Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 19:28

Tham khảo
Qua những gì được văn bản nhắc đến ở đoạn này, bộ phim phản ánh thực tế ô nhiễm và suy thoái của môi trường đang đe dọa đến môi trường sống của con người. Từ đó cảnh tỉnh loài người hãy ý thức về những hành động và quyết định của bản thân, nhận ra tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

 

Trương Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Linh Chi
22 tháng 2 2016 lúc 20:51

_ Tế bào con lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia tạo thành 2 tế bào con. Đó là sự phân bào

_ Quá trình phân bào đầu tiên hình thành 2 nhân, tách xa nhau, không bào chia nhỏ, sau đó chất tế bào phân chia, xuất hiện vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con

_ Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia

_ Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển

tran huynh trieu man
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 10 2016 lúc 15:08

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 21:46

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

Minh Thu
3 tháng 10 2016 lúc 6:34

Bàn về vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ bà cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như cuốn “Văn học Việt Nam”(giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Lộc, Nxb GD, 2001. Hay cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, Nxb GD, 2007,  cuốn “thơ Hồ Xuân Hương” của Phạm Uyên, Nxb Đồng Nai, 2004. Hay cuốn “ Thơ và đời của Lữ Huy Nguyên…Nói chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập đến cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vấn đề hình tượng phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” một cách hệ thống và toàn diện mà chỉ đề cập đến một khía cạnh, chỉ một mặt nhỏ trong công trình nghiên cứu của họ. Có thể khẳng định "lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn của vấn đề tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương”

 
Pu_Pu~~Nguyễn
Xem chi tiết
Cô bé bánh bèo
25 tháng 12 2016 lúc 9:56

Hiện tượng quang hợp của cây xanh diễn ra ở bộ phận lá

Cô bé áo xanh
25 tháng 12 2016 lúc 15:08

diễn ra ở bộ phận lá dễ màhaha

Nguyễn Na By
Xem chi tiết
Như Nguyễn
12 tháng 5 2016 lúc 16:39

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
– Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử  prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Nguyễn Na By
12 tháng 5 2016 lúc 16:37

GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH THI CUỐI HK 2 RỒI

THANKS

Vũ Duy Hưng
18 tháng 12 2016 lúc 22:10

Quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.

a. Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo nước tiểu đầu

Quá trình lọc máu xảy ra ở vách các mao mạch của cầu thận, vách mao mạch chính là màng lọc với các lỗ rất nhỏ từ 30 - 40A0, các tế bào máu và Prôtêin có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên ở lại trong máu. còn nước, muối khoáng, đường glucozơ, một ít chất béo, các chất thải chất tiết do các tế bào sinh ra như: Urê, axit Uric qua các lỗ nhỏ ở vách mao mạch vào nang cầu thận tạo ra nước tiểu đầu. Quá trình này xảy ra được là do sự chênh lệch áp suất tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Giai đoạn này tuân theo định luật khuếch tán.

b. Quá trình hấp thụ lại

Quá trình này xảy ra ở ống thận, đại bộ phận nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như: Na+, Cl­- từ trong ống thận thấm qua ống thận vào máu, quá trình này sử dụng năng lượng ATP.

c. Quá trình bài tiết tiếp

Các chất cặn bã như: Ure, axit Uric, các chất thuốc, các chất thừa như: H+, K+, … được bài tiết tiếp vào đoạn sau của ống thận để tạo ra nước tiểu chính thức. Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng đái. Quá trình này sử dụng năng lượng ATP.

Lê Tài Bảo Châu
Xem chi tiết
T༶O༶F༶U༶U༶
20 tháng 5 2019 lúc 21:02

à cái này ở chỗ tui không cần phải tự làm đâu , ở trường tui cô  chủ nhiệm photo đáp án cho bọn tôi chép rồi nộp cơ :))))) 

Tonu
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Uyên
4 tháng 1 2022 lúc 8:58

không hiêu khiêu gi

Khách vãng lai đã xóa
CAT ( BẠN MÈO ĐÁNG YÊU N...
4 tháng 1 2022 lúc 9:00

EM KO BIẾT !!!

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Hồng Đức
4 tháng 1 2022 lúc 9:04

hông hỉu zì quá thỉu năng

Khách vãng lai đã xóa
Lê Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Dragon
5 tháng 2 2016 lúc 16:44

 

1/ Trong hoạt động sống của cây, giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng. Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vào sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khác, khi một cơ quan tăng cường hoặc giảm hoạt động đều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và của toàn bộ cây
VD: Nếu quá trình thoát hơi nước qua lá tiến triển chậm sẽ ko tạo ra được lực hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan ko vận chuyển được từ rễ lên lá dẫn đến toàn bộ cây thiếu nước và muối khoáng sẽ bị chậm phát triển.

2/ Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước

3/ Trong 1 cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ đã tạo cho cây thành 1 thể thống nhất.
Ví dụ: khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giảm, sự quang hợp của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân ,rễ; nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sự ra hoa, kết hạt và tạo quả

Lê Minh Nguyệt
3 tháng 2 2016 lúc 21:26

GIẢI XONG TRONG TỐI NAY TRƯỚC 22h00 GIÙM MÌNH NHÉok!

Trọng Huỳnh
Xem chi tiết