Trần Phương Nhi
Cuối năm 1788 - đầu năm 1789, đã diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh dưới lãnh đạo của Nguyễn Huệ - Quang Trung. Để nắm vững diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến, chúng ta cần hiểu đúng thế và lực của quân xâm lược cũng như của quân ta. Hãy làm một bảng nhận xét: 1. Thế và lực của hai bên vào cuối năm 1788: Quân Thanh Quân Tây Sơn Lực lượng ..........................................................
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
16 tháng 3 2018 lúc 21:23

=>Nx:

Thế và lực của quân Thanh mạnh hơn quân Tây Sơn

Quân Thanh Quân Tây Sơn
Lực lượng 29 vạn quân do Tôn Sĩ Ngị cầm đầu vài vạn quân
Tình thế có lợi thế về số lượng

yếu thế hơn quân Thanh

Quốc Huy
Xem chi tiết
Tạ Mai Phương
Xem chi tiết
Nghĩa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
20 tháng 12 2021 lúc 15:37

C

Trần Anh Thư
20 tháng 12 2021 lúc 15:37

Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất diễn ra năm nào? Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến?

a. Năm 891 do Ngô Quyền lãnh đạo              b. Năm 819 do Lê Lợi lãnh đạo

c. Năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo                 d. 918 do Lê Hoàn lãnh đạo

 
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
tranquang
14 tháng 3 2017 lúc 17:02
Quân Thanh Quân Tây Sơn
Lực lượng 29 vạn quân do Tôn Sĩ Ngị cầm đầu vài vạn quân
Tình thế có lợi thế về số lượng yếu thế hơn quân Thanh

chắc vậy mk ko nhớ lăm

Nguyen Thi Mai
14 tháng 3 2017 lúc 19:55

Bài 25 : Phong trào Tây Sơn

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 11 2023 lúc 20:29

Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.

- Diễn biến chính:

+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.

+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.

- Ý nghĩa:

+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Bảo Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
20 tháng 5 2022 lúc 16:16

Khoan dừng khoảng chừng 2 giây. 

"Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược xiêm và thanh em có nhận xét gì về cách đánh giặc của Nguyễn Huệquang trung"

Cái quái gì vậy?? Quang trung và Nguyễn Huệ là hai cá thể riêng biệt sao, ô mai gút. Đứa nào ra cái đề đúng logic luôn.

Linh Sun
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
23 tháng 11 2016 lúc 20:28

Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến ( Lần thứ 2 ) chống quân xâm lược Nguyên 1285:

-Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.

-Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh , Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp .

Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh

-Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long , quân ta rút về Thiên Trường.

Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời :”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.

-Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam , tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.

-Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc , sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.

-Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng .

-Tháng 5- 1285 Trần Hưng Đạo phản công.Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương ,thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.

-Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

-Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết . Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh , bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..

-Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi

 

doan truc van
24 tháng 11 2016 lúc 22:02
1.Diễn biến - Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Đại Việt.-Trước thế mạnh của giặc Trần Quốc Tuấn cho quân lui về Vạn Kiếp, rời Thăng Long về Thiên Trường ( Nam Định). Nhân dân thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. Nhà Trần gặp khó khăn :- Toa Đô từ phía nam đánh lên, Thoát Hoan từ phía bắc đánh xuống.-Trần Quốc Tuấn lui quân và chiếm lại Thanh Hóa.- Tháng 5/1285 ta phản công giành thắng lợi lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng Thăng Long.2. Kết quả:- Thoát Hoan bỏ chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết, 50 vạn quân Nguyên bị đánh bại -> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Lê Thị Thủy Tiên
5 tháng 1 2017 lúc 9:35

lực lượng còn non yếu , nghĩa quân ko quá 2000 người , thiếu thốn lương thực, quân Minh nhiều lần tấn công(trích lời cô Thuộc)banhqua

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 9:56

Tham khảo:

- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).

- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Trịnh Linh Chi
Xem chi tiết
Trần Thị Vân	Anh
4 tháng 1 2022 lúc 12:45
Chiến tranh Tống–Việt lần thứ hai diễn ra từ năm 1075 đến năm 1077 là cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076, phá thành Ung Châu. TICK CHO CHỊ NHA
Khách vãng lai đã xóa
Tăng Hoàng My
4 tháng 1 2022 lúc 12:46

Chiến tranh Tống–Việt lần thứ hai diễn ra từ năm 1075 đến năm 1077 là cuộc chiến tranh giữa nhà  nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà  là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076, phá thành Ung Châu.

Khách vãng lai đã xóa
Khổng Đoàn Minh Thư
4 tháng 1 2022 lúc 13:52

Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tận công xâm lược nước ta lần thứ I năm 981,nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.Năm 1072,vua Lý Thánh Tông từ Trần ,vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mói 7 tuổi .Nhà Tống coi đó là một cơ hội tốt ,liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta.


Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nơi tập trung lương thảo của quân Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống .


Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến Cầu(ngày nay là sông Cầu) 

2. Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống.
 

Vào cuối năm 1076, quôn Tống  sang đánh nước ta bằng hai đường : đường thủy và đường bộ.  Dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ,  10 vạn bộ binh, 1vạn ngựa ,20 vạn dân phu theo đường bộ tiến vào nước ta.
Tại các phòng tuyến biên giới quân ta chặn đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của quân giặc.
Quân Tống tiến tới bờ Bắc sông Như Nguyệt, chúng tỏ ra lúng túng vì trước mặt là sông và bên kia là chiến lũy kiên cố.


Quách Qùy nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta .Hai bên giao chiến ác liệt ,phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ.


Trong đêm tối bỗng vang lên tiếng ngâm bài thơ.
         Sông núi nước Nam vua Nam ở
         Rành rành định phận ở sách trời
         Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
          Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.


Lý Thường Kiệt tự mình cho quân vượt sông bất ngờ tiến đánh, kẻ thù khiếp đảm rút chạy.

3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống.
Kết quả : Sau hơn 3 tháng xâm lược nước ta, số quân Tống chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa để quân giặc rút về nước.


Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang,nền độc lập của nước ta được giữ vững .Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ,tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc ,bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt 

Khách vãng lai đã xóa