kể tên các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ X
1.Trong các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa nào là quan trọng nhất? Tại sao?
2.Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỉ thứ I- đến thế kỉ X theo các tiêu chí sau: tên cuộc khởi nghĩa; thời gian; quân xâm lược, địa bàn; kết quả.
THAM KHẢO
1, Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó:
Đây là những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.
Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn tù thế kỉ 7 đến thế kỉ 9.
1/ Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi?
-Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ . Trụ sở của Phủ đặt tại Tống Bình ( Hà Nội ) .
- Cho sửa các đường giao thông quan trọng , xây thành , đắp lũy và tăng thêm quân đóng giữ .
-Tiếp tục thi hành chính sách bóc lột tàn bạo
=> Nhân dân căm phẫn , nổi dậy đấu tranh .
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan(722) :
- 722 : khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ , được nhân dân ủng hộ , nghĩa quân đánh chiếm thành Hoan Châu ( Nghệ An ).
-Mai Thúc Loan chọn Sa Nam ( Nam Đàn –Nghệ An ) làm căn cứ và xưng là hoàng đế ( Mai Hắc Đế)
-Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm Pa ( tấn công phủ Tống Bình ) , đánh chiếm phủ Tống Bình .
-Nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp .
* Kết quả : Cuộc khởi nghĩa bị thất bại .
3. Khởi nghĩa Phùng Hưng: ( trong khoảng 776 – 791) :
- Khoảng năm 776 Phùng Hưng cùng em Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm ( Hà Nội) và được nhân dân
ủng hộ .
- Nghĩa quân chiếm được phủ Tống Bình -> sắp đặt cai trị.
- Phùng Hưng mất, con trai Phùng An lên thay .
- 791: nhà Đường đem quân sang đàn áp Phùng An ra hàng -> Cuộc khởi nghĩa thất bại .
nó có phải tiếng anh đâu là lịch sử mà
khởi nghĩ Mai Thúc Loan, kn Phùng Hưng
Hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ 7 đến thế kỉ 9.
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỉ thứ I- đến thế kỉ X theo các tiêu chí sau: tên cuộc khởi nghĩa; thời gian; quân xâm lược, địa bàn; kết quả.
thống kê các cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến từ thế kỉ I đến thế kỉ X
Bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
STT | Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Quân thù | Người lãnh đạo | Kết quả |
1 | Hai Bà Trưng | Năm 40 | Quân Hán | Hai Bà Trưng | |
2 | Bà Triệu | Năm 248 | Quân Ngô | Bà Triệu | |
3 | Lí Bí | Năm 542 - 602 | Quân Lương | Lí Bí | |
4 | Mai Thúc Loan | Đầu thế kỉ VIII | Quân Đường | Mai Thúc Loan | |
5 | Phùng Hưng | Khoảng năm 776 - 791 | Quân Đường | Phùng Hưng | |
6 | Khúc Thừa Dụ | Cuối thế kỉ IX | Quân Đường | Khúc Thừa Dụ |
*Kết quả: không biết làm.
Kể tên những cuộc khởi nghĩa lớp từ thế kỉ VII đến IX
những cuộc khởi nghĩa lớn từ thế kỉ VII đến IX là
- khởi nghĩa Phùng Hưng khoảng năm 776 đến 791
- khởi nghĩa Mai Phúc Loan đầu thế kỉ VII
Những cuộc khởi nghĩa lớn từ thế kỉ VII - IX:
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VII)
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776 - 791)
hệ thống các cuộc khởi nghĩa lớn từ thế kỉ I đến thế kỉ X của nhân dân ta
câu 1 :vì sao dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến trung quốc nhân dân ta liên tuc nổi dậy đấu tranh? em hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa đã mở ra trong khoảng thời gian từ thế kỉ I đến thế kỉ VIII
Suốt mười thế kỷ dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành lại độc lập. Ý chí tự lực, tự cường được biểu hiện trong cuộc đấu tranh bền bỉ và quyết liệt nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã cũng cố thêm tinh thần dân tộc và ý thức độc lập của nhân dân ta.
Các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ VIII:
-Sau phong trào khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 - 43, từ đầu thế kỷ II, phong trào khởi nghĩa nhân dân lại phát triển rộng rãi và mạnh mẻ hơn trước.
-Năm 178, hàng vạn ngưòi dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lương Long, làm chủ đất nước suốt 4 năm (178 - 181).
-Sang thế kỷ III cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng đã làm “chấn động toàn thể Châu giao”.
-Đầu thế kỷ VI, ở Trung quốc nhà Lương cướp ngôi nhà Tề. Như các triều đại phong kiến khác ở phương bắc, nhà Lương thực hiện chính sách thống trị và bốc lột hà khắc đối với nhân dân ta. Chúng chia nhỏ Châu Giao, cắt miền biển lập Châu Hoàng (Quảng Ninh) đặt Châu Ái ở Cửu Chân xưa (Thanh Hoá), Châu Đức ở Cửu Đức xưa (Đức Thọ - Hà Tỉnh), lập thêm hai châu mới để dễ bề cai trị. Với bộ máy cai trị, đô hộ khổng lồ, chúng tăng cường cướp bóc, vơ vét của cải, thu thuế nặng nề. -Trước tình hình đó, mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Lý Bí đã nổ ra đánh đổ nhà Lương giành lại độc lập dân tộc. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, tháng giêng năm 544 Lý Bí tuyên bố lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (mãi mãi là mùa xuân). Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng là Nam đế (vua của Nước Nam), dựng điện Vạn Thọ, tổ chức triều đình với hai ban Văn - Võ. Nam đế lược bỏ niên hiệu nhà Lương, đăt niên hiệu mới là Đại đức (Đức lớn). Ông sai dựng chùa Khai quốc (mở nước), ban sắc và phong thần cho các anh hùng tiền bối của dân tộc. Điều đó nói lên ý chí độc lập tự cường và lòng tin vững chắc của nhân dân ta về một nền độc lập dân tộc bền vững trong tương lai. Việc Lý Bí xưng đế vương và đặt niên hiệu riêng đã “phủ định ngang nhiên quyền làm bá chủ thiên hạ” của hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, là chủ nhân của đất nước và vận mệnh của mình”.
-Đầu năm 545, triều đại phong kiến nhà Lương đem quân đánh Vạn Xuân hòng xoá bỏ nền độc lập còn non trẻ, Lý Nam Đế lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sau khi Lý Nam Đế bị bệnh chết, Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lần nữa giành lại độc lập dân tộc.
-Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung quốc, đặt ách đô hộ của chúng lên đất nước ta. Đến năm 622 ách thống trị của phong kiến phương bắc được chuyển qua nhà Đường. Trong suốt ba thế kỷ bị nhà Đường thống trị, nhân dân ta không ngừng nổi dậy chống lại ách áp bức nặng nề, sự bốc lột tàn bạo và đấu tránh giành quyền độc lập dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ này có thể kể đến: khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), khởi nghĩa Dương Thanh (819-820).
Bài làm hơi dài, mong bạn thông cảm! Chúc bạn có một kết quả tốt trong kì thi cuối hk2 này nhá
1. Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của dân tộc ta thời Bắc thuộc từ thế kỉ I đến thế kỉ X. Thời gian/ Tên cuộc khởi nghĩa/Kẻ thù/ Người lãnh đạo/Địa bàn/Kết quả
LÀM HỘ MIK NHA AI LÀM ĐC VÀ ĐÚNG MIK TICK CHO NHA!!!
Thời Bắc thuộc có những cuộc khởi nghĩa là:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40).
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776- 794).
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930- 931) của Dương Đình Nghệ.
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
Hai Bà Trưng:
+ Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.
+ Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa giành được.
- Lý Bí:
Quảng cáo
+ Liên kết với các hào kiệt nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi.
+ Thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ.
- Triệu Quang Phục:
+ Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương giành thắng lợi.
- Khúc Thừa Dụ:
+ Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ ách thống trị của nhà Đường.
+ Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành thắng lợi đá đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc.
- Ngô Quyền :
+ Trừ khử tên nội phản Kiều Công Tiễn
+ Chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Cuộc khởi nghĩa và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời kì mới- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.