kể chuyện sự tích hồ ba bể
Nghe kể chuyện:
Sự tích hồ Ba Bể
Truyện cổ tích Việt Nam
Học sinh nghe kể chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”
Kể lại câu chuyện " Sự tích hồ BA BỂ ?
Giúp với
Ngày xửa, ngày xưa, ở xã Nam Mẫu, thuộc địa phận tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin không rõ từ đâu tới. Bà cụ gầy còm, lở loét như người bị bệnh phong. Đi tới đâu, bà cũng thều thào mấy tiếng nghe thật tội nghiệp:
“ Đói! Đói lắm các ông ơi, các bà ơi !” Thế mà bà đi đến đâu, mọi người cũng đều lảng tránh bà, thậm chí bà còn xua đuổi nữa.
Thật may cho bà cụ. Bà gặp được hai mẹ con một bà góa đi chợ về. Thấy bà cụ tội nghiệp quá, hai mẹ con đưa bà về lấy cơm nguội cho ăn rồi xếp chỗ ngủ cho bà cụ.
Đêm hôm ấy, hai mẹ con thấy chỗ bà cụ nằm bỗng sáng rực lên. Một con giao long to lớn nằm cuộn mình ở đấy. Cả hai rụng rời kinh hãi đành nằm im không động đậy, phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, chỗ nằm vẫn là bà cụ gầy còm, còn giao long thì đã biến mất. Bà cụ sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt hai mẹ con, bà cụ nói: “Vùng này sắp có một trận lụt lớn, ta cho hai mẹ con gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được tai họa”. Người mẹ thấy lạ, vội hỏi: “ Vậy dân làng sẽ chết hết, làm sao để cứu họ, hở cụ?”. Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra rồi đưa cho hai mẹ con và dặn: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện.” Nói rồi, bà cụ biến mất.
Tối hôm đó, lúc mọi người đang lễ bái thì bỗng nhiên có một dòng nước phun lên kèm theo một tiếng nổ long trời lở đất. Tất cả nhà cửa ruộng vườn đều chìm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con vẫn bình yên vô sự. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà dâng cao bấy nhiêu. Thấy cảnh dân làng bị nước lũ cuốn trôi, hai mẹ con rất đau đớn, xót xa. Chợt nhớ đến hai mảnh vỏ trấu bà cụ đưa cho, hai mẹ con liền lấy ra thả xuống nước. Kỳ lạ thay, hai mảnh vỏ trâu bỗng hóa thành hai chiếc thuyền lớn. Hai mẹ con mừng quá, vội lên thuyền chèo đi khắp nơi cứu người bị nạn. .
Chỗ đất bị sụt lở ấy đã biến thành cái hồ lớn mà ngày nay ta gọi là hồ Ba Bể. Cái nền nhà của hai mẹ con bà góa trở thành một hòn đảo nhỏ và được gọi là hòn Bà Góa.
Hok tốt .
# EllyNguyen #
Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.
Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội.
Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.
Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại qua đêm.
Đến giữa khuya, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn".
Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: "Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trẩu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện".
Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi báo cho mấy người gần đó biết. Họ đều bật cười, cho đó là chuyện bâng quơ.
Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên, mỗi lúc một mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc đó. mọi người đều kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.
Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con người đàn bà goá vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.
Chỗ đất sụt xuống ấy chính là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Goá.
Tham khảo :
Ngày xưa, có lần ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Ai cũng lo làm việc tốt lành để cầu phúc.
Hôm ấy, bỗng có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy gòm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ phều phào mấy tiếng: " Đói lắm các ông, các bà ơi!", rồi giơ rá ra bốn phía cầu xin.
Nhưng đi đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước ra khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa mới đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời bà nghỉ lại.
Khuya hôm đó, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin tội già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà góa rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.
Nhưng sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy thấy con giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói:" Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ giắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn".
Người mẹ nghe thấy vậy lấy làm lạ, bèn hỏi:" Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm ?" . Bà già suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vở trấu cho hai mẹ con và bảo :" Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện".
Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện mấy người gần đó biết. Họ đều cười và cũng cho đó là chuyện bâng quơ.
Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bông có một cột nước từ dưới đất phun lên, càng về sau càng mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc ấy, ai nấy mới kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.
Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà bé nhỏ của hai mẹ con nhà kia là khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hóa ra thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, có sức vớt những người bị nạn.
Chỗ sụt xuống ấy nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Góa.
HT
các bạn ơi hãy kể câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể có mở mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng mình cần gấp
Kể sự tích hồ ba bể
Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủi.
Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phiá vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:
– Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà này. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai họa lớn xảy ra. Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.
Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi cao.
Trên núi, hai mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.
Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội.
Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.
Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại qua đêm.
Đến giữa khuya, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn".
Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: "Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trẩu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện".
Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi báo cho mấy người gần đó biết. Họ đều bật cười, cho đó là chuyện bâng quơ.
Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên, mỗi lúc một mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc đó. mọi người đều kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.
Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con người đàn bà goá vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.
Chỗ đất sụt xuống ấy chính là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Goá.
Một năm sau sự kiện xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn bị ngập chìm trong luc lụt, người dân trong làng trở về với cuộc sống bình thường. Năm đó, có một vị đại quan đi tuần qua đây, thấy trong làng có một cái hồ lớn, ở giữa nổi lên một cái gò trông rất đẹp và kì lạ. quan bèn cho gọi một vị bô lão trong làng đến hỏi chuyện.
- Nhân có công việc đi qua đây, ta thấy làng ngươi bỗng xuất hiện một chiếc hồ kì lạ. Ngươi hãy nói cho ta nghe xuât xứ của nó.
Ông lão bèn thưa:
- Nhắc đến chuyện này quả thật xấu hổ. Năm ngoái, làng lão có mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì mọi người đều kinh sợ và xua đuổi bà. Chỉ có duy nhất mẹ góa con côi ở giữa làng thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Theo chị ta kể lại, tối hôm ấy, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện một con Giao Long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Mẹ con nhà ấy sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.
- Có chuyện kì lạ như vậy sao? Quan hỏi.
- Dạ thưa, chuyện kì lạ vẫn chưa hết đâu ạ! Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con không thấy Giao Long đâu cả. Trên chiếc võng vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà già sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. May phúc cho làng thần, chị ta có lòng tốt nên đã hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con nhà chị này hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Hai mẹ con nhà ấy thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Họ còn đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng lão ngu muội không tin. Thật đáng trách.
- Chuyện tiếp theo như thế nào? Quan vội vàng hỏi.
- Dạ bẩm quan, đúng như lời bà lão nói. Tối hôm đó, khi dân chúng làng lão đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân làng lão sợ hãi vô cùng, chính bản thân lão cũng chới với trong dòng nước lớn. Đang không biết bấu víu vào đau thì lào được hai mẹ con nhà chị góa cứu lên thuyền và đưa về nhà chị. Những người khác cũng thế. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ lão đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con họ không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Chính sau sự kiện đó, làng lão bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộngn mà quan đã thấy. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con họ nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa. Đó là tất cả những điều lão biết.
- Quả thật kì lạ! Vậy sau đó làng các ngươi đã làm lễ tạ tội với thần Giao Long chưa?
- Dạ bẩm, rồi ạ! Từ sau lần hút chết đó, dân làng rất chăm lo việc thiện. Thấy người nghéo đói, rách nát, bệnh tật đều hết lòng giúp đỡ. Đồng thời ngày đêm hương khói tạ lỗi với thần Giao Long.
- Các ngươi làm thế là phải. Biết sai phải sửa. Làm người sống phải có tính thiện từ trong tâm, chứ đừng chỉ giả bộ bên ngoài. Có như vậy trời phật mới phù hộ.
- Quan dạy rất phải. Bô lão nói.
Sau khi nghe xong câu chuyện, quan đi đến đâu cũng sai người kể lại cho dân vùng đó để răng dạy dân chúng. Cũng nhờ vậy nên sự tích hồ Ba Bể được lưu truyền khắp nơi và còn đến tận hôm nay.
nêu tóm tắt nội dung câu chuyện sự tích hồ ba bể
Các bạn ơi, cho mình tham khảo câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”
ngày xưa ,ở trong đêm 1 lễ hội nọ có 1 bà lão ăn xin ghẻ lở ,ghớm ghiếc .Bà lão đi đến đâu cũng nói rằng: các ông bà ơi , đói lắm ,nhưng không ai lo cho bà cụ .một mẹ con bà goá thấy thương và cho bà lão ăn và nghỉ .Rồi buổi đêm mẹ con bà goá thức giấc và thấy một con giao long to lớn đang nằm chỗ bà cụ ,hai mẹ con nhắm mắt sợ hãi . sáng hôm sau bà cụ đưa cho mẹ con bà goá 1 cái gì đó quên và nói thứ đó sẽ giúp 2 mẹ con bà ,và bà lão nói sẽ có 1trận lũ lớn nhưng mẹ con bà goá bảo : Làm sao chúng tôi có thể cứu được người dân ? bà lão cắn vỡ một hạt thóc rồi đưa cho mẹ con bà goá .sau đó bà lão rời đi .cuối cùng trận lũ thật sự đã đến ,người dân cố gắng chạy thoát nhưng không kịp .mẹ con bà goá thử ném hạt thcs xuống và hạt thóc biến thành 2 chiếc thuyền to ,mẹ con bà goá lên thuyền và cứu người dân .và hồ Ba Bể đã hình thành như thế và cănnhaf của mẹ con nhà bà goá đã thành Gò Bà Goá
hếttttttt
Tả bài văn về câu chuyện:
a/ Sự tích hồ Ba Bể.
a)Cha tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng mẹ già tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn.
Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì ai nấy đều kinh sợ và xua đuổi bà. Mẹ tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con tôi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và mẹ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Mẹ tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Mẹ và tôi chia nhau đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.
Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy, tôi và mẹ, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ mẹ con tôi đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
b)
Trong một ngôi nhà nhỏ chỉ có hai mẹ con sống với nhau. Hằng ngày, người mẹ phải làm lụng rất vất vả để nuôi con, người con hiếu thảo biết mẹ khổ nên vô cùng thương mẹ.
Vì làm việc vất vả nên không may người mẹ lâm bệnh nặng, người con đã chăm sóc mẹ hết lòng nhưng bệnh vẫn ngày một nặng thêm. Sợ quá, không biết phải làm sao, người con chỉ còn biết ôm mẹ mà khóc rồi ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, người con mơ thấy một bà tiên bay xuống đứng bên cạnh, ôm người con vào lòng và nói: “ Bé con của bà, làm sao con khóc? Có phải con khóc vì sợ không thể cứu được mẹ đúng không? Con hãy nín đi, bà sẽ giúp con cứu mẹ. Nhưng có thể con sẽ phải hi sinh đến tính mạng của mình đấy vì đường đi lấy thuốc rất xa và nguy hiểm, liệu con có làm được không?..”
Người con vô cùng sung sướng và bừng tỉnh giấc, vội vàng làm theo lời bà tiên trong giấc mơ. Cô chạy vào rừng, qua rất nhiều ngọn núi, đến một thung lũng xa xôi, vượt lên ngọn núi cao. Trên đỉnh núi có một bông hoa cúc tỏa hương thơm ngào ngạt. Cô bé vội vàng chạy tới nói với hoa: “Hoa ơi, hoa đẹp quá, nếu tôi hái hoa thì chắc là hoa sẽ đau lắm! Nhưng hoa đừng trách tôi nhé vì mẹ tôi đang bị ốm nặng ở nhà, tôi phải mang hoa về để chữa cho mẹ tôi”. Rồi cô hái bông hoa và băng băng chạy về nhà tặng hoa cho mẹ. nhưng người mẹ vẫn không tỉnh lại. Chợt nhớ đến lời dặn của bà tiên: “ Con phải tước nhỏ từng cánh hoa, càng tước được nhiều thì mẹ con càng sống lâu hơn”. Cô bé miệt mài ngồi tước thật nhỏ, thật nhỏ từng cánh hoa suốt hai ngày hai đêm. Và điều đó đã trở thành sựu thật. Hai mẹ con vô cùng hạnh phúc, ôm lấy nhau khóc nức nở và sống vui vẻ bên nhau mãi mãi.
c)
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký
Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Phỏng theo Bàn chân kì diệu Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chi Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.
Ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giàu nghị lực của Nguyễn Ngọc Ký Tuy bị bại liệt hai cánh tay nhưng kiên trì, vượt khó, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước.
a)Cha tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng mẹ già tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn.
Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì ai nấy đều kinh sợ và xua đuổi bà. Mẹ tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con tôi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và mẹ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Mẹ tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Mẹ và tôi chia nhau đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.
Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy, tôi và mẹ, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ mẹ con tôi đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
a)Cha tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng mẹ già tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn.
Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì ai nấy đều kinh sợ và xua đuổi bà. Mẹ tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con tôi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và mẹ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Mẹ tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Mẹ và tôi chia nhau đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.
Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy, tôi và mẹ, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ mẹ con tôi đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
b)
Trong một ngôi nhà nhỏ chỉ có hai mẹ con sống với nhau. Hằng ngày, người mẹ phải làm lụng rất vất vả để nuôi con, người con hiếu thảo biết mẹ khổ nên vô cùng thương mẹ.
Vì làm việc vất vả nên không may người mẹ lâm bệnh nặng, người con đã chăm sóc mẹ hết lòng nhưng bệnh vẫn ngày một nặng thêm. Sợ quá, không biết phải làm sao, người con chỉ còn biết ôm mẹ mà khóc rồi ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, người con mơ thấy một bà tiên bay xuống đứng bên cạnh, ôm người con vào lòng và nói: “ Bé con của bà, làm sao con khóc? Có phải con khóc vì sợ không thể cứu được mẹ đúng không? Con hãy nín đi, bà sẽ giúp con cứu mẹ. Nhưng có thể con sẽ phải hi sinh đến tính mạng của mình đấy vì đường đi lấy thuốc rất xa và nguy hiểm, liệu con có làm được không?..”
Người con vô cùng sung sướng và bừng tỉnh giấc, vội vàng làm theo lời bà tiên trong giấc mơ. Cô chạy vào rừng, qua rất nhiều ngọn núi, đến một thung lũng xa xôi, vượt lên ngọn núi cao. Trên đỉnh núi có một bông hoa cúc tỏa hương thơm ngào ngạt. Cô bé vội vàng chạy tới nói với hoa: “Hoa ơi, hoa đẹp quá, nếu tôi hái hoa thì chắc là hoa sẽ đau lắm! Nhưng hoa đừng trách tôi nhé vì mẹ tôi đang bị ốm nặng ở nhà, tôi phải mang hoa về để chữa cho mẹ tôi”. Rồi cô hái bông hoa và băng băng chạy về nhà tặng hoa cho mẹ. nhưng người mẹ vẫn không tỉnh lại. Chợt nhớ đến lời dặn của bà tiên: “ Con phải tước nhỏ từng cánh hoa, càng tước được nhiều thì mẹ con càng sống lâu hơn”. Cô bé miệt mài ngồi tước thật nhỏ, thật nhỏ từng cánh hoa suốt hai ngày hai đêm. Và điều đó đã trở thành sựu thật. Hai mẹ con vô cùng hạnh phúc, ôm lấy nhau khóc nức nở và sống vui vẻ bên nhau mãi mãi.
c)
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký
Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Học tốt!
kể lại từng đoạn "sự tích hồ Ba Bể"dựa vào các tranh dưới đây
tham khảo:
Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.
Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quần áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.
Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.
Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận.
Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả.
Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.
Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kì lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, người ta gọi là gò Bà Goá.
hãy kể lại sự tích hồ ba bể bằng đầu của bạn
Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu có tổ chức ngày hội cúng Phật rất đông người đến tham gia. Trong đó, xuất hiện một bà già xấu xí, bẩn thỉu, gớm ghiếc. Ai cũng sợ hãi và xa lánh bà ta.
Duy chỉ có hai mẹ con tốt bụng, tuy nghèo khó nhưng họ đã thương xót, đồng ý cho bà ăn uống và nghỉ ngơi lại nhà. Đêm hôm đó, người mẹ nhìn thấy chỗ bà già kia nằm ngủ phát ra ánh sáng thần kì. Nhìn kĩ, thì ở đó là một con Giao Long to lớn đang cuộn mình nằm ngủ. Sợ hãi, người mẹ không dám làm gì, đành nằm im ngủ tiếp.
Sáng hôm sau, bà lão rời đi. Trước khi đi, bà đưa cho hai mẹ con một túi tro dặn rắc quanh nhà và một mảnh trấu luôn mang theo mình. Bà bảo đó là phần thưởng cho tấm lòng thơm thảo của hai mẹ con. Còn những kẻ mang danh viếng Phật lại vô tâm ngoài kia sẽ phải chịu quả báo. Nói rồi hóa thành Giao Long bay đi.
Mấy hôm sau, từ dưới bàn thờ Phật dâng lên cột nước lớn, chẳng mấy chốc gây sạt lở, nhấn chìm hết toàn bộ vùng đất. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là còn nguyên. Thấy mọi người đau khổ trong biển nước, người mẹ thả miếng trấu được cho xuống dòng nước, thì nó đột nhiên biến thành chiếc thuyền lớn. Thế là hai mẹ con liền chèo thuyền đi cứu người.
Bây giờ biển nước ấy vẫn con, được đặt tên là hồ Ba Bể. Còn mỏm đất có ngôi nhà của hai mẹ con được gọi là Gò Bà Góa.
Ngày xưa , ở 1 tỉnh tại Bắc Kạn , người ta tổ chức 1 lễ cúng phúc nên ai cũng lo làm chuyện tốt lành để được may mắn và có phúc. Bỗng hôm đó có 1 bà cụ ăn xin , trông thật gớm ghiếc. Thân người bà gầy gòm , lở loét , mùi hôi bốc ra từ bà thật khó chịu. Bà đi đến đâu cũng nói : Đói lắc các ông , các bà ơi !.
Nhưng bà cụ đi đến đâu cũng bị xua đuổi , ngày ngày vẫn như vậy. Đến 1 ngã ba thấy 2 mẹ con nhà bà Goá đang đi chợ về , thấy thương bà cụ , 2 mẹ con mời bà ăn bữa cơm và nghỉ luôn tại đêm. Vào đêm khuya , 2 mẹ con thấy chỗ bà cụ ngủ sáng rực lên , 2 mẹ con mới ra xem thì phát hiện trên võng không phải bà cụ ăn xin , lở loét nữa mà 2 mẹ con thấy 1 con giao long khổng lồ đang cuộn mình nằm trên võng , đuôi nó thả xuống đất. 2 mẹ con sợ hãi liền nhắm nằm iên nhưng khổng ngủ. Cả đêm khó lắm 2 mẹ con mới ngủ được.
Sáng hôm sau 2 mẹ con thấy không còn con giao long mà vẫn là bà cụ ăn xin lở loét. Đã thấy bà cụ sắp ra đi thì bà liền cảm ơn 2 mẹ con và đưa cho 2 mẹ con 1 túi tro và nói : Đêm nay , sẽ có lũ lớn hãy dắc túi tro này khắp nhà để tránh bão lụt. 2 mẹ con rất ngạc nhiên rồi hỏi bà cụ : Thế làm thế nào để cứu mọi người khỏi lũ . Bà suy nghĩ 1 lát rồi lấy 1 quả trấu cắn ra làm đôi rồi đưa cho 2 mẹ con 2 vỏ trấu rồi khuất mất đã không thấy bà cụ đâu. 2 mẹ con rất đỗi ngạc nhiên nhưng vẫn làm theo lời bà cụ rồi đi báo tin cho mọi người.
Đêm hôm đó , quả không sai , mọi người đang cũng phúc thì tự nhiêu có 1 dòng nước phun lên rất lớn rồi cuốn trôi mọi thứ. Mọi người hoảng sợ bỏ chạy nhưng đã muộn , mặt đất dung chuẩn rồi chẳng mấy chốc chỗ đó có rất nhiều nước người ta họi đó là hồ Ba Bể. Còn nhà của 2 mẹ con thì không bị làm sao vì sàn nhà mỗi lúc 1 cao lên. Nên ngôi nhà của 2 mẹ con thành 1 hòn đảo nhỏ giữa hồ.2 mẹ con vừa đặt 2 vỏ trấu xuống nước thì 2 vỏ trấu biến thành 2 chiếc bè nhỏ. 2 mẹ con mặc gió mưa đi cố vớt mọi người lên.
Ý nghĩa : Chúng ta cần phải biết giúp đỡ người khác khi người ta gặp nạn và bạn sẽ nhận được 1 kết quả xứng đáng.
~ Hok Tốt ~
Ngày xửa ngày xưa, thần Giao Long biến thành bà lão già nua bệnh tật để đi thử lòng mọi người. Đến đâu bà lão cũng bị người ta xa lánh. Một hôm bà lão tìm đến một nơi đang diễn ra lễ hội đồng vui. Mọi người đều ăn mặc đẹp, thắp hương khấn cầu Trời, Phật, thần linh ban cho nhiều phúc lộc. Ai cũng nói đến chuyện làm phúc, chuyện lễ nghĩa. Nhưng mọi người đều xa lánh, đều từ chối, đều xua đuổi bà lão đói khổ khi bà cất tiếng van xin.
Trời sắp tối. Bà lão ăn mày lập cập bước vào một túp lều của hai mẹ con bà Góa nghèo khổ. Chỉ có một bát cơm nguội, hai mẹ con dành cho bà lão ăn mày. Chỉ có một manh chiếu rách, hai mẹ con cũng nhường cho con người khốn khổ. Bà lão ăn mày cảm động lắm cất tiếng cảm ơn và nói: "Hai mẹ con bà tuy nghèo mà phúc đức lắm, Trời sẽ phù hộ cho". Trước khi bước ra đi, bà lão đưa cho hai mẹ con bà Góa một gói tro, một chiếc vỏ trấu và dặn: "Nhớ giữ lấy để phòng thân. Lũ lụt, mưa to gió lớn thì rắc tro xung quanh nhà. Nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống...". Rồi bà lão ăn mày biến mất.
Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Giao Long còn hóa phép làm cho đất sụt xuống, nước phun lên, dâng lên trắng cả trời đất như biển. Nhiều người bị chết đuối, bị lũ cuốn đi. Hai mẹ con bà Góa rắc tro xung quanh túp lều mình, nước không tràn vào được. Chiếc vỏ trấu, hai mẹ con vừa thả xuống nước, tức thì hóa thành một chiếc thuyền độc mộc rất to, rất dài. Với chiếc thuyền độc mộc ấy, hai mẹ con bà Góa đã cứu được bao nhiêu người thoát chết. Họ không bao giờ quên công ơn của hai mẹ con bà.
Nơi thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một cái hồ sâu, dài, rộng, bốn bề là vách núi, được người đời gọi là hồ Ba Bể. Giữa hồ mênh mông nổi lên một cái gò cao gọi là gò Bà Góa.
Đã bao đời nay, dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao:
"Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh