Những câu hỏi liên quan
Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
Trương Văn Châu
24 tháng 2 2016 lúc 15:14

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta

* Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao

- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận :

Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp tỏa theo các hướng với các trung tâm công nghiệp có chuyên môn hóa khác nhau :

  + Hải phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng)

  + Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng phân hóa học)

  + Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kin)

  + Việt Trì - Lâm Thao ( Hóa chất, giấy)

  + Hòa Bình - Sơn la ( Thủy điện)

  + Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hòa (dệt may, điện, vật liệu xây dựng)

- Đông Nam Bộ và vùng phụ cận

  + Hình thành dải công nghiệp tỏa đi từ tp Hồ Chí Minh

  + Có nhiều trung tâm lớn , trong đó nổi lên là tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

* Duyên hải miền Trung với sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ ở mức trung bình

Ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có một số trung tâm khác như Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...

* Các khu vực còn lại (Tây Bắc, Tây Nguyên....) với sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ ở mức độ thấp,.

b) Nguyên nhân của sự phân hóa cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta là do kết quả tác động của hàng loạt nhân tố

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi

- Ở Trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

Bình luận (0)
Trần Thị Quỳnh Vy
Xem chi tiết
Võ Thị Thanh Thảo
23 tháng 2 2016 lúc 17:01

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận  

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch .

           # Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng

           # Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, phân hóa học)

           # Đông Anh - Thái Nguyên ( cơ khí, luyện kim)

           # Việt Trì - Lâm Thao ( hóa chất, giấy)

           # Hòa Bình - Sơn La ( thủy điện)

          # Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng)

b) Đồng bằng sông Hồ và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước vì :

- Vị trí địa lí thuận lợi : Giáp với trung du và miền núi phía Bắc Bộ, Trung Bộ, biển Đông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Có nguồn nguyên liệu có công nghiệp dồi dào từ nông nghiệp và thủy sản

- Tài nguyên khoáng sản phong phú (nhất là than), tập trung chủ yếu ở vùng phụ cận.

- Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt. Có thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 1 2018 lúc 9:41

Giải thích: Mục 2, SGK/116 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D

Bình luận (0)
Lê Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Phan Vũ Thiên Bảo
26 tháng 1 2016 lúc 19:34

a. Ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ

            - Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận hình thành nên 6 giải phân bố công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau từ Hà Nội tỏa ra các hướng:

+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than)

+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học)

+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)

+ Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất, giấy)

+ Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)

+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).

            - Những khu vực có mức độ tập trung vừa là  Duyên hải miền Trung với một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng , Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…

            - Những khu vực có mức độ tập trung thấp là Tây Nguyên và Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.

b. Nguyên nhân sự phân hóa đó

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn với:

+ Có vị trí địa lí thuận lợi

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.

+ Nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao

+ Thị trường rộng lớn

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.

- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu sự đồng bộ của cáccnha6n tố trên, đặc biệt là giao thông còn kém phát triển.

            

Bình luận (0)
Phan Thị Minh Trí
Xem chi tiết
Võ Thị Thanh Thảo
23 tháng 2 2016 lúc 17:04

- Nét chính trong sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp : Công nghiệp tập trung cao ở một số vùng (Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ), những vùng khác (Tây Nguyên, Tây Bắc,...) có mức độ tập trung thấp hơn

- Nguyên nhân :

   + Những vùng tập trung công nghiệp cao là do có nhiều lợi thế về các nguồn lực (vị trí, điều kiện tự nhiên, dân cư, nguồn lao động,..)

   + Những vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do gặp phải những khó khăn về điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người và nhiều nhân tố khác.

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 5 2019 lúc 7:07

Đáp án C

Bình luận (0)
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
27 tháng 2 2016 lúc 14:34

a) Điểm công nghiệp

- Đặc điểm

   + Đồng nhất với một điểm dân cư gồm từ một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu - nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản

   + Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp

- Phân bố : các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây bắc, Tây Nguyên.

b) Khu công nghiệp

- Đặc điểm :

   + Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay.

   + Do  Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác đinh, chuyên sản xuất công nghiệp và thưucj hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất và khu công nghệ cao.

- Phân bố : Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, sau đó đến Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 1 2018 lúc 15:07

Đáp án A

Trước đây, ở nước ta, nền nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu…Nguyên nhân là do giai đoạn này các điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa mạnh để tác động và làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến (sgk Địa 12 trang 106).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 5 2019 lúc 7:37

Đáp án A

Trước đây, ở nước ta, nền nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu…Nguyên nhân là do giai đoạn này các điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa mạnh để tác động và làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến (sgk Địa 12 trang 106).

Bình luận (0)