Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trâm Đen
Xem chi tiết
Long Sơn
22 tháng 2 2022 lúc 20:07

Tham khảo

Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp, cấm giết trâu bò bừa bãi.

-Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng còn 10 vạn thay phiên nhau về quê sản xuất gọi dân phiêu tán trở về quê.

-Đặt các chức quan lo về nông nghiệp: Hà Đê sứ,Khuyến nông sứ, Đồn Điền sứ,....Thực hiện phép quân điền,cấm giết trâu bò và bắt dân đi phu mùa gặt,cấy.

-Khuyến khích phát triển sản xuất,cải thiện đời sống.

Sơn Mai Thanh Hoàng
22 tháng 2 2022 lúc 20:07

TK

Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp, cấm giết trâu bò bừa bãi.

hee???
22 tháng 2 2022 lúc 20:08

tham khảo

 

Hai mươi năm dưới ách thống trị nhà Minh,xóm làng điêu tàn,ruộng đồng bỏ hoang,nhân dân cực khổ.

-Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng còn 10 vạn thay phiên nhau về quê sản xuất gọi dân phiêu tán trở về quê.

-Đặt các chức quan lo về nông nghiệp: Hà Đê sứ,Khuyến nông sứ, Đồn Điền sứ,....Thực hiện phép quân điền,cấm giết trâu bò và bắt dân đi phu mùa gặt,cấy.

-Khuyến khích phát triển sản xuất,cải thiện đời sống.

Nguyễn Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phương Nguyê...
28 tháng 2 2022 lúc 9:52

câu 3:

- Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

- Nhà Lê chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu , xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

- Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua

- Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

Thanh Hoàng Thanh
28 tháng 2 2022 lúc 9:56

Tham khảo

Câu 4:

1.Thời Lý: Bộ luật Hình thư

2.Thời Trần: Quốc triều hình luật

- Kế thừa nội dung của Hình thư từ thời Lý và bổ sung và điều chỉnh nhất định về hình phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản.

3.Thời vua Lê Thánh Tông: Bộ luật Hồng Đức

4.Thời Nguyễn: Bộ luật Gia Long - Bộ luật tiến bộ nhất:

- Bao gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển.

- Trong đó, có các nội dung về hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng.

- Đây được đánh giá là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam.

Câu 5:

Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê có sự hoàn thiện cao độ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Biểu hiện:

* Về tổ chức nhà nước:

- Chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

- Chia cả nước thành 13 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

* Về tuyển chọn quan lại: Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu. Nhờ đó, nhà nước mới thực sự trọng dụng được người tài, đóng góp cho việc quản lý và xây dựng đất nước.

* Về luật pháp: Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

* Về đối ngoại:

- Đối với Trung Quốc: Nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.

- Đối với các nước phía Nam: Nhà Lê còn tiến hành các cuộc viễn chinh mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

⟹ Như vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê được củng cố và hoàn thiện một cách cao độ. Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

Câu 6:

- Nhân dân: tích cực khai hoang, mở rộng sản xuất.

- Nhà nước: ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:

+ Nhà Tiền Lê, Lý làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

+ Nhà Trần khuyến khích vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.

+ Thủy lợi: được nhà nước quan tâm. Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”.

+ Nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Phạm Anh Thái
Xem chi tiết
Lysr
12 tháng 3 2022 lúc 11:10

C

Sơn Mai Thanh Hoàng
12 tháng 3 2022 lúc 11:10

C

Minh Hồng
12 tháng 3 2022 lúc 11:11

C

Khang Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
Thành An
15 tháng 3 2022 lúc 21:23

3,

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

4,

 Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức là:

- Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia

- Khuyến khích phát triển kinh tế

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Điểm tiến bộ của bộ quốc triều hình luật (Hồng Đức) thời Lê Sơ : 

- Bộ luật Hồng Đức mang nhiều tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại

- Tính nhân đạo của Bộ luật Hồng Đức

+ Tính nhân đạo đối với người phạm tội

+ Tính nhân đạo đối với người gặp khó khăn đặc biệt

+ Quy định nhân đạo, tiến bộ đối với phụ nữ và trẻ em

+ Tính nhân đạo đối với một số đối tượng khác



 

Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 3 2022 lúc 21:23

REFER

C3

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

*Nhận xét:

-Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước .Triều đình có đầy đủ các bộ, tự,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.

- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

C4

* Nội dung của bộ luật Hồng Đức là :

- Bảo vệ quyền lợi của vua , hoàng tộc , bảo vệ quyền lợi của 1 số giai cấp thống trị , địa chủ phong kiến . Đặc biệt bộ luật còn có những điều luật như bảo vệ biên giới Tổ Quốc , khuyển khích phát triển kinh tế , gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc , bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ .

* Điểm tiến triển của bộ luật Đức là so với các bộ luật trước là :

- Đề cao vai trò người phụ nữ

- Khuyến khíc dân sản xuất

- Đề cao tinh thần Nho giáo ( Yêu nước )

- Có tính chất nhân đạo

- Đề cao việc học và tuyển nhân tài

- Có những chính sách quan tâm tới dân

- Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là

+nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+  hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam

+ nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê

+ luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường

+, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc

Minh châu
Xem chi tiết
Lương Đại
5 tháng 3 2022 lúc 7:15

Câu 1 :

*Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Nhân dân có một lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do. Cùng với niềm tự hào dân tộc và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.

- Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

* Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

Câu 2 :

- Số lượng lính tại ngũ không đáp ứng đủ cho quá trình Nam tiến.

Câu 3 :

- Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia

- Khuyến khích phát triển kinh tế

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Câu 4 :

- Văn học chữ Nôm : Quốc âm thi tập, hồng đức quốc âm thi tập, ...

- Văn học chữ Hán : Hịch tướng sĩ, Phú sông Bạch đằng,...

- Sử học : Đại việt sử kí toàn thư,Lam Sơn thục lục,...

- Địa lí : Dư địa chí,...

Câu 5 :
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con của quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. Ông ngoại và cha đều là người có lòng yêu nước thương dân. Nguyễn Trãi đã được thừa hưởng tấm lòng vì dân vì nước ấy.

Câu 6 :

- Ý thức cho con cháu đời sau rằng cha ông đã vất vả gây dựng nên, phải cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền đất nước.

Câu 7 :
- Thi hương được tổ chức ở các phủ ( có thể có nhiều phủ cùng tổ chức), có 3 kì : vòng 1 kinh nghĩa, vòng 2 chiếu biểu , vòng 3 thơ phú, người đỗ được phong cử nhân.

- Thi hội có cách thi tương tự như thi hương.

- Những người đỗ thi hội mới tiếp tục đi thi đình. Giấy, óng quyển và giấy nháp đều do vua ban, vua sẽ ra đề và trực tiếp chấm.  Đỗ đầu là Trạng nguyên, nhì là bảng nhãn, tam là thám hoa. Các thí sinh khác đỗ thì đc phong tiến sĩ. 

Câu 8 :

- Để nghi nhớ tên những tiến sĩ đỗ ở các khoa thi hội các kì thi

Câu 9 :

- Bộ máy nhà nước đc hoàn thiện hơn và quyền hành tập trung vào tay vua.

Câu 10 :

- Tư tưởng của Nho giáo có nội dung là: trung quân ái quốc, mọi quyền lực đều tập trung trong tay vua, vua là thiên tử, là “con trời”.

- Trong khi đó, từ khi nhà Lê sơ được thành lập, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố và tính tập quyền đạt đến cao độ. Đó là kết quả của việc tăng cường quyền lực hơn nữa vào trong tay nhà vua

=> Tư tưởng cho Nho giáo rất phù hợp với yêu cầu này. Chính vì thế, Nho giáo ngày càng giữ vị trí quan trọng và chiếm vị trí độc tôn

Phạm Huệ
Xem chi tiết
jung~징~
27 tháng 2 2022 lúc 12:13

tham khảo

Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.

 

tham khảo

Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.

Võ Quang Nghĩa
Xem chi tiết
Võ Quang Nghĩa
6 tháng 5 2021 lúc 14:39

ai đó giúp mik vs

Khách vãng lai đã xóa
Lương Công Thành
Xem chi tiết
Hoàng Trọng Nghĩa
28 tháng 3 2016 lúc 10:16

* Các biện pháp nhà nước và nhân dân ta đã tiến hành để phát triển kinh tế từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

- Sau khi giành được nền độc lập tự chủ của dân tộc, các triều đại phong kiến đều có những chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế.

+ Thời Đinh - Tiền Lê, nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng ruộng đất canh tác. Đẩy mạnh khai hoang vùng châu thổ, các con sông lớn, ven biển.

+ Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày ruộng tịch điền, cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê.

+ Năm 1248, nhà Trần cho đắp đê "quai vạc" từ đầu nguồn đến cửa biển để ngăn lũ lụt. Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp đê.

+ Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, qúy tộc mộ dân nghèo đi khai hoang, lập đền trang.

+ Thời Lê sơ, nhà nước ban hành phép quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất công ở các làng xã. Khuyến khích nhân dân khai hoang, hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.

+ Thời Lý, Trần, Lê bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, đấy mạnh chăn nuôi. Các cây trồng chính lúc bấy giờ là lúa, khoai, sắn ngoài ra còn trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả, rau, đậu....

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Thủ công nghiệp: trong nhân dân các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng cao.

+ Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cho lập các xưởng thủ công, để rèn đúc vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền chiến.

- Thương nghiệp:

Nội thương và ngoại thương phát triển: buôn bán giữa các vùng miền rất phát triển, chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi. Nhà nước xây dựng nhiều bến cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.

+ thời Lê sơ: thủ công nghiệp và thương nghiệp phục hồi và phát triển, Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường, buôn bán sầm uất.

+ Nội thương: nhiều chợ mới được mọc lên, nhà nước ban hành lệnh tập chợ, khuyến khích trao đổi hàng hóa.

+ Nhà Lê sơ không chủ trương mở rộng buôn bán với nước ngoài. Hạn chế thuyền nước ngoài vào khám xét nghiêm ngặt.

* Tác dụng:

- Do nhà nước có những biện pháp phù hợp, kinh tế nước ta thời kì này phát triển ổn định, đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội được ổn định. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, đánh tan nhiều cuộc xâm lăng của phong kiến phương bắc.

- Kinh tế phát triển, tăng cường sức mạnh quốc phòng, góp phần xây dựng quốc gia Đại Việt cường thịnh, nền độc lập được củng cố, bờ cõi được giữ vững.

Nhung
Xem chi tiết
trinh bich ngoc
10 tháng 5 2016 lúc 5:59

bạn vào tìm kiến ý nó sẽ chả lời cho 

trinh bich ngoc
10 tháng 5 2016 lúc 6:00

minhf vừa vào câu hỏi của bạn xong cũng có đấy ở trên đỉnh đầu ú