cho AB=\(R\sqrt{3}\) là dây cung của đường tròn (O;R). Tính số đo cung AB
Trên đường tròn (O;R) cho dây AB có độ dài bằng \(R\sqrt{3}\). Gọi K là điểm chính giữa cung nhỏ AB và I là giao điểm của OK với dây cung AB. Cho điểm E di động trên đoạn thẳng BI (E khác B và I) và gọi F là giao điểm thứ hai của KE với đường tròn tâm O. Qua điểm B kẻ đường thẳng vuông góc với KE tại điểm H và cắt AF tại điểm M. Nếu E di động trên dây cung AB để có BF=R. Tìm vị trí của điểm M đối với đường tròn tâm O
Cho AB=r căn 3 là dây cung của đường tròn (O,r) số đo cung lớn AB?
Kẻ OH⊥AB tại H
Xét ΔOAB có OA=OB(=R)
nên ΔOAB cân tại O(Định nghĩa tam giác cân)
Ta có: ΔOAB cân tại O(cmt)
mà OH là đường cao ứng với cạnh đáy AB(gt)
nên OH là đường trung tuyến và cũng là đường phân giác ứng với cạnh AB(Định lí tam giác cân)
hay H là trung điểm của AB
\(\Leftrightarrow AH=\dfrac{AB}{2}=\dfrac{R\sqrt{3}}{2}\)
Xét ΔOAH vuông tại H có
\(\sin\widehat{AOH}=\dfrac{AH}{AO}=\dfrac{R\cdot\dfrac{\sqrt{3}}{2}}{R}=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)
hay \(\widehat{AOH}=60^0\)
\(\Leftrightarrow\widehat{AOB}=2\cdot\widehat{AOH}=120^0\)
Số đo cung lớn AB là: \(360^0-120^0=240^0\)
Cho đường tròn (O; R), AB là dây cung của (O) sao cho AB =R căn 3 . M là một điểm trên cung lớn AB. Số đo cung AMB là bao nhiêu?
vẽ OK vuông góc với AB ta có AK=KB= \(\frac{R\sqrt{3}}{2}\)
áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông KBO ta có :
\(sin\widehat{KOB}=\frac{KB}{OB}=\frac{\frac{\sqrt{3}}{2}R}{R}=\frac{\sqrt{3}}{2}\)
\(\Rightarrow\widehat{KOB}=60^0\)
Tương tự ta có :\(\widehat{AOK}=60^0\)
gọi sđ cung AnB là số đo cung AB nhỏ .
gọi sđ cung AmB là số đo cung AB lớn .
\(\Rightarrow\widehat{AOB}=120^0\Rightarrow sđAnB=120^0\)
mà \(sđAnB+sđAmB=360^0\)
\(\Rightarrow sđAmB=240^0\)
ta có \(\widehat{AMB}=\frac{sđAmB}{2}=\frac{240^0}{2}=120^0\)
cho đường tròn (o) bán kính R và 1 dây cung AB.Gọi I là trung điểm AB. Tia OI cắt cung AB tại M
a) Cho R=5cm,AB=6cm.Tính độ dài dây cung MA
b)Cho MN là đường kính của Đường tròn (O:R) biết AN=10cm,dây AB=12cm.Tinh R
cho đường tròn (o) bán kính R và 1 dây cung AB.Gọi I là trung điểm AB. Tia OI cắt cung AB tại M
a) Cho R=5cm,AB=6cm.Tính độ dài dây cung MA
b)Cho MN là đường kính của Đường tròn (O:R) biết AN=10cm,dây AB=12cm.Tinh R
Cho đường tròn (O;R) có dây cung AB= R\(\sqrt{2}\). Tính diện tích tam giác AOB.
cho A và B là 2 điểm nằm trên (O) sao cho OA\(\perp\)OB
áp dụng Pytago =>\(AB^2=2R^2\)
<=>AB=\(\sqrt{2}R\)(thỏa yêu cầu đề bài)
\(S_{AOB}=\dfrac{OA.OB}{2}=\dfrac{R^2}{2}\)(đpcm)
Cho đường tròn (O;R) các dây AB ,CD,EF có độ dài theo thứ tự là R,R\(\sqrt{2}\),R\(\sqrt{3}\).Tính số đo các cung nhỏ AB,CD,EF.
Cho đường tròn (O;R) dây AB = \(\sqrt{3}\). Vẽ đường kính CD vuông góc dây AB ( C thuộc cung lớn AB ). Trên cung AC lấy một điểm M. Vẽ dây AN // CM. Tính độ dài MN.
Cho đường tròn (O;R) và một dây cung AB. Gọi I là trung điểm của AB, tia OR cắt cung AB tại M.
a) Cho R=5cm, AB=6cm. Tính AM.
b) Cho MN là đường kính của (O;R), biết AN=10cm và dây AB=12cm. Tính bán kính R.
Cứu giùm với ạTvT
Do I là trung điểm AB \(\Rightarrow OI\perp AB\)
\(AI=\dfrac{1}{2}AB=3\)
Trong tam giác vuông OAI, áp dụng Pitago:
\(OI=\sqrt{OA^2-AI^2}=\sqrt{R^2-AI^2}=4\)
\(\Rightarrow IM=OM-OI=R-OI=1\)
\(\Rightarrow AM=\sqrt{AI^2+IM^2}=\sqrt{10}\left(cm\right)\)
b.
Vẫn như trên, ta có: \(AI=\dfrac{1}{2}AB=6\)
Do MN là đường kính \(\Rightarrow\Delta MAN\) vuông tại A
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông MAN với đường cao AI:
\(\dfrac{1}{AI^2}=\dfrac{1}{AN^2}+\dfrac{1}{AM^2}\Rightarrow\dfrac{1}{6^2}=\dfrac{1}{10^2}+\dfrac{1}{AM^2}\Rightarrow AM=\dfrac{15}{2}\)
Áp dụng hệ thức lượng:
\(AI.MN=AN.AM\Leftrightarrow MN=\dfrac{AM.AN}{AI}=\dfrac{25}{2}\)
\(\Rightarrow R=\dfrac{MN}{2}=\dfrac{25}{4}\left(cm\right)\)
Cho đường tròn (O;R) và dây cung AB = R\(\sqrt{2}\)M là điểm chính giữa cung nhỏ AB. Độ dài cung M bằng
Có cách giải đúng mình tick nha