từ hiểu biết của bản thân về vai xã hội em rút ra cho mình những lưu ý gì khi tham gia hội thoại
M.n giúp em với, em cảm ơn ạ!
Câu hỏi: Từ đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " của Ngô Tất Tố, em hãy cho biết: Tại sao trong cuộc đối thoại giữa chị Dậu với tên cai lệ có sự thay đổi vai vế xã hội ( ông - cháu, ông - tôi, mày - bà ) cùng với cử chỉ " Nghiến chặt 2 hằm răng ". Nhận xét về xã hội trong đoạn trích. Từ bài học này, em rút ra được những kinh nghiệm gì khi tham gia giao tiếp?
Từ hiểu biết về văn bản "Trong lòng mẹ" kết hợp những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ của em(khoảng 10 câu) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi con người
9H MIK NỘP R, MN GIÚP MIK VS
Tham khảo:
Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống, sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp. Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể là do hôn nhân tan vỡ, … Các em chịu nhiều thiệt thời so với những người bạn đồng trang lứa, đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào các em cũng kháo khát tình cảm gia đình. Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Trong cuộc sống, hẳn mỗi lần vấp ngã, thất bại là bạn đều tìm về với gia đình của mình. Vậy gia đình là gì? Đó là nơi chứa đầy tình thương, chứa đầy những người thân yêu của ta. Có lẽ bởi vậy mà gia đình luôn có một vai trò quan trọng đối với bản thân mỗi con người. Trước hết, gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Thử hỏi xem, nếu không có bàn tay dạy dỗ của mẹ cha, của ông bà thì làm sao chúng ta có thể có những kiến thức nền tảng để vững bước vào đời. Hơn hết, nhờ có những bài học quý giá mà gia đình mang lại ta mới đạt nhiều thành công, góp phần làm rạng danh nước nhà. Bên cạnh đó, gia đình còn dìu dắt ta đứng dậy sau mỗi vấp ngã. Họ sẽ chẳng rời bỏ ta mà thay vào đó lại đến bên sưởi ấm trái tim bị vụn vỡ. Thật vậy, gia đình chính là điểm tựa của mỗi con người. Vì vậy hãy nâng niu và trân trọng nó. Đừng chà đạp nó để rồi phải hối tiếc!
Câu chuyện trên đã mở ra cho chúng ta một bài học sâu sắc và thấm thía về tầm
quan trọng của gia đình đối với trẻ em. Từ văn bản và những hiểu biết xã hội của
bản thân, hãy viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu vai trò của tình cảm gia đình
trong cuộc sống của mỗi người.
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều vì vậy mỗi người khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì?
A. Cần xác định đúng vai hội thoại để chọn cách nói cho phù hợp.
B. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
C. Sử dụng từ ngữ thân mật để nói.
D. Sử dụng từ ngữ trang trọng để nói.
Nêu gương và làm gương về hoạt động xã hội để thu hút các bạn, cộng đồng tham gia các hoạt động chung.
Gợi ý:
- Kể về những tấm gương hoạt động xã hội tiêu biểu.
- Sự tham gia nhiệt tình của bản thân vào các hoạt động xã hội.
Những tấm gương hoạt động xã hội tiêu biểu: Ông Hồ Văn Thương 24 năm qua đã tận tâm tận tụy chăm lo 4.000 phần mộ các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ của huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng, tỉnh Long An. Ông là tấm gương tiêu biểu cho hàng ngàn các bác, các chú, các anh không quản ngày đêm, vất vả, âm thầm chăm sóc nơi yên nghỉ của hàng ngàn liệt sĩ.
Hay bà Lê Thị Thanh Thủy, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đang tổ chức và duy trì việc nuôi hàng tháng 68 trẻ em tàn tật là nạn nhân chất độc da cam và mở quán cơm từ thiện Nghĩa Tình, phục vụ miễn phí cho người nghèo khó, cho nạn nhân da cam, cho người tàn tật, bệnh nhân nghèo tại thành phố Vũng Tàu với số tiền bỏ ra đến nay lên đến hàng chục tỷ đồng…
- Thực hành làm gương tham gia các hoạt động xã hội: Tích cực, nhiệt tình giúp đỡ mọi người, thu hút các bạn tham gia, cùng làm và xây dựng kế hoạch.
Dựa vào văn bản "Cô bé bán diêm" và hiểu biết xã hội, em thấy trẻ em phải có trách nghiệm gì đối với bản thân, gia đình và xã hội. Hãy trình bày những suy ghĩ đó bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 2/3 trang giấy)
AI ĐÓ GIÚP MÌNH VỚI MÌNH CẪN GẤP LẮM, RẤT GẤP LUÔN ĐÓ!!!
có ý kiến cho rằng "Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội" không mang lại lợi ích gì cho bản thân và làm mất thời gian
a, Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
b, Theo em, Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội mang lại lợi ích gì trong cuộc sống?
viết 1 đoạn đối thoại ngắn với chủ đề về ý thức bảo vệ môi trường. phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại và thái độ, cách đối xử với nhau
Bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học?
Những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học:
+ Đáp ứng đủ các yêu cầu của một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
+ Các lí lẽ, dẫn chứng cần phù hợp, chính xác và hấp dẫn, thu hút người đọc.