Nêu giá trị của tài nguyên sinh vật?Những nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên sinh vật?
Hoạt động nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật biển bị suy giảm cạn kiệt?
A. Đánh cá bằng thuốc nổ, hóa chất
B. Xả nước sinh hoạt chưa qua xử lý
C. Xả rác bừa bãi ở bờ biển (nhựa, nilong)
D. Nuôi trồng thủy sản trên biển
Đáp án: D
Giải thích: Một số nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật biển bị suy giảm cạn kiệt là việc đánh bắt cá bằng thuốc nổ, hóa chất độc hại; xả thải các chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường sông, biển,…
Những nguyên nhân nào là suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta?
- Chiến tranh hủy diệt.
- Khai thác quá mức phục hồi.
- Đốt rừng làm rẫy.
- Quản lý bảo vệ kém.
- Cả bốn nguyên nhân trên.
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước ở nước ta bị suy giảm rõ rệt?
A. Khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường nước.
B. Chặt phá rừng làm nương rẫy, xây dựng nhà ở.
C. Biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều thiên tai xảy ra gần đây.
D. Hậu quả của việc mở các hồ chứa nước vào mùa lũ.
Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm rõ rệt nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta là do con người khai thác tài nguyên quá mức (chặt phá rừng bừa bãi, nổ mìn đánh cá,…), môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng (ô nhiễm môi trường biển, sông hồ làm cá chết hàng loạt, nhiều loài thủy sinh cũng suy giảm số lượng.).
Nêu giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta
Tài nguyên thực vật nước ta có nhiều giá trị to lớn.
+ Nhóm cây cho gỗ bên đẹo và rắn chắc: đinh, lim, sến, táu, lát hoa, cẩm lai, gụ,…
+ Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa, ta-nanh và chất nhuộm: hồi, màng tang, hoàng đàn, sơn, thông, dầu, tram, củ nâu, dành dành,…
+ Nhóm cây thuốc: tam thất, xuyên khung, ngũ gia bì, nhân trần, ngải cứu, quế, hồi, thảo quả,…
+ Nhóm cây thực phẩm: nấm hương, mộc nhĩ, măng, tram, hạt dẻ, củ mài,…
+ Nhóm cây làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp: song, mây, tre, trúc, nứa, giang,…
+ Nhóm cây cảnh và hoa: si, sanh, đào, vạn tuế…, các loại hoa: hồng, cúc, phong lan,…
Các loài động vật cũng có giá trị rất lớn. Động vật cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên sinh vật của nước ta đang bị suy giảm đáng kể. Hãy nêu một số ví dụ về đa dạng sinh học và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta.
Tham khảo
- Ví dụ 1 (về đa dạng sinh học): Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như: (thực vật) trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..; (động vật) sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…
- Ví dụ 2 (về suy giảm đa dạng sinh học): Nhiều loài động vật ở Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…
C1: Vì sao sinh vật nước ta ngày càng bị suy giảm? Chúng ta cần phải làm j để bv tài nguyên sinh vật nước ta.
C2: CMR miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú đa dạng
C1:
Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta bị suy giảm vì :
- Chủ yếu là do con người
- Do săn bắn trái phép
- Phá hủy thiên nhiên , chặt cây lấy gỗ , đốt rừng để tăng diện đất nông nghiệp
- Khai thác đất, rừng trái phép
- Quản lý kém
- Ngoài ra còn do chiến tranh và thiên tai
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
- Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
- Trồng cây, gây rừng.
C2:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng:
+ Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh) với trữ lượng và chất lượng hàng đầu Đông Nam Á), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét... có ở nhiều nơi.
+ Nguồn năng lượng thủy điện giàu nhất nước ta: tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (11 nghìn MW). Các nhà máy thủy điện lớn là: thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW) với công suất lớn nhất cả nước; thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW)...
+ Có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi lắm Trà cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể; các vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì...Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
+ Tài nguyên rừng khá giàu có với nhiều loại gỗ quý, cây thuốc, các loài chim thú.
+ Vùng biển phía Đông Nam với ngư trường lớn (Hải Phòng - Quảng Ninh) mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào, phát triển giao thông biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển (cát ở Quảng Ninh).
+ Tài nguyên khí hậu và đất: địa hình miền núi thấp với đất feralit màu mỡ, khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh thuận lợi cho canh tác cây chè, quế, hồi, thảo quả, cây ăn quả...; chăn thả gia súc (trâu, bò).
- Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền:
+ Trồng và bảo vệ rừng, chống xói mòn đất.
+ Bảo vệ môi trường biển trong lành.
+ Khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên động vật của nước ta
A. Các loài động vật tự triệt tiêu nhau.
B. Do các loài sinh vật tự chết đi.
C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.
D. Do các loài di cư sang các khu vực khác trên thế giới.
Đáp án: C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.
Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).
Những nguyên nhân nào sau đây làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta:
- Chiến tranh huỷ diệt.
- Khai thác quá mức phục hồi.
- Đốt rừng làm nương rẫy.
- Quản lí bảo vệ kém.
- Cả bốn nguyên nhân trên.
- Chiến tranh huỷ diệt.
- Khai thác quá mức phục hồi.
- Đốt rừng làm nương rẫy.
- Quản lí bảo vệ kém.
- Cả bốn nguyên nhân trên.
- Chiến tranh hủy diệt.
- Khai thác quá mức phục hồi.
- Đốt rừng làm nương rẫy.
- Quản lí bảo vệ kém.
- Cả bốn nguyên nhân trên.
Những nguyên nhân nào sau đây làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta:
- Chiến tranh huỷ diệt.
- Khai thác quá mức phục hồi.
- Đốt rừng làm nương rẫy.
- Quản lí bảo vệ kém.
- Cả bốn nguyên nhân trên.
Nguyên nhân nào sau đây làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt?
A. Ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức
B. Khai thác quá mức và các dịch bệnh
C. Dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết thất thường
D. Thời tiết thất thường và khai thác quá mức
Đáp án A
Nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt: Ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức
Tóm tắt những thay đổi và nêu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của tài nguyên sinh vật nước ta ?
a) Những thay đổi của tài nguyên sinh vật
- Diện tích rừng có nhiều biến động : từ năm 1943 đến năm 1983 giảm (từ 14.3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7.2 triệu ha năm 1983), từ năm 1983 đến năm 2005 tăng (từ 7.2 triệu ha năm 1983 lên 12.7 triệu ha năm 2005)
- Chất lượng rừng suy giảm. Năm 1943 loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng). Đến nay, tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng cây khai thác được. Vì thế 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
- Đa dang sinh học suy giảm. Sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen hiếm) nhưng đang bị suy giảm. Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn lợi hải sản cũng bị giảm sút rõ rệt.
b) Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tài nguyên sinh vật.
- Diện tích rừng tăng là do Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng....
- Tài nguyên sinh vật suy giảm là do khai thác quá mức của con người, môi trường bị ô nhiễm
Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm, nhưng hiện nay tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm vì: - Khai thác tài nguyên sinh vật vượt quá mức sinh sản của sinh vật. - Rừng bị giảm diện tích, sinh vật mất nơi cư trú. - Ô nhiễm và tình trạng mất cân bằng sinh thái cũng de dọa sự sông của sinh vật. - Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen. - Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Vùng biển Tây Nam, nơi có nguồn hải sản rất lớn thì sản lượng đánh bắt cá, tôm cũng giảm sút đáng kể. Đó là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển. b) Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng: Giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các sinh vật quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát.