28

Chàng trai Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng khi đó mới chỉ 16 tuổi, chàng hiện lên như một nhân vật lý tưởng, không hề ham muốn lập công danh, chỉ mang tài năng để giúp đời. Có thể nói thử thách đầu tiên chính là việc gặp chuyện bất bình, giữa đám cưới đông đảo gươm giáo sáng ngờ, Vân Tiên một mình tay không, bẻ cây làm gậy nhưng vẫn đánh cho bọn cướp tan tác. Đánh tan lũ cướp sơn đà chàng đã giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên. Thấy hai cố gái còn chưa hết run sợ, chàng bèn tìm cách an ủi. Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và anh hùng diễn ra thấm đẫm tình người, chàng là con người chính trực hào hiệp nhưng cũng rất từ tâm nhân hậu. Khi Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ, chàng đã khước từ. Qua đây đã giúp người đọc hình dung ra, Nguyễn Đình Chiểu như đưa ra một quan điểm về người anh hùng trong xã hội phong kiến loạn lạc. Lục Vân Tiên chính là đại diện cho cái thiện mang vẻ đẹp hào hiệp trong cái xã hội đầy bất công tàn ác khi xưa.

Phạm Bùi Công Đai
Xem chi tiết
Chu Thị Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Pham Nhu Y
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 10 2021 lúc 21:28

Em tham khảo:

Trong văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên thật anh dũng phi thường. Khi nhìn thấy bọn cướp, Lục Vân Tiên không những không sợ hãi trốn chạy mà còn lao ra chỗ bọn cướp đánh nhau với chúng để cứu người. Chỉ với một cây gậy bằng thân cây mà một mình Vân Tiên đã đánh tan lũ giặc hại dân hại nước. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả Lục Vân Tiên võ công phi thường "tả đột hữu xông" đánh bọn cướp không chớp mắt. Chàng đại diện cho chính nghĩa, cho cái thiện để đánh thắng bọn gian tà. Tên cầm đầu bọn cướp bị Lục Vân Tiên cho một gậy khiến "thác rày thân vong". Chỉ bằng vài câu thơ ngắn gọn, NGuyễn Đình Chiểu đã vẽ nên một Lục Vân Tiên oai nghi hùng dũng, xả thân vì nghĩa.

MINH NGUYỄN TUẤN
Xem chi tiết
Nhân Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 10 2021 lúc 16:24

Em tham khảo nhé:

Trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên thật anh dũng phi thường. Khi chàng nhìn thấy bọn cướp, chàng không những không sợ hãi trốn chạy mà còn lao ra chỗ bọn cướp đánh nhau với chúng để cứu người. Chỉ với một cây gậy bằng thân cây mà một mình Vân Tiên đã đánh tan lũ giặc cướp hại nước hại dân. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả Lục Vân Tiên võ công phi thường "tả đột hữu xông" đánh bọn cướp không chớp mắt. Chàng là đại diện cho chính nghĩa, cho cái thiện để đánh thắng bọn gian tà. Tên cầm đầu bọn cướp bị Lục Vân Tiên cho một gậy khiến "thác rày thân vong". Vâng, chỉ bằng vài câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ nên một Lục Vân Tiên oai nghi hùng dũng, xả thân vì nghĩa đọng mãi trong lòng người đọc.