Dẫn khí H2 đi qua ống sứ có chứa 64 g bột CuO đang được đun nóng.
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng kim loại thu được sau phản ứng
c) Để có đủ lượng khí H2 dùng cho phản ứng trên thì cần phải dùng hết bao nhiêu gam Zn phản ứng với HCl?
Cho kim loại Fe phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4, thu được 3,7185 lít khí H2 ở đkc
a) Tính khối lượng kim loại đã phản ứng
b) Tính khối lượng muối tạo thành
c) Dẫn toàn bộ khí H2 sinh ra ở trên đi qua ống đựng 24g CuO đun nóng. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng ? Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn
a, \(n_{H_2}=\dfrac{3,7185}{24,79}=0,15\left(mol\right)\)
PT: \(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\)
Theo PT: \(n_{Fe}=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow m_{Fe}=0,15.56=8,4\left(g\right)\)
b, Theo PT: \(n_{FeSO_4}=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow m_{FeSO_4}=0,15.152=22,8\left(g\right)\)
c, \(n_{CuO}=\dfrac{24}{80}=0,3\left(mol\right)\)
PT: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,3}{1}>\dfrac{0,15}{1}\), ta được CuO dư.
Theo PT: \(n_{Cu}=n_{CuO\left(pư\right)}=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{CuO\left(dư\right)}=0,3-0,15=0,15\left(mol\right)\)
Chất rắn thu được sau pư gồm Cu và CuO dư.
⇒ m chất rắn = mCu + mCuO (dư) = 0,15.64 + 0,15.80 = 21,6 (g)
Dẫn 6,72 lít khí H2 đi qua ống có chứa CuO nung nóng, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn. a, tính khối lượng kim loại đồng và nước thu được. b, tính mCuO đã dùng
PT: CuO + H2 ---> Cu + H2O
a. Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
Theo PT: nCu = \(n_{H_2}=0,3\left(mol\right)\)
=> mCu = 0,3 . 64 = 19,2(g)
Theo PT: \(n_{H_2O}=n_{Cu}=0,3\left(mol\right)\)
=> \(m_{H_2O}=0,3.18=5,4\left(g\right)\)
b. Theo PT: nCuO = nCu = 0,3(mol)
=> mCuO = 0,3 . 80 = 24(g)
H2+CuO->Cu+H2O
0,3--0,3----0,3----0,3 mol
n H2=6,72\22,4=0,3 mol
=>m Cu=0,3.64=19,2g
=>m H2O=ơ0,3.18=5,4g
=>m CuO=0,3.80=24g
Câu 4: Dẫn 7,437 lít ( đktc ) khí Hidro đi qua ống sứ có chứa bột đồng (II) oxit đang được nung nóng.
Có thể thu được bao nhiêu gam đồng từ phản ứng trên?
Để có được lượng khí hidro dùng cho phản ứng trên thì phải dùng hết bao nhiêu gam sulfuric acid H2SO4 khi tác dụng với Magnesium.
`H_2 + CuO` $\xrightarrow{t^o}$ `Cu + H_2 O`
`0,3` `0,3` `(mol)`
`n_[H_2]=[7,437]/[22,4]=0,3(mol)`
`@ m_[Cu]=0,3.64=19,2(g)`
`@Mg + H_2 SO_4 -> MgSO_4 + H_2`
`0,3` `0,3` `(mol)`
`=>m_[H_2 SO_4]=0,3.98=29,4(g)`
Dẫn 2,24l khí Hidro qua một CuO nung nóng
a) Viết PTHH xảy ra
b)Tính khối lượng kim loại thu được sau phản ứng
c) tính khối lượng kim loại CuO sau phản ứng
d)Nếu dùng 12 gam CuO tham gia phản ứng thì sau phản ứng còn chất nào dư? Dư bao nhiêu gam
a) PTHH: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
b+c) Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)=n_{CuO}=n_{Cu}\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{Cu}=0,1\cdot64=6,4\left(g\right)\\m_{CuO}=80\cdot0,1=8\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
d) Ta có: \(n_{CuO}=\dfrac{12}{80}=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\) CuO còn dư, Hidro p/ứ hết
\(\Rightarrow n_{CuO\left(dư\right)}=0,05\left(mol\right)\) \(\Rightarrow m_{CuO\left(dư\right)}=80\cdot0,05=4\left(g\right)\)
Theo gt ta có: $n_{CuO}=0,1(mol)$
$CuO+H_2\rightarrow Cu+H_2O$
a, CuO từ màu đen bị khử dần thành màu đỏ đặc trưng của Cu
c, Ta có: $n_{Cu}=n_{CuO}=0,1(mol)\Rightarrow m_{Cu}=6,4(g)$
a) Sau phản ứng thì chất rắn màu đen chuyển thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước tạo thành
b) \(CuO+H_2\rightarrow Cu+H_2O\)
c) \(n_{CuO}=\dfrac{8}{80}=0,1\left(mol\right)\)
Theo pt \(n_{Cu}=n_{CuO}=0,1\left(mol\right)\)
\(m_{Cu}=0,1.64=6,4\left(g\right)\)
Ta có: nCu)=8/80=0,1(mol)
a. Khi cho khí H2 đi qua ống nghiệm chứa CuO, thấy chất rắn CuO dần chuyển sang màu đỏ của Cu và thấy có hơi nước thoát ra.
b. Phương trình hóa học: CuO + H2 ---to---> Cu + H2O.
c. Theo PT, ta có: nCu=nCuO=0,1(mol)
=> mCu=0,1.64=6,4(g)
bài 3:cho 7,2(g)Mg phản ứng hòa tan trong dung dịch HCl
a)tính khối lượng của muối Magie Clorua tạo ra sau phản ứng
b)tính thể tích khí H2 thoát ra sau phản ứng (đktc)
c)lượng H2 thoát ra từ phản ứng trên được dẫn qua ống sứ chứa 3(g)CuO nung nóng .Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng
\(n_{Mg}=\dfrac{7,2}{24}=0,3\left(mol\right)\\
pthh:Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
0,3 0,3 0,3
\(m_{MgCl_2}=0,3.95=28,5g\\
V_{H_2}=0,3.22,4=6,72l\\
n_{CuO}=\dfrac{3}{80}=0,0375\left(mol\right)\\
pthh:CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\\
LTL:\dfrac{0,0375}{1}>\dfrac{0,3}{1}\)
=>Hidro dư
\(n_{Cu}=n_{CuO}=0,0375\left(mol\right)\\
m_{Cu}=0,0375.64=2,4\left(g\right)\)
Đưa 1.344 lít khí H2 qua ống nghiệm chứa CuO nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy vẫn còn dư 0.448 lít H2.
- Tính khối lượng Cu thu được sau pư
- Tính khối lượng NaCl cần dùng để điện phân ra lượng H2 đã phản ứng trong quá trình trên.
\(n_{H_2\left(bđ\right)}=\dfrac{1.344}{22.4}=0.06\left(mol\right)\)
\(n_{H_2\left(dư\right)}=\dfrac{0.448}{22.4}=0.02\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{H_2\left(pư\right)}=0.06-0.02=0.04\left(mol\right)\)
\(CuO+H_2\underrightarrow{^{^{t^0}}}Cu+H_2O\)
\(.......0.04..0.04\)
\(m_{Cu}=0.04\cdot64=2.56\left(g\right)\)
\(2NaCl+2H_2O\underrightarrow{^{^{dpcmn}}}2NaOH+2H_2+Cl_2\)
\(0.04...........................................0.04\)
\(m_{NaCl}=0.04\cdot58.5=2.34\left(g\right)\)
cho kim loại Al có dư vào dd HCl 2M. Sau phản ứng dẫn khí sinh ra qua ống nghiệm có chứa 16g CuO đun nóng thực hiện phản ứng khử, thu được 11,25g kim loại Cu.
a) Tính hiệu suất phản ứng khử trên.
b)Tìm khối lượng dd HCl dùng? (D HCl=1,2g/mL)
a, \(n_{CuO}=\dfrac{16}{80}=0,2\left(mol\right)\)
PT: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
Theo PT: \(n_{Cu\left(LT\right)}=n_{CuO}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Cu\left(LT\right)}=0,2.64=12,8\left(g\right)\)
\(\Rightarrow H=\dfrac{11,25}{12,8}.100\%\approx87,89\%\)
b, \(n_{H_2}=n_{CuO}=0,2\left(mol\right)\)
PT: \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
Theo PT: \(n_{HCl}=2n_{H_2}=0,4\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{ddHCl}=\dfrac{0,4}{2}=0,2\left(l\right)=200\left(ml\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddHCl}=200.1,2=240\left(g\right)\)
Cho H2 đi qua ống nghiệm chứa 20g bột CuO. Sau phản ứng thu được 16,8g chất rắn.
a) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
b) Nếu lượng khí H2 dùng cho phản ứng trên được lấy từ phản ứng:
Zn + HCl \(\rightarrow\) ZnCl2 + H2
thì đã có bao nhiêu g Zn pứ?
Ta có
Hiện tượng xuất hiện chất rắn màu đỏ
CuO + H2 → Cu + H2O
nCuO=\(\dfrac{20}{80}\)=0,25(mol)
Theo PTHH ta có nH2=nCuO=0,25 (mol)
Ta có : Zn + 2HCl →→ ZnCl2 + H2
nZn=nH2=0,25 (mol)
mZn=0,25 x 65=16,24(gam)
a)
Hiện tượng : Chất rắn chuyển dần từ màu đen sang màu nâu đỏ,xuất hiện hơi nước bám thành giọt trên thành ống nghiệm.
\(CuO + H_2 \xrightarrow{t^o} Cu + H_2O\)
b)
Gọi \(n_{H_2} = a(mol) \Rightarrow n_{H_2O} = n_{H_2} = a(mol)\)
Bảo toàn khối lượng :
20 + 2a = 16,8 + 18a ⇒ a = 0,2
\(Zn + 2HCl \to ZnCl_2 + H_2\\ n_{Zn} = n_{H_2} = 0,2(mol)\\ \Rightarrow m_{Zn} = 0,2.65 = 13\ gam\)