Tìm phép tu từ cà nêu tác dụng. Bình minh má ửng đào phơn phớt ngọc đỏ rung trên đầu lá xanh
Điền “đ” hoặc “s” vào ô trống trước câu sử dụng đúng hoặc sai quan hệ từ.
Trời đã đổi màu xanh ra màu hồng phơn phớt, bình minh của ngày rực rỡ bắt đầu tươi sáng ở phía xa.
Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời,sau rặng tre đen của làng xa.
Mưa trút xuống như những giọt mưa sáng loáng như thép dưới ánh chớp.
BT:Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong câu
c.lá lành đùm lá rách
d.Ngày ngày mặt trời đi qua trên băng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Diễm Vương)
c, BPTT: Ẩn dụ
Tác dụng: Chỉ tình cảm của người dành cho người, những người đầy đủ sẵn sàng giúp người khó khăn
d,
Em tham khảo:
- Hình ảnh ẩn dụ
⇒ ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
c)
- Phép tu từ ẩn dụ: hình ảnh "lá lành", "lá rách".
- Tác dụng: Phép tu từ ẩn dụ làm tăng giá trị biểu đạt. Hình ảnh ẩn dụ "lá lành" đùm "lá rách" tượng trưng cho tình yêu thương giữa con người với nhau, giữa lúc khó khăn, gian khổ họ đều không bỏ mặt nhau. Phép tu từ còn gợi cho người đọc sự liên tưởng độc đáo, thú vị.
d)
- Phép tu từ ẩn dụ: hình ảnh "mặt trời" được nhắc lần thứ hai trong câu thơ.
- Tác dụng: Đây là hình ảnh ẩn dụ cho Bác, gợi liên tưởng Bác Hồ đầy tình cảm, ấm áp, nhẹ nhàng như ánh "mặt trời", luôn dõi theo nhân dân, đất nước. Phép tu từ còn làm tăng giá trị biểu cảm cho câu thơ, thể hiện tình cảm, sự tôn trọng của tác giả Viễn Phương dành cho Bác.
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tiếp hồ điệp.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
a. Hãy xác định các phép liên kết trong đoạn trích trên.
b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:
(1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim cất cánh tua tủa bay lên.
(2) Từ chỗ vệt rừng đen xa từ đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng gì?
d. Xác định nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên. Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có gì giống và khác nghĩa trong từ điển? Hãy tìm các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”.
Tôi dụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ trực nôn ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngâm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy. Tôi mê quá! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: Phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết! Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được! Còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dáng.
Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên vùng đất phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên. (ko copy, lm giúp mk vs. Cảm ơn nhiều ạ!)
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tiếp hồ điệp.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
a. Hãy xác định các phép liên kết trong đoạn trích trên.
b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:
(1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim cất cánh tua tủa bay lên.
(2) Từ chỗ vệt rừng đen xa từ đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng gì?
d. Xác định nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên. Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có gì giống và khác nghĩa trong từ điển? Hãy tìm các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”.
a. Phép nối: từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, càng đến gần.
b. Câu (2) sử dụng phép mở rộng thành phần chính và trạng ngữ có nhiệm vụ làm rõ cảnh vật có ở trong câu.
So với câu (1), câu (2) giúp người đọc hình dung cảnh vật rõ ràng và tăng phần hấp dẫn, sinh động thêm cho câu văn.
c. Việc sử dụng thành ngữ "liên chi hồ điệp" có tác dụng ý chỉ cho việc đàn chim bay lên nhiều vô kể, con nọ tiếp con kia không ngừng.
d. Từ "tua tủa" trong bài được hiểu ở đây là rât nhiều con chim bay lên, bay khá nhanh.
Nghĩa của từ "tua tủa" trong ngữ cảnh này có điểm giống với nghĩa trong từ điển là đều thể hiện sự nhiều, rất nhiều. Kác ở điểm là nghĩa trong từ điển được hiểu là gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn, gây cảm giác ghê sợ.
Ví du: Chú nhím con có bộ lông tua tủa.
Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng :
a ) Hoa cải vàng rực đường làng
Từng đàn bươm bướm cánh vàng như hoa
Rơm vàng quấn bướm chân qua
Cả chú chó cún vào ra cũng vàng
b ) Nắng ơi nắng ơi
Bạn xinh đẹp quá
Nắng ửng má hồng
Cây cười rung lá
Buổi sớm yên ả nắng mền như nhung
Ngọn đồi mở mắt
Nhờ nắng thơm lừng
a. Biện pháp so sánh. "Từng đàn bươm bướm cánh vàng như hoa"
-> Miêu tả màu sắc của những cánh bướm sặc sỡ. cho thấy sự hài hòa của bức tranh cảnh vật.
b. Biện pháp nhân hóa: gọi nắng "nắng ơi", nắng xinh đẹp, cây cười, ngọn đồi mở mắt. So sánh "nắng mềm như nhung"
-> Làm cho các hiện tượng thiên nhiên như nắng, cây cối cũng có tâm hồn như con người, tất cả tươi vui trong không khí trong lành, thanh khiết.
nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ "Tay người như có phép tiên - Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ"
Bạn tham khảo nhé!
Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng phép so sáng vào câu thơ "Tay người như có phép tiên" với mục đích muốn so sánh đôi tay của người Việt Nam giống như có phép tiên để nói lên niềm tự hào về vẻ đẹp cũng như tài năng của con người Việt Nam trong lao động. Con người Việt Nam không chỉ cần cù, chăm chỉ mà còn rất tình nghĩa, khéo léo và tài hoa đã tạo nên sự tươi đẹp, trù phú biết bao cho đất nước. Biện pháp so sánh được dùng trong câu thơ đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm, làm nổi bật được ý nghĩa, và ngụ ý của tác giả muốn truyền tải đến người đọc.
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ . Nêu tác dụng của phép tu từ đó .
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Tham khảo nha em:
- Hình ảnh ẩn dụ
⇒ ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
"Mặt giời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng. Lòng đỏ trứng khổng lồ đặt lên một cái mâm bạc rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông."
a)chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng
b)nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó
c)Nêu phương thức biểu đạt
d)đặt nhan đề