Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 2 2017 lúc 5:14

Tác giả dành nhiều câu thơ để gợi tả vẻ đẹp về tài năng Thúy Kiều

- Tài năng đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa

    + Tác giả nhấn mạnh vào tài đàn là sở trường, điểm mạnh

- Cực tả cái tài của Kiều để gợi cái tâm đặc biệt của nàng

    + Cung đàn “bạc mệnh” thể hiện trái tim đa sầu, đa cảm của Kiều

→ Vẻ đẹp hài hòa sắc, tài, tình của Kiều đạt tới độ “mười phân vẹn mười”

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:36

- Hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải”: biến cái động thành tĩnh, thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước.

- Miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ba nghìn thước” trong trạng thái động

- So sánh độc đáo dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây, làm cho thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp và huyền ảo.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2017 lúc 8:39

Xem lại bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hằng
8 tháng 5 2021 lúc 7:34

* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.

* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình

- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen

- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.

- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.

* Nhận xét:

- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.

- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Yến Vy
8 tháng 5 2021 lúc 21:35

* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.

* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình

- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen

- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.

- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.

* Nhận xét:

- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.

- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Minh Đức
12 tháng 9 2021 lúc 21:08

* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.

* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình

- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen

- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.

- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.

* Nhận xét:

- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.

- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức Phát
Xem chi tiết
Phạm Ngân Thương
24 tháng 1 2022 lúc 13:43

1. Trời mùa thu rất trong lành , gió mùa thu se se lạnh

2. Hoàng hôn lên trông thật dịu dàng và mặt biển cũng in hình bóng của hoàng hôn 

3 . Buổi sáng , những bông hoa hồng đã đơm hoa , kết trái , những bông hoa ấy cũng lung linh và rạng ngời biết bao .

Chúc bạn hok tốt

Bình luận (0)
Phạm Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
Đinh Hà
15 tháng 4 2016 lúc 11:56

MỞ BÀI

Rút trong tập Thơ thơ  tập thơ đầu của Xuân Diệu, xuất bản năm 1938.

Tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Một đời người chỉ có một lần tuổi trẻ. Phải biết quý trọng và sống hết mình với tuồi trẻ và thời gian.

PHÂN TÍCH

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

-   Thiên nhiên rất đẹp, đầy hương sắc của hoa đồng nội xanh rì, của lá cành tơ phơ phất, tuần tháng mật cùa ong bướm, khúc tình si cùa yến anh. và này đây ánh sáng chớp của hàng mi. Chữ này đây được nhắc lại năm lần để diễn tả sự sống ngồn ngộn phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu. Vi lẽ đó nên phải vội vàng tắt nắng đi và buộc gió lại. Trong cái phi lí có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn.

-   Tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Bình minh là khoảnh khắc tươi đẹp nhất cùa một ngày, đó là lúc Thần Vui hàng gõ cửa. Tháng giêng là tháng khởi đầu cùa mùa xuân, ngon như một cặp môi gần. Một chữ ngon chuyên đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Chiếc môi ấy chác là của giai nhân, của trinh nữ. Đây là câu thơ hay nhất mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu.

Chắc là Xuân Diệu viết bài thơ này trước năm 1938, lúc ông trên dưới 20 tuổi - cái tuổi thanh xuân bừng sáng, nhưng thi sĩ đã vội vàng một nửa - cách nói rất thơ – chẳng cần đến tuổi trung niên (nắng hạ) mới luyến tiếc tuổi hoa niên. Dấu chấm giữa dòng thơ, rất mới, thơ cổ không hề có. Như một tuyên ngôn về vội vàng:

 

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Vội vàng vì thiên nhiên quá đẹp, vì cuộc sống quá yêu, vì tuổi trẻ quá thơ mộng. Đang tuổi hoài niên mà đã “vội vàng một nửa” ... Cảm thức của thi sĩ về thời gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ rất hồn nhiên, mới mẻ.

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm

-   Quan niệm về thời gian có nhiều cách nói. Thời gian là vàng ngọc. Bóng ngả lưng ta. Thời gian vun vút thoi đưa, như bóng câu (tuấn mã) vút qua cửa sổ, như nước chảy qua cầu. Thời gian một đi không trở lại. Xuân Diệu cũng có một cách nói rất riêng của nhà thơ: tương phẩn đối lập để chỉ ra một đời người chỉ có một tuổi xuân; tuổi trẻ một đi không trở lại.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Mà xuân hết, nghĩa lù tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại...

Giọng thơ sôi nổi như nước tự mạch nguồn tuôn ra. Một hệ thống tương phản đối lập: tới - qua, non - già, hết - mất, rộng - chật, tuần hoàn - bất phục hoàn, vô hạn - hữu hạn - đế khẳng định một chân lí - triết lí: tuổi xuân một đi không trở lại. Phải quý tuổi xuân.

-   Cách nhìn nhận về thời gian cũng rất tinh tế, độc đáo, nhạy cảm. Trong hiện tại đã bắt đầu có quá khứ và tương lai; cái đang có lại đang mất dần đi...

Và mối tương giao mầu nhiệm của cảnh vật, của tạo vật hình  như  mang theo nỗi buồn chia phôi hoậc tiễn biệt, hờn vì xa cách, sợ vì phai tàn sắp sửa. Cám xúc lãng mạn dào dạt trong cái vị đời. Nói cảnh vật thiên nhiên mà là để nói về con người, nói về nhịp sống khẩn trương, vội vàng của tạo vật. Với Xuân Diệu, hầu như cuộc sống nơi vườn trầu đều ít nhiều mang bi kịch về thời gian.

Mùi tháng năm đểu rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.

Cũng là gió, là chim... nhưng gió thì thào vì hờn. chim bỗng ngừng hót. ngừng rao vì sợ! Câu hỏi tu từ xuất hiện cũng là để là nổi bật nghịch lí giữa mùa xuân - tuổi trẻ và thời gian:

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối. Lo lắng. Chợt tỉnh mùa chưa ngã chiểu hôm, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn, vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng:

Chẳng bao giờ / ôi / Chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi / mùa chưa ngả chiều hôm...

 

Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm Thơ tiểc cảnh :

Xuân xanh chưa dễ hai phen lại

Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên.

'(Bài số 3)

Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm.

(Bái số 7)

Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm  nhận sắc điệu trữ tình trong Vội vàng về màu thời gian, về sắc thời gian và tuổi trẻ. Thật yêu đời. Thật ham sống.

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!

-   Mở đầu bài thơ là cái tôi hăm hở: Tôi muốn tắt nắng đi. Kết thúc bài thơ là ta, là mọi tuổi trẻ. Một sự hòa nhập và đồng điệu trong dòng chảy thời gian: Sống mãnh liệt, sống hết mình. Sống nồng nàn say mê. Nghệ thuật trùng điệp trong diễn tả. Ngôn từ đậm màu sắc cảm giác, xúc giác, rạo rực: ta muốn ôm, ta muốn riết, ta muốn say, ta muốn thâu.

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu man mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

 Và non nước, và cây, và cỏ rạng.

Sống cũng là để yêu, yêu hết mình. Thơ hay vì màu sắc lãng mạn. Vì giọng thơ sôi nổi. Nghệ thuật vắt dòng với ba từ và xuất hiện trong một dòng thơ làm nổi bật cám xúc: say mê vồ vập cảnh đẹp, tình đẹp nơi vườn trần. Tất cả mùi thơ, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng... đều là khao khát cúa thi nhân:

Cho chếch choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

III. KẾT LUẬN

Sống vội váng không có nghĩa là sông gấp, ích kỉ trong hưởng thụ. Vội vàng thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là đế yêu; tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật. Tình cảm ấy đã thế hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ, cấp tiến. Bảy thập kỉ sau còn làm cho không ít người ngỡ ngàng! Xuân Diệu đã sống vội vàng như vậy. 50 tác phẩm, hơn 400 bài thơ tình, ông đã làm giàu đẹp cho nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Bài thơ Vội vàng cho thấy một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, rất nhân ván, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. Vội vàng tiêu biểu nhất cho Thơ mới, thơ lãng mạn 1932-1941.

 

Bình luận (0)
Đinh Hà
15 tháng 4 2016 lúc 11:57

1.Mở bài: Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

2.Thân bài: Phân tích bài thơ để làm rõ vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại 
a)Trước hết, nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên không khí những bài thơ cổ: một dòng sông dài rộng, những khoảng cách xa xôi, những chia li cách trở (chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương. . .). Tràng giang còn gợi tên con sông Trường giang, nơi Thôi Hiệu viết Hoàng Hạc lâu, Liù Bạch viết Hoàng Hạc lâu, tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng. . . 
+ Huy Cận có thể viết Trường giang nhưng phải viết Tràng giang vì vần “ang” liên tiếp hai lần nghe buồn và mênh mang hơn.

+ Trước khi vào phần chính, Huy Cận còn viết một câu “đề từ”:

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

Không chỉ có trời rộng và sông dài của thơ cổ, Huy Cận còn đưa vào đó nổi bâng khuâng của thời đại : trời rộng nhớ sông dài.

+ Thật ra thì con sông trong bài thơ Huy Cận không phải là Trường Giang của Trung Quốc trong thơ xưa, mà chính là con sông Hồng của Việt Nam. Bên dòng sông ấy, nơi một bến đò có tên là bến Chèm, Huy Cận đã cảm xúc mà viết nên bài Tràng giang của mình.

b)Phân tích bài thơ qua từng khổ thơ để làm rõ vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Bốn khổ thơ như bốn bức tranh cổ, nhưng ẩn chứa trong đó nỗi cô đơn của con người hiện đại.

Bức tranh thứ nhất: 
- Những hình ảnh cổ điển: một dòng tràng giang phẳng lặng, một con thuyền lặng lẽ trôi, một cành củi khô nhỏ bé.

- Cảm giác buồn của con người hiện đại:

+ Sóng gợn tràng giang nhưng lại buồn điệp điệp (điệp từ điệp điệp – từ cái hữu hình của sóng trên tràng giang mà nhận ra cái vô hình là nỗi buồn của con người).

+ Thuyền và nước bên nhau nhưng giữa thuyền và nước là sự xa cách hững hờ. Thuyền và nước theo hai chiều đối nghịch (về – lại), nổi lên giữa cuộc chia li là sầu trăm ngả. 
+ Cành củi bé nhỏ giữa tràng giang mênh mông, nhà thơ còn cố tình làm rõ: củi – một cành – khô. Đã thế, như có điều vô lí: một cành củi – lạc mấy dòng. Cành củi ở đây không chỉ là cành củi mà còn là cảm nhận về thận phận bé nhỏ của con người.

Bức tranh thứ hai: 
- Bức tranh phía bên kia tràng giang với những nét đơn sơ: mấy cồn đất nhỏ thưa thớt, những làn gió nhẹ thổi qua.

- Bức tranh vẫn tiếp tục gợi lên nỗi buồn và cô đơn, bởi vì những cồn đất chỉ là lơ thơ cồn nhỏ, gió chỉ là gió đìu hiu. Câu thơ gợi một hình ảnh trong Chinh phụ ngâm : 

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò 

- Một chút âm thanh mơ hồ: từ đâu gợi cảm giác mơ hồ, âm thanh lại rất nhỏ: làng xa – vãn chợ chiều.

- Cảm nhận về nỗi buồn không chỉ trong không gian mà cả trong thời gian. Đây là cảm nhận chỉ con người thời hiện đại mới có. Thời gian ngả sang chiều, giữa tràng giang và bầu trời càng cách xa, theo hai chiều đối nghịch: nắng xuống – trời lên. Khoảng xa cách càng trở nên đặc biệt với cái nhìn của nhà thơ: trời lên sâu chót vót. Trời không chỉ trên đầu mà còn là trời soi bóng xuống trường giang, vũ trụ mở ra vô tận.

- Thân phận bé nhỏ và cô đơn của con người càng thấm thía trong sự so sánh: sông dài, trời rộng – bến cô liêu. Sông dài trời rộng là không gian ba chiều, bến cô liêu là cái bến Chèm, nơi nhà thơ đang ngồi, như cũng chính là thân phận con người.

Bức tranh thứ ba: 
- Những hình ảnh quen thuộc: những cánh bèo mặt nước, những bãi bờ với những cây cỏ tiếp nối bên tràng giang đến tận chân trời.

- Hình ảnh của thân phận con người: bèo dạt về đâu (lạc loài, trôi nổi). Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm đến một sự gần gũi, một sự kết nối, rồi để thấm thía một sự đơn độc trọn vẹn. Hai từ “không” trong hai câu thơ như hai cái lắc đầu buồn bã. Chỉ có con người đơn độc giữa không gian vô tình, vô cảm.

Bức tranh thứ tư khép lại bộ tranh cổ: - Một không gian quen thuộc, đúng là hình ảnh trong một bức tranh cổ : một rặng núi xa, những đám mây bạc từ mặt đất chầm chậm dâng cao.

- Giữa bầu trời có một cánh chim nhỏ nghiêng xuống, tạo nên một bức tranh lạ. Đây không còn là bức tranh cổ: chỉ có một cánh chim đơn độc, không phải một đàn chim vẫn bay trong những bức tranh chiều quen thuộc. Đặc biệt cảm giác của nhà thơ: chim nghiêng cánh nhỏ – bóng chiều sa. Bóng chiều như đổ sập xuống theo cánh chim nhỏ.

- Không nhìn vào không gian nữa, nhà thơ nhìn vào chính tâm hồn mình. Nhà thơ gọi tâm hồn mình là lòng quê, gợi nhớ đến “hồn quê”â của Thúy Kiều nơi đất khách :
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa 

Nhà thơ còn cảm nhận lòng quê dợn dợn. Dùng điệp từ dợn dợn để nói về sóng trên tràng giang mà nói về tâm trạng của chính mình : một cảm giác ngất ngây choáng váng.

- Cuối cùng đọng lại từ tràng giang là: nhớ nhà. Nói không khói hoàng hôn, nhà thơ muốn nhắc đến hai câu kết trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn 
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai 
(Bản dịch của Tản Đà) 

Nhắc đến nỗi nhớ nhà của nhà thơ xưa, ý Huy Cận muốn nhấn mạnh : so với nhà thơ xưa, Huy Cận bây giờ nhớ nhà hơn nhiều, Huy Cận buồn hơn nhiều, cô đơn hơn nhiều.

3. Phần kết luận, ý cần làm rõ: 
- Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.

- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.
 

Bình luận (0)
Đinh Hà
15 tháng 4 2016 lúc 12:00

Đây thôn Vĩ Dạ (dàn bài chi tiết)
A. Hướng dẫn tìm hiểu đề
- Xác định vấn đề nghị luận: nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Xác định luận cứ, luận chứng.
- Phạm vi tư liệu: bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
- Thao tác lập luận : phân tích, bình luận, nêu cảm nhận.
B. Hướng dẫn lập dàn ý
I. Mở bài
- Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ ca lãng mạn 1930-1945.
- “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử nằm trong tập “Thơ điên” (hay “Đau thương”) được chính nhà thơ tập hợp lại vào 1938.
- Bài thơ thể hiện nổi cô đơn, tuyệt vọng của một con người trong thế giới đau thương đối với cuộc đời đầy niềm vui, ánh sáng bên ngoài.
II. Thân bài
a. Thiên nhiên con người xứ Huế trong buổi bình minh
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” : câu hỏi tu từ - là lời của Hàn Mặc Tử tự phân thân ra để hỏi mình đồng thời vừa mời mọc, trách móc với cả một niềm tiếc nuối. Từ sự phân thân đó, tiếp theo Hàn Mặc Tử đã làm một cuộc hành trình trở về thăm thôn Vĩ trong tâm tưởng. Từ đó, thôn Vĩ đã hiện ra với vẻ đẹp thanh khiết.
- “Nắng hàng cau” đó là thứ nắng mai in trên hàng cau. Trong vườn, cau là loại cây cao nhất vượt lên trên hết các loại cây khác vì thế cau thường bắt được những tia nắng đầu tiên trong buổi bình minh. Trong đêm lá cau thường được sương đêm tắm gội cho nên nó luôn giữ được vẻ tươi mới. Khi hàng cau bắt được nắng thì sẽ tạo ra nắng hàng cau – thứ nắng vàng hanh, mượt mà, long lanh, tinh khiết.
- Mặt trời càng lên cao thì nắng ngập dần khu vườn, đến lúc tràn đầy thì nắng sẽ biến cả khu vườn trở nên xanh thẩm như một viên ngọc lớn. Đặc biệt cách dùng từ ngữ độc đáo : “mướt quá”, “xanh như ngọc” – làm nỗi bật ánh xanh và sắc xanh. Cách diễn đạt đó làm tôn lên vẻ đẹp đơn sơ mà hết sức lộng lẫy của vườn Vĩ Dạ.
- “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” : con người thôn Vĩ xuất hiện với vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Con người hòa quyện với thiên nhiên mang vẻ đẹp kín đáo mờ ảo.
b. Đêm trăng Vĩ Dạ
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
- Vẫn là cảnh sắc thiên nhiên nhưng trong khổ thơ này cảnh đã được “lạ hóa” in đậm cái Tôi đau thương của nhà thơ. Cảnh có gió, mây, hoa, dòng nước, hoa bắp, con thuyền, bến sông…Nhưng tất cả không một chút ràng buộc, không một mối dây liên hệ với nhau. Trong tự nhiên gió và mây không tách rời nhau. Gió có thổi thì mây mới bay và mây bao giờ cũng bay theo gió. Nhưng ở đây, mây và gió đã chia lìa, đoạn tuyệt với nhau.
- Trong cái xu thế tất cả dường như đều chia lìa, li tán. Trăng đã xuất hiện cùng với con thuyền, bờ bến và dòng sông.
- Sự liên tưởng đầy biến hóa táo bạo của nhà thơ qua hình ảnh “sông trăng” con thuyền “chở trăng”. Có thể hiểu hình ảnh “sông trăng” theo hai cách: trăng tỏa sáng xuống dòng sông, nước sông phản chiếu ánh trăng hay ánh trăng tan biến thành nước nên dòng sông hóa thành “sông trăng”.
- Trên dòng sông là con thuyền chở trăng về cập bến thời gian “tối nay”. Sự liên tưởng đầy biến hóa đã làm cho hai câu thơ tràn ngập ánh trăng. Điều đó ít nhiều làm mờ nhạt đi tâm trạng khắc khoải, thản thốt của nhà thơ ẩn đằng sau hình ảnh trăng, nước.
c. Tâm trạng băn khoăn, hoài nghi
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
- Câu thơ thứ nhất trong khổ thơ được ngắt nhịp 4/3. Trong đó có ba âm tiết được lập lại tạo thành điệp ngữ “khách đường xa”. Cách ngắt nhịp đó cùng với phép điệp ngữ tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả như một lời khẩn khoản, níu kéo trong tuyệt vọng.
- Hình ảnh người con gái xuất hiện trong mơ tưởng với sắc áo trắng, trắng đến nổi nhà thơ thản thốt “nhìn không ra”.
- “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” : Hàn Mặc Tử dùng hình ảnh “mờ nhân ảnh” để chỉ cái tôi đau thương của mình. Cái tôi nhạt nhòa không ra đường nét, tồn tại mà như không tồn tại nữa. ( “Cái quay búng sẵn trên trời – Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” – “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều). Một sự nhìn nhận đầy mặc cảm. Cái tôi ấy đối lập với con người mặt chữ điền, mặt áo trắng ở cõi đời ngoài kia.
- Trong câu thơ kết - nhà thơ dùng đại từ phiếm chỉ “ai” – “Ai” ở đây có thể là người thôn Vĩ hay bất kì ai hiểu được, cảm thông được cho nỗi đau riêng tư của Hàn Mặc Tử. Cách diễn đạt phiếm định này hé mở cho ta thấy sợi dây tình cảm, sợi dây níu kéo, nối kết hai thế giới – thế giới thôn Vĩ và thế giới đau thương của nhà thơ để hi vọng.
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp, thơ mộng về một miền quê đất nước là tiếng lòng của con người tha thiết yêu đời, yêu người.
III. Kết bài
Bài thơ có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, có mối tình đẹp nhưng ẩn khuất đằng sau là tình cảm hết sức đáng trân trọng và cảm thông của Hàn Mặc Tử.


 

Bình luận (1)
Đỗ Xuân Thu
Xem chi tiết
Phạm Diễm Quỳnh _ 7
8 tháng 6 2021 lúc 15:25

Lên mạng mà chép!!!!! 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hằng
8 tháng 5 2021 lúc 7:30

- Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách cụ thể, rõ nét, làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của một cô gái đang độ trăng tròn.

    “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

    Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

- Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ để giới thiệu về vẻ đẹp của Thúy Vân. Cụm từ “trang trọng khác vời” lột tả vẻ đẹp cao sang, quý phái.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả kết hợp thủ pháp liệt kê với ước lệ và các phép tiểu đối. Trong thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp, Nguyễn Du đều chọn để so sánh với Thúy Vân. Tác giả đã lấy vẻ đẹp của trăng, hoa, mây để so sánh với vẻ đẹp của nàng. Thúy Vân hiện lên với khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu, dịu hiền như mặt trăng đêm Rằm. Đôi lông mày sắc nét, thanh tú như “nét ngài”, miệng nàng cười tươi tắn như hoa. Giọng nói trong, lời nói đẹp như “nhả ngọc phun châu”. Mái tóc nàng óng ả, đen tuyền, mềm mượt hơn mây cùng làn da trắng, mịn màng hơn tuyết.

- Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên phải “thua”, phải “nhường”. Điều đó đã ngầm dự báo trước về một tương lai, số phận yên bình, êm đềm, hạnh phúc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Song Tuyên
8 tháng 5 2021 lúc 12:35

     Vẻ đẹp của Vân được thể hiện qua các câu thơ:

      "Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

      Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

***:

- Câu thơ mở đầu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái

- Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc

- Chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, lông mày sắc nét như ngài, miệng tươi như hoa, đoạn trang như ngọc,...

- Chân dung dự đoán số phận: “mây thua”, “tuyết nhường” ⇒ số phận êm đềm

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Yến Vy
8 tháng 5 2021 lúc 21:34

 Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách cụ thể, rõ nét, làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của một cô gái đang độ trăng tròn.

    “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

    Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

- Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ để giới thiệu về vẻ đẹp của Thúy Vân. Cụm từ “trang trọng khác vời” lột tả vẻ đẹp cao sang, quý phái.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả kết hợp thủ pháp liệt kê với ước lệ và các phép tiểu đối. Trong thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp, Nguyễn Du đều chọn để so sánh với Thúy Vân. Tác giả đã lấy vẻ đẹp của trăng, hoa, mây để so sánh với vẻ đẹp của nàng. Thúy Vân hiện lên với khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu, dịu hiền như mặt trăng đêm Rằm. Đôi lông mày sắc nét, thanh tú như “nét ngài”, miệng nàng cười tươi tắn như hoa. Giọng nói trong, lời nói đẹp như “nhả ngọc phun châu”. Mái tóc nàng óng ả, đen tuyền, mềm mượt hơn mây cùng làn da trắng, mịn màng hơn tuyết.

- Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên phải “thua”, phải “nhường”. Điều đó đã ngầm dự báo trước về một tương lai, số phận yên bình, êm đềm, hạnh phúc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa