Những câu hỏi liên quan
phamtiennam
Xem chi tiết
Minh Hiếu
19 tháng 3 2022 lúc 5:13

Tham khảo:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Bình luận (0)
Lê tuyến
Xem chi tiết
Đăng Hey Bro
Xem chi tiết
Phan Hoàng Linh Ân
30 tháng 4 2021 lúc 19:41

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

Bình luận (1)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Người Già
1 tháng 2 lúc 0:53

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc:
- Phẩm chất cá nhân và việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc luôn có mối quan hệ mật thiết, bền chặt, tương hỗ lẫn nhau:
+ Phẩm chất cá nhân thể hiện màu sắc độc lập của mỗi người. Trong xã hội hiện đại, công cuộc hội nhập và giao thoa văn hóa càng được mở rộng, bản sắc văn hóa có nguy cơ bị mai một, quên lãng. Vì vậy, chúng ta rất cần những cá nhân hiểu và trân trọng tinh thần văn hóa dân tộc. Chúng ta cần trân trọng văn hóa truyền thống, yêu thích tinh hoa bản sắc đất nước thì việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Thuy Bui
8 tháng 12 2021 lúc 21:35

tham khảo

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Bình luận (0)
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
8 tháng 12 2021 lúc 21:35

Tham khảo

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề vô cùng quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.... Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ. Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

Bình luận (0)
Vương Hương Giang
9 tháng 12 2021 lúc 14:45

Tham khảo

 

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề vô cùng quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.... Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ. Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
30 tháng 7 2023 lúc 14:56

Tham khảo!

Qua truyện Một người Hà Nội, ta có thể thấy phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là khi thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, con người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau, ít nhiều cũng có sự thay đổi về mặt tinh thần văn hóa. Tuy nhiên nếu phẩm chất và tính cách cá nhân của ta trân trọng những nét đẹp truyền thống hơn, yêu thích tinh hoa văn hóa đất nước hơn thì việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn. Là một công dân tốt, ngoài việc học hỏi những cái đẹp, cái tốt của nền văn hóa thế giới để phát triển đất nước thì song song, chúng ta cũng phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để nó không bị mai một theo thời gian.

Bình luận (0)
Thanh An
30 tháng 7 2023 lúc 14:56

Tham khảo!

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào trong giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các dân tộc là vấn đề luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện.

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc trong văn hóa, tạo nên sự đang dạng, khác biệt và độc đáo... Nhằm tôn vinh giá trị và nâng cao nhận thức về bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg (ngày 17/11/2008), lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Đây chính là dịp để các cấp, các ngành cùng dịp nhìn nhận lại vai trò của văn hóa đối với sự phát triển, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào đối với truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc. Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng các dân tộc giao lưu, trao đổi, hòa hợp cùng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, qua đó, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bình luận (0)
Thanh An
30 tháng 7 2023 lúc 14:57

Tham khảo!

Bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm đa chiều và phức tạp, thể hiện những giá trị, tín ngưỡng, truyền thống, lối sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật, kiến trúc và các thành tựu văn hóa khác của một dân tộc cụ thể. Bản sắc văn hóa dân tộc là kết quả của lịch sử, môi trường, địa lý, tôn giáo và các yếu tố khác ảnh hưởng đến cuộc sống và tư tưởng của một dân tộc. Nó được coi là một phần không thể thiếu của định danh và tính cách của một dân tộc, và là một nguồn gốc quan trọng để xây dựng và phát triển các giá trị và định hướng của dân tộc đó trong tương lai.

Bản sắc văn hóa dân tộc còn liên quan mật thiết đến khả năng của dân tộc đó để giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa của mình. Việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc được xem là một nhiệm vụ quan trọng của các chính trị gia, nhà lãnh đạo và nhà văn hóa, nhằm đảm bảo rằng những giá trị văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc được bảo tồn và phát triển, đồng thời góp phần vào sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc cũng đòi hỏi sự linh hoạt, cởi mở và sáng tạo, đặc biệt là trong bối cảnh của sự phát triển nhanh chóng của xã hội và văn hóa toàn cầu hiện nay. Điều này có nghĩa là, việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc không đơn thuần chỉ là việc duy trì truyền thống và cổ vật, mà còn là việc tạo ra các sản phẩm và hoạt động văn hóa mới, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thế giới ngày nay.

Bình luận (0)
phan thị ánh tuyết
Xem chi tiết
Lê Thị Thu Trang
10 tháng 7 2016 lúc 12:41

sao câu hỏi giống t thế

 

Bình luận (1)
le thi tham
15 tháng 10 2017 lúc 14:48

quá rể tao trả lơi cho

Bình luận (0)
ai bt j
Xem chi tiết
Tô Phương Băng
Xem chi tiết