Em học tập được gì từ hình ảnh Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch Tướng Sĩ
+trong phần đầu của bài '' Hịch tướng sĩ ''Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích gì ?
+trong đoạn cuối của bài ''Hịch tướng sĩ '' Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các tướng sĩ nhằm mục đích gì?
- Trong phần đầu của bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích:
+ Ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời.
+ Giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
+ Khích lệ, động viên tướng sĩ, nêu cao tinh thần ái quốc, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.
Chúc bạn học tốt!
+trong phần đầu của bài '' Hịch tướng sĩ ''Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích gì ?
Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương nhằm thể hiện rằng đó là một niềm tự hào của Trần Quốc Tuấn khi nghĩa về thế hệ đi trước đồng thời như một lời nhắc nhở, khích lệ các tướng lĩnh tự xem lại bản thân mình, cố gắng hết mình lập công danh cho đất nước, nhân dân.
+trong đoạn cuối của bài ''Hịch tướng sĩ '' Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các tướng sĩ nhằm mục đích gì?
Kêu gọi quân sĩ bỏ thói ham chơi, tập trung sức lực và tinh thần để sẵn sàng chống giặc.
Trình Bày suy nghĩ, cảm nhận của em về : a)Hình ảnh của Lý Công Uẩn qua văn bản "Chiếu Dời Đô" b)Hình ảnh của Trần Quốc Tuấn qua văn bản "Hịch Tướng Sĩ"
- Lý Công Uẩn:
Lí Công Uẩn quê ở Kinh Bắc, là võ tướng có tài của Lê Bại Hành, từng giữ chức Tả thân vệ Điện tiền chỉhuy sứ. Ông là người tài trí,, đức độ, kín đáo, nhiều hi vọng. Năm 1009, Lê Ngọa Triều chết, Lí Công uẩn được giới tăng lữ và triều thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lí Thái Tổ và gây dựng nên nhà Lí tồn tại hơn 200 năm. Năm 1010, Lí Thái Tổ viết “Chiếu dời đô” để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Sau khi dời về Đại La, ông đổi tên địa điểm này thành Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt, chính là Hà Nội ngày nay.
Chiếu dời đô của Lí Công uẩn là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chính văn bản này đã góp phần khai sinh ra kinh đô của nước ta trong quá khứ và hiện nay.
Phần đầu của Chiếu dời đô nói lên mục đích sâu xa, tầm quan trọng của việc dời đô. Đó là đểđóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân. Nói một cách khác, việc dời dô là một việc lớn, vừa hợp mệnh trời, vừa hợp lòng dân, là để xây dựng đất nước cường thịnh, đem lại hạnh phúc cho muôn dân.
Việc dời đô không còn là chuyện xưa nay hiếm, nó đã được thực hiện bởi các vị vua trước đó ở Trung Hoa. Tác giả đã nêu lên những dẫn chứng cụ thể để thuyết phục mọi người. Chuyện các vị vua Trung Hoa dời đô để xây dựng đất nước phồn thịnh, chuyện các vị vua Việt Nam thời Đinh – Lê đóng đô ở Hoa Lư làm cho triều đại không vững bền, nhân dân đói kém… Lí Công uẩn đau xót khi chứng kiến vận số ngắn ngủi của nhà Đính, nhà Lê và cảm thấy việc dời đô là một việc làm cấp thiết.
Phần mở đầu của Chiếu dời đô có lí lệ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục. Tác giả đã lồng cảm xúc vào bài chiếu, tạo nên những ấn tượng đẹp: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Tác giả đã chỉ ra được những điểm thuận lợi của kinh đô mới so với kinh đô cũ. Đại La không có gì xa lạ đối với mỗi người dân Việt lúc đó, nó được Cao Biền đời nhà Đường xây dựng vào thế kỉ thứ IX. Những điểm mạnh của kinh đô đã được Lí Công Uẩn chỉ rõ trong bài chiếu. Vị trí của nó ở vào nơi trung tâm của trời đất… đã đúng ngôi nam bắc đông tây. Địa thế của Đại La rất đẹp, rất hùng vĩ, là thế rồng cuộn hổ ngồi, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng.
Rõ ràng đây là một vùng đất lí tưởng thích hợp cho việc đóng đô và quần tụ cư dân. Nó không bị ngập lụt mà muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi.Tóm lại, Đại La là thắng địa, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Phần thứ hai của Chiếu dời đô cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị vua mở đầu triều Lí, một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và chính xác về tất cả các mặt. Điều này hoàn toàn không phải là một ý kiến chủ quan mà chính là khả năng nhìn nhận và tính toán một cách chính xác, quyết đoán. Sau một nghìn năm, Thăng Long xưa nay là Hà Nội đã trở thành kinh đô của hầu hết các triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây chính là cống hiến vĩ đại của Lí Công Uẩn cho lịch sử Việt Nam như câu nói của ông lúc dời đô: mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn dời cho con cháu.
Về mặt văn chương, phần thứ hai của Chiếu dời đô rất đặc sắc. Cách viết hàm súc, giàu hình ảnh và biểu cảm. Vế đối trong các câu rất chuẩn và đạt hiệu quả cao về mặt nghệ thuật.
Phần cuối của bài Chiếu là lời bày tỏ của nhà vua trước quần thần về ý định dời đô, điều này cho thấy nhà vua rất công minh, đức độ trong việc trị nước:
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Việc dời đô của Lí Công uẩn là một kì tích, kì công đối với đất nước. Sau một ngàn năm, Thăng Long – Hà Nội đã trở thành kinh đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; là trung tâm kinh tế, quốc phòng, văn hóa lớn của cả nước.
Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.
- Trần Quốc Tuấn :
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.
Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".
Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - và cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.
Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyển đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vua tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".
Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng
Viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ
Đáp án
HS viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ. Có thể viết theo những gợi ý dưới đây:
- Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc (1đ)
+ Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh. (1đ)
+ Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn...ta cũng vui lòng” => lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng. (1đ)
+ Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. (1đ)
+ Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt. (1đ)
Viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch Tướng Sĩ
tham khảo nhé!
Hịch Tướng sĩ là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. Qua bài hịch, ngài đã thể hiện rõ nét tình cảm của mình đối với đất nước bằng một lòng yêu nước nồng nàn. Bài hịch được viết vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên hung hăng, tàn bạo lần thứ hai của dân tộc ta, nó không chỉ thể hiện nỗi lo, trằn trọc khi đất nước bị xâm lăng, nêu cao ý chí chiến đấu của Trần Quốc Tuấn mà còn là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến trước sức mạnh vô biên của kẻ thù. Một tướng sĩ vì dân vì nước mà quên ăn quên ngủ, là một con người, một vị anh hùng đại diện cho bao thế hệ con người Việt Nam yêu nước, ta hiểu thêm về ngài. Ngài còn là tấm gương sáng để bất cứ thế hệ nào học tập và noi theo về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm trước kẻ thù và sẵn sàng kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho nước nhà. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài hịch vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp, nhân văn ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Trước đây, bây giờ và cả sau này, chúng ta mãi có một tấm gương sáng để noi theo và cống hiến hết mình cho nước nhà và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tham khảo nha em:
Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.
Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.
Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".
Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.
Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyển đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyển, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".
Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.
Bài viết hay nhưng dài quá, có 15 phút chép không kịp đâu
Để đúc kết Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thành một từ hay một câu em sẽ chọn từ hay câu gì giả thích vì sao
"huống chi ta cùng các ngươi.... cho khỏi tai họa về sau? " (Hịch tướng sĩ -Trần Quốc Tuấn) Viết đoạn văn trình bày những gì em cảm nhận được từ đoạn trích
Hướng dẫn soạn bài "Hịch tướng sĩ" - Trần Quốc Tuấn - Văn lớp 8
Câu 1: Bài hịch bố cục thành 4 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
- Đoạn 2 (từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
- Đoạn 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
- Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
Câu 2: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:
- Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.
- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.
Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.
Câu 3: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:
+ Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.
+ Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.
Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
Câu 4:
Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.
Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.
Câu 5:
Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.
Sự thay đổi giọng điệu như vậy phù hợp với nội dung cảm xúc và thái độ của tác giả, tác động cả về trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với chủ tướng cũng như với bản thân họ.
Câu 6: Đặc sắc nghệ thuật:
- Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.
- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.
- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...
- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu.
Câu 7:
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300), tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân ra trận, và cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.
2. Thể loại
Một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
Bài hịch tiêu biểu và có giá trị nhất trong văn học Việt Nam là bài Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo (thế kỉ XIII). Thời kì Pháp xâm lược nước ta (nửa sau thế kỉ XIX) nhiều hịch bằng chữ Nôm xuất hiện và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân (như Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ, Hịch đánh chuột của Nguyễn Đình Chiểu...).
Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi hay thơ lục bát.
Một bài hịch thường được cấu trúc theo ba phần chính:
Phần đầu: nêu lên một nguyên lí đạo đức hay chính trị làm cơ sở tư tưởng, lí luận.
Phần giữa: nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù).
Phần cuối: nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu. Hịch viết xong thường được vào ống hịch và do các sứ giả truyền đi khắp nơi. Nếu như hịch khẩn cấp thì trên đầu ống hịch thường có một chùm lông gà (do vậy mà gọi là vũ hịch). (Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992).
3. Tác phẩm
Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 - 1287), giặc Mông – Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.
Để kêu gọi lòng dân, người viết có thể dùng nhiều cách khác nhau. Có khi chỉ cần nêu lên thực trạng, khơi gợi truyền thống yêu nước, căm thù giặc... Trong bài hịch này, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng một giọng điệu, cách viết rất phong phú. Khi thì ông lấy tấm gương của người đời xưa, khi thì dùng cách "khích tướng", có khi lại an ủi, vỗ về đối với đối tượng... Đó chính là cái hay, cái độc đáo của tác phẩm này.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài hịch bố cục thành 4 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến "đến nay còn lưu tiếng tốt."): tác giả nêu ra các gương "trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước" đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.
- Đoạn 2 (từ "Huống chi ta" đến "ta cũng vui lòng."): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Đoạn 3 (từ "Các ngươi ở cùng ta" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không ?"): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ (từ "Các ngươi" đến "muốn vui vẻ phỏng có được không ?") và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai (từ "Nay ta bảo thật" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không ?").
- Đoạn 4 (từ "Nay ta chọn binh pháp" đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.
2. Tác giả lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc:
"Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !"
- Bộ mặt của quân giặc được phơi bày bằng những sự việc trong thực tế : đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc, vét của kho có hạn...
- Để lột tả sự ngang ngược và tội ác tham tàn của giặc, đồng thời bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ cực độ, tác giả đã dùng lối nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ:
+ Hình ảnh chỉ quân giặc: lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói,…
+ Các hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ thái độ căm thù, khinh bỉ: uốn lưỡi cú diều- sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ.
- Tố cáo tội ác của giặc, tác giả đã khơi gợi lòng tự trọng dân tộc, khắc sâu lòng căm thù ngoại xâm ở tướng sĩ.
3. Sau khi tố cáo tội ác của giặc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình, có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."
- Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
- Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
- Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc.
4. Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.
Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.
5. Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ):
- Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói: "Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (...) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười." , "Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên..."
- Khi nghiêm khắc của trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, như là sỉ mắng: "không biết lo", "không biết thẹn", "không biết tức", "không biết căm"... Thực ra, gia thần của ông như Dã Tượng, Yết Kiêu, các môn khách như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực...đều là những người trung nghĩa. Trung nghĩa là nét nổi bật của tinh thần Đông A (tức nhà Trần). Cho nên, số người cầu an, hưởng lạc tuy vẫn có, nhưng có phần chắc là Trần Quốc Tuấn dùng phép khích tướng, kích họ bằng sỉ nhục, đẩy họ vào thế phải chứng tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tức, biết căm mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng đánh dẹp quân thù."(Trần Đình Sử)
- Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù.
6. Một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục cho bài hịch tướng sĩ.
- Thủ pháp so sánh - tương phản: đoạn 2,3
- Thủ pháp trùng điệp - tăng tiến; được sử dụng kết hợp với thủ pháp so sánh - tương phản, các điệp từ, điệp ngữ, điệp ý được sử dụng triệt để nhằm tạo ra âm hưởng cho bài hịch, đồng thời gợi, khắc sâu vào tâm trí người đọc (đoạn 3).
7*. Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đặc sắc, với phong cách văn biền ngẫu có sức lay động lòng người.
Với kết cấu chặt chẽ, bài hịch cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ với tình cảm, giữa lập luận với hình ảnh, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
Có thể thấy được cách triển khai lập luận của bài hịch qua lược đồ kết cấu sau:
Khích lệ lòng căn thù giặc và nỗi nhục của kẻ mất nước. | Khích lệ lòng trung quân ái quốc, lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người cùng cảnh ngộ. | Khích lệ ý chí lập công và tinh thần xả thân vì nước của tướng sĩ. | Khích lệ lòng tự trọng và danh dự cá nhân của mỗi người trước vận mệnh quốc gia. |
Khích lệ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược. |
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Cách đọc
Khi đọc bài văn cần chú ý cách đọc câu văn biền ngẫu. Với từng cặp câu hoặc đoạn đối nhau cần giữ nhịp đọc như nhau. Ngoài ra còn phải chú ý đến các ngữ điệu rất phong phú của bài hịch này:
- Giọng trang trọng: "Ta thường nghe: Kỉ Tín..., Do Vu..., Kính Đức...".
- Giọng khẳng định mạnh mẽ: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối...".
- Giọng chê trách: "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo..."
- Giọng hài hước, châm biếm: "cựa gà trống không thể đâm thủng được áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh...".
2. Đọc bài hịch, ta có cảm tưởng như mỗi chữ, mỗi câu văn đều là những lời gan ruột của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Sau những câu văn hùng hồn, thấm đượm là hình ảnh người anh hùng yêu nước xót đau đến quặn lòng vì nước non bị quân thù giày xéo, là ngọn lửa căm thù hừng hực cháy trong tim, là sự nóng lòng rửa nhục đến quên ăn mất ngủ. Khi bày tỏ những đớn đau dằn vặt tự đáy lòng mình, chính Trần Quốc Tuấn đã nêu ra một tấm gương bất khuất về lòng yêu nước để cho tướng sĩ noi theo. Và như thế cũng có nghĩa là nó có sức động viên rất lớn đối với tinh thần tướng sĩ.
Tham khảo đoạn văn:
“…Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ là nỗi lo cho dân cho nước; là tầm nhìn chiến lược để có một kế sách vẹn toàn cho cuộc khởi binh. Tình cảm thiết tha với dân với nước ấy được vị tướng quân viết lên bằng cả nỗi lòng mình; viết lên từ những trăn trở lo âu băng qua những "bữa quên ăn", những "đêm vỗ gối", những lần "ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Tình yêu của tác giả hiện hữu mạnh mẽ theo đúng kiểu lính nhà binh "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Làm xong điều ấy thì "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".
Yêu nước với Trần Quốc Tuấn trong thời điểm ấy nghĩa là phải biết lo cho dân cho nước, phải biết xả thân, biết đoàn kết một lòng. Tất cả những điều đó nảy sinh từ một động lực, một mục đích lớn lao: yêu nước, tiêu diệt giặc thù…”
(Ngô Tuần)
3*. Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.
Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau.
“…Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đặc biệt sắc sảo trong lời văn và hiệu quả ở giọng điệu. Tác giả mở đầu tác phẩm không hề rào đón mà trực tiếp nêu cao khí tiết của những người anh hùng trong lịch sử. Đặt vấn đề theo cách này, Hưng Đạo Vương đã ngay lập tức khơi đúng vào cái mạch truyền thống của “con nhà võ tướng” - đó là cái thể hiện và sự xả thân. Lời lẽ hùng hồn khiến binh lính đều phải tự nhìn lại chính mình, xem mình đã làm được gì cho dân, cho nước. Trong trình bày luận điểm, chúng ta dễ dàng nhận thấy, Trần Quốc Tuấn luôn gắn liền quyền lợi và nghĩa vụ của mình với dân với nước, đặt ngang hàng quyền lợi của mình với muôn ngàn tướng sĩ. Binh lính vì thế mà vừa tin tưởng, vừa nể phục vị đại tướng quân. Và như vậy cũng có nghĩa là tướng sĩ trên dưới một lòng.
Sự khéo léo của Trần Quốc Tuấn trong lập luận còn nằm ở chỗ, tác giả xen kết hài hoà giữa phê phán và khích lệ, kiểm điểm với động viên. Điều cốt yếu nhất mà Đại vương đã làm được đó là khơi vào nỗi nhục của bản thân và quốc thể từ đó mà thắp lên sự căm hờn trong mỗi người: "Chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên". Câu văn khơi gợi vô cùng bởi chẳng ai là không căm uất, không muốn đứng lên tiêu diệt những kẻ dã tâm giày xéo, chà đạp dã man lên quê hương, đất nước, gia đình mình.
Lời hịch của Trần Quốc Tuấn cứ thế thắt mở lôi cuốn quân sĩ vào cuộc chiến. Cứ thế tạo cho họ một tâm thế, một khí thế sục sôi sẵn sàng tuân theo thượng lệnh mà ra trận.
Tuy nhiên sự thuyết phục của Hịch tướng sĩ còn ở giọng điệu hùng hồn, ở những hình ảnh và những câu văn giàu cảm xúc. Thử hỏi có ai không thấy nhục khi "ngó thấy sứ giả đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tế phụ...". Câu văn rất giàu hình ảnh và cảm xúc. Lối ví von hình tượng dấy lên lòng tự ái, tự tôn dân tộc trong lòng mỗi con người.
Hoặc có lúc tự viết về mình, câu văn của Đại vương cũng rất giàu hình ảnh và đầy tâm sự "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa...".
Một câu văn mà xen chồng liên tiếp nhiều vị ngữ. Tất cả đều vừa giàu hình ảnh lại vừa tràn trề cảm xúc. Nó hừng hực sôi trào và căm giận xiết bao.
Hịch tướng sĩ còn rất nhiều câu văn giàu hình ảnh. Nó cộm lại rồi cuộn lên có lúc như dòng thác. Hơi văn như hơi thở mạnh hừng hực khí thế khiến người đọc liên tục bị cuốn theo và rồi bị thuyết phục không biết tự lúc nào…”
(Ngô Tuần)
Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch tướng sĩ trong đó có sử dụng một câu cầu khiến gạch chân câu cầu khiến em đã sử dụng
Sos