Những câu hỏi liên quan
Huyền Minh Lam Nguyệt
Xem chi tiết
Huong San
16 tháng 4 2018 lúc 12:16

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

Bình luận (1)
Huong San
16 tháng 4 2018 lúc 12:09

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).

Bình luận (0)
Huong San
16 tháng 4 2018 lúc 12:11

Em thích nhất chi tiết lão hạc chết để lại tiền cho con vì:

Cái chết của lão Hạc là một cái chết đau đớn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Vì thương con nên lão không muốn chạm vào số tài sản mà lão để lại cho con. Lão không muốn phiền hà hàng xóm cũng như không muốn làm mất lòng tự trọng của mình. Lão nghĩ rằng cái chết của lão còn là sự trừng phạt để tạ lỗi với "cậu Vàng" nên lão đã ăn bã chó để tự kết thúc đời mình và xem đó là lối thoát tốt nhất
Bình luận (0)
hoang chau anh
Xem chi tiết
Huong San
24 tháng 4 2018 lúc 20:42

Chắc là đúng :vv

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

Bình luận (0)
Huyền Minh Lam Nguyệt
Xem chi tiết
Huyền Minh Lam Nguyệt
14 tháng 2 2018 lúc 21:51

lam on tra loi nhanh giup em voi a

Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
14 tháng 2 2018 lúc 21:51

''Cuộc đời cách mạng thật là sang''

Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

Bình luận (0)
Huong San
14 tháng 2 2018 lúc 21:55

''Cuộc đời cách mạng thật là sang''

Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

Bình luận (0)
Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Lê Thị Hải
9 tháng 4 2020 lúc 16:20

Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.

* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.

* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.

- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.

- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.

- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.

* Cấu trúc câu lí giải:

- Không: rượu, hoa, không gian.

- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.

=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.

+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.

+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.

=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.

- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.

Bình luận (0)
Phan hải băng
Xem chi tiết
trần thị xuân mai
21 tháng 11 2016 lúc 19:23

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-

 

Bình luận (0)
Đỗ Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Âu Dương Linh Nguyệt
28 tháng 2 2017 lúc 21:25

Năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về tới Pác Bó, Cao Bằng. Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác viết tại đây (tháng 2/1941) theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ.

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Câu thơ, gợi nên cuộc sống bí mật của nhà thơ vào những ngày đầu, mới về nước đang nhóm lửa, phải sống ở trong hang, làm việc ở hang. Không gian và cả thời gian chật chội, quẩn quanh, đơn điệu. Còn gì gò bó cho bằng những ngày, những tối, những tháng năm mà con người vốn sống phóng khoáng tự do phải chịu cảnh nhàm chán không thể thay đổi với hang, với suối quen thuộc đến trơ mòn. Thế mà đọc lại câu thơ sáng ra bờ suối tối vào hangy ta thấy toát lên giọng điệu thơ thật thoải mái, phơi phới. Với cách nhịp 4/3 đã tạo thành hai vế đối sóng đôi: sáng ra, tối vào rất nhịp nhàng. Cuộc sống của Bác Hồ đã trở thành nề nếp, hòa điệu với nhịp sống của núi rừng rất ung dung. Qui luật vận động ấy đã thể hiện một tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất chủ động và lạc quan.

phan tich bai tho tuc canh pac bo

Câu thơ thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc của câu đầu, có thêm nét vui đùa: lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ đến mức dư thừa:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Ba chữ vẫn sẵn sàng có nghĩa là cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn, đủ dùng ở nơi suối hang này. Đằng sau vần thơ là nụ cười của một con người sống trong gian khổ khó khăn nhưng vẫn lạc quan yêu đời, ý tưởng này vẫn theo suốt trong con người Bác qua từng vần thơ khác:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
(Cảnh rừng Việt Bắc – 1947)

Cách nói vẫn sẵn sàng, tha hồ dạo, mặc sức say… sao mà sang trọng, hóm hỉnh và yêu đời đến thế! Còn gì thích thú hơn khi cuộc sống cần gì có nấy! Còn gì thú vị hơn khi được sống giao hòa với thiên nhiên. Ngày được làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối trở về hang (nhà) để nghỉ ngơi và nghe tiếng suối trong mà đã có lần ta bắt gặp trong thơ Bác: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Loading...

Khác với người xưa Công thành thân thoái, mai danh ẩn tích ở chốn núi rừng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Bàn đá, đá ở đây là đá núi, đá tự nhiên. Trên cái bàn đá thô sơ ấy Bác viết Đường cách mệnh. Phong trào và cán bộ cần, Người dịch sử Đảng. Hình ảnh bàn đá chông chênh không chỉ nói lên khó khăn thiếu thốn chồng chất mà còn biểu lộ tinh thần phấn đấu hy sinh vì sự thắng lợi của cách mạng.

Đặt ba điều ấy vào trong cùng một hệ thống mới thấy sự nghiệp cách mạng mà người chèo lái gian nan biết chừng nào? Hiểu như vậy mới thấy những hy sinh, từ những chuyện nhỏ nhặt trong thời gian dài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác cũng là người cũng bình thường như tất cả chúng ta, nghĩa là biết đói, biết rét, biết thiếu thốn, ấy là chưa kể những chông gai mà người vượt qua trên con đường cách mạng. Nhưng kỳ lạ thay, câu kết bài thơ không đi về hướng ấy:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đầy đủ, rất cao quí. Con người rơi vào hoàn cảnh cao sang, nhất là thật là sang thì hạnh phúc có thể coi là đã đến tột độ. Nhưng đối với Bác thi lại là hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh thi sao gọi là sang được? Phải chăng niềm vui lớn nhất, niềm vui vô hạn của người chiến sĩ cách mạng sau ba mươi năm xa nước đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước (Chế Lan Viên), nay được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu dân cứu nước:

Ba mươi năm ấy chân không mỏi
Mà đến bây giờ mới tới nơi
(Tố Hữu)

Đặc biệt, lúc này Bác Hồ còn rất vui vì người tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trỗ thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lý gì? Tất cả đều trở thành thật là sang vì đó là cuộc đời cách mạng, được cống hiến cho cách mạng.

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc, đẹp. Thơ là tâm hồn, là cuộc đời, là cách ứng xử của Bác Hồ. Bài thơ như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của cách mạng Việt nam mà Bác là người chèo lái, gợi lên trong lòng người đọc chúng ta bài học về tinh thần lạc quan, biết sống và hướng về một lý tưởng cao đẹp.

Bình luận (0)
Nhok Huynh
Xem chi tiết
KISS X SIX
14 tháng 11 2017 lúc 21:59

Bài văn trên là bài văn nào bn 😟😟😮😮😮😮

Bình luận (0)
Chibi Dĩnh bảo
17 tháng 11 2017 lúc 8:25

Yếu tố tưởng tượng,liên tưởng:

Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại..............tiếng suối.

Thứ ánh sáng dát vàng lung linh.............còn có những khóm hoa.

Trăng, cổ thụ và hoa............con mắt thi nhân.

Có một ng đang ngồi...........ở ngoài bức tranh.

Bức tranh thiên nhiên ............. đất nc mến yêu.

Yếu tố suy ngẫm:

Non sông hoa lệ............. của đồng bào.

Nếu ko pảk là tầm nhìn........... nhường ấy.

(........ là đến nha pn)

tick cho mik vsbanh

Bình luận (0)
Uchiha Shinichi
Xem chi tiết
Phạm Thị Thu
30 tháng 7 2016 lúc 15:20

1- Bạn hãy kể một số các bạn học tốt trong lớp của bạn rùi những bài học mà bạn học được thì cứ chém bừa ra kiểu như là: phải chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô, không nghỉ học mà không xin phép thầy cô, chuẩn bị bài và làm bài tập trước khi lên lớp...

2-- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. 
- Học ăn học nói, học gói học mở. 
- Học hay cày biết. 
- Học một biết mười. 
- Học thầy chẳng tầy học bạn. 

Bình luận (0)
Phan hải băng
Xem chi tiết
Linh Phương
26 tháng 11 2016 lúc 16:46

‘Cảnh khuya’và ‘Nguyên tiêu’ là hai bài thơ kiệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Cả hai bài đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng ngôn từ khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết bằng tiếng Việt; ‘Nguyên tiêu’ viết bằng chữ Hán.

Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nhưng thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội.

Cả hai bài đều nói đến trăng; cảnh trăng trong mỗi bài thơ lại có những nét đẹp riêng, sắc thái biểu cảm riêng.

Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị:

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’

Trăng đã làm đẹp thêm cảnh sắc núi rừng chiến khu, đem đến bao xúc động, khiến nhà thơ khẽ thốt lên trong lòng: ‘Cảnh khuya như vẽ...’.

Cảnh trăng trong bài ‘Nguyên tiêu’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Vũ Bằng trong ‘Thương nhớ mười hai’ đã nói về trăng tháng giêng ở miền Bắc: ‘Trời sáng lung linh như ngọc’, ‘cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ ‘, ‘ánh trăng ấy không

vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền’.

Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi:

‘Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên’.

Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng:

‘Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền’

Trăng trong hai bài thơ của Bác là trăng sáng, trăng tròn. Cảnh trăng nào cũng hữu tình thơ mộng. Tuy có sắc thái biểu cảm khác nhau, nhưng tất cả đều nói lên tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Cảnh trăng là một nét đẹp trong hồn thơ Hồ Chí minh: ung dung , lạc quan, yêu đời.

 
Bình luận (0)
Phương Thảo
26 tháng 11 2016 lúc 16:26

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân.

 

Bình luận (0)
Phương Thảo
26 tháng 11 2016 lúc 16:31

_ Cảnh khuya là cảnh trăng ngàn giói núi , trăng giữa rừng khuya , một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện .

_ Rằm tháng riêng là cảnh trăng trên dòng sông , một khung cảnh bao la , bát ngát tràn đầy sức xuân .

Bình luận (0)