Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Đinh Trí Gia BInhf
27 tháng 8 2023 lúc 23:07

Tham khảo:

- Biện pháp tu từ nhân hóa “…nàng trăng tự ngẩn ngơ”: Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa nhằm khắc họa tính cách của trăng y hệt như một người con gái đang suy nghĩ điều gì để rồi tự "ngẩn ngơ". 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Đã nghe rét mướt…”. Việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả đã chuyển xúc giác sang thính giác để nghe "lời thu nói". 

→ Làm cho khổ thơ thêm sinh động và hấp dẫn. 

Nguyễn Thế Hiếu
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
25 tháng 4 2022 lúc 0:17

Tham khảo:

"Đã nghe rét mướt luồn trong gió,

Đã vắng người sang những chuyến đò”

   Cấu trúc câu thơ song hành và cách diễn tả cũng rất mới. Có chuyển đổi cảm giác giữa xúc giác và thính giác. Như vậy, sự cảm nhận của thi nhân về rét, về gió, về cái xa vắng không chỉ bằng giác quan mà còn bằng cả linh hồn nữa. Chữ "luồn" đã cụ thể hóa cái rét, cảm nhận được nó bằng trực giác. Rét mướt luồn trong gió thu hiu hắt chứ không phải là gió rét. Rõ ràng là chưa rét đậm, rét tê tái, đúng là cái rét, cái lành lạnh những chiều thu, những đêm tàn thu.



 

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:22

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.

Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 16:32

Phương pháp giải:

- Đọc lại đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến.

- Chú ý các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn.

- Chú ý cụm từ về đất.

Lời giải chi tiết:

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:29

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: Giúp đoạn thơ trở nên trang trọng thiêng liêng giảm đi phần nào ấn tượng hãi hùng về cái chết, đồng thời thể hiện thái độ thành kính, trân trọng đối với những người đã khuất.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi nỗi đau đơn, xót xa khi nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Vĩnh cửu hóa sự hi sinh cao đẹp của họ.

Vũ Nam Phong
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
17 tháng 11 2021 lúc 16:23

Tham khảo

Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng:

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng

 

Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ.

Nguyễn Hà Giang
17 tháng 11 2021 lúc 16:24

Tham khảo!

 

Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng:

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng

Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ.

y.nie<3
Xem chi tiết
Hà Trúc Linh
Xem chi tiết
Kirito Asuna
11 tháng 11 2021 lúc 7:03

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

Khách vãng lai đã xóa
Tung Duong
11 tháng 11 2021 lúc 7:29

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Dương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
19 tháng 12 2022 lúc 23:36

Tham khảo:

- Biện pháp tu từ: so sánh. (Tác giả so sánh mẹ với ngọn gió)

- Tác dụng:  Ngọn gió đem đến sự mát mẻ cho con trong giấc ngủ cũng như mẹ mang đến cho con những điều đẹp đẽ nhất, bình yên nhất. Biện pháp so sánh "mẹ" với "ngọn gió" cho thấy sự hy sinh cao cả của mẹ dành cho con.

Mạc Hy
Xem chi tiết
Lưu Quang Trường
19 tháng 2 2021 lúc 21:03

Biện pháp tu từ: Điệp ngữ.

Tác dụng: làm cho câu thớ miêu tả cảnh người chiến sĩ chiến đấu trong chiến trường.