phân tích câu ko thầy đó mày làm nên giúp mik nhek
tầm 5 câu thôi
thanks nhiều nhiều
TL :
Không thầy đố mày làm nên
HT
ko thầy đố mày làm nên nha
1.ko thầy đố mày làm nên (câu thường xuyên)
2. làm thầy mày ko nên đố (trending)
- HT -
Giúp mình làm bài văn giải thích câu "không thầy đố mày làm nên"
Và Làm phản biện về câu nói đó
Giải thích câu thì em lên mạng tra giùm chị nhé, vì trên mạng nhìu lắm
Phần phản biện để chị giúp :
Người thầy quả thực có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ hs chúng ta . Nhưng đâu phải lúc nào người thầy cũng là người đem lại thành công cho chúng ta. Cũng một người thầy ấy, cũng cách giảng bài ấy, nhưng trong lớp vẫn có những hs khá giỏi, yếu kém. Những con người học hành giỏi giang cũng phải nhờ nghị lực vươn lên và không thể thiếu sự chăm chỉ chịu khó
Ngoài ra thì vẫn còn những con người "làm nên" được cũng là nhờ kinh nghiệm đúc kết được từ cuộc sống. Họ trải qua những tháng ngày gian lao để rồi có cho mình hành trang vững chắc, chứ không nhất thiết phải có thầy thì họ mới tài giỏi được.
Ý thui, em diễn đạt lại cho hay hơn nha. chúc em học thật tốt
Nhân dân ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo” vì thế mà vai trò của người thầy trong cuộc sống luôn rất được đề cao. Từ xa xưa, dân gian ta đã dạy: không thày đố mày làm nên. Thế nhưng cũng có ý kiến lại cho rằng; Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ khiến chúng ta không khỏi băn khoăn. Bởi thực tế dường như chúng ta đang đứng trước hai lời khuyên hoàn toàn đối lập nhau.
Có thể nói, trong việc học, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người thầy. Thầy giáo là người trực tiếp dạy bảo ta. Thầy truyền cho ta kiến thức. Thầy chỉ cho chúng ta con đường và cách thức tiếp cận những điều chưa hề có hoặc có mà chưa sâu sắc trong kho tàng tri thức của chúng ta. Và vì thế mà kho tàng tri thức của chúng ta phong phú và sinh động. Lúc ta còn nhỏ, thầy cô giáo dạy ta học ăn học nói. Khi lớn lên các thầy lại dạy bảo ta những kiến thức, những kỹ năng kỹ xảo để có thể độc lập mà giải quyết những công việc của mình. Vai trò của thầy cô như thế quả thực là vô cùng quan trọng và không thể nào thay thế được. Và như thế có nghĩa là lời dạy của nhân dân ta: không thày đố mày làm nên là hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên trong việc học, bên cạnh thầy cô, chúng ta còn có bạn. Bạn bè là những người sống gần gũi với chúng ta. Họ luôn sẵn sàng và dễ dàng chia sẻ với chúng ta nhiều điều trong cuộc sống. Có những điều chưa hiểu hoặc chưa biết, chúng ta có thể cảm thấy ngại ngùng khi phải hỏi thầy nhưng lại rất dễ dàng mang đến và sẻ chia với bạn. Bạn giúp chúng ta giải toả những khó khăn, lại có thể trao đổi để rút ra những bài học quý phù hợp với tâm lý, nhận thức và kinh nghiệm của chúng ta. Chính vì việc học từ bạn cũng mang lại cho chúng ta nhiều hữu ích mà nhân dân ta mới nói quá lên thành câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”.
Thực ra hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn với nhau. Mỗi câu là một bài học quý bởi thực tế cũng như chứng minh học thầy và học bạn đều quan trọng, đều rất hữu ích đối với quá trình lĩnh hội kiến thức của chúng ta. Thầy cung cấp kiến thức và phương pháp nhưng bạn bè lại là người luôn cùng chúng ta chung sức luyện rèn. Để học tốt, chúng ta phải thường xuyên coi trọng việc tiếp thu kiến thức và phương pháp của thầy. Đồng thời chúng ta cũng không ngừng học tập từ bạn bè cùng trang lứa. Học như thế chẳng những chúng ta được nâng cao hơn về kiến thức mà chúng ta còn luôn luôn tự nhắc nhở mình về ý thức học tập, về sự phấn đấu và thi đua.
Việc học là sự nghiệp của cả đời người. Trong quá trình ấy, chúng ta phải biết ơn những người đã dạy dỗ chúng ta. Thế nhưng đã trở t hành những con người hữu ích, chúng ta phải siêng năng học hỏi ở bạn bè và tự học trong cuộc sống. Nhà trường là một môi trường lớn nhưng xã hội còn là một môi trường giáo đục lớn hơn. Và như thế để giỏi giang trong học tập và trong nghề nghiệp sau này ngay tự bây giờ, chúng ta phải xác định: phải không ngừng học tập và phải luôn luôn có ý thức phấn đấu để vươn lên
Hãy lập ý cho câu" Không thầy đố mày làm nên; Học thầy không tày học bạn"
Mn gộp 2 câu này vào 1 bài giúp mk nhé
Thanks mn nhìu
Mk sẽ k😘😘😘
1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.
P/S : Hoq chắc :>
hãy so sánh hai câu tục ngữ
"không thầy đó mày làm nên"
"học thầy không tày học bạn "
mà nhân tiện cho mik hỏi :"có bộ truyện nào hay thì cho mik nhá ^^"
Em tham khảo (Không biết em cần bài văn hay đoạn văn):
Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…
Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng, vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạch đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, xét về mặt ý nghĩa, hai câu trên có mâu thuân với nhau hay không?
Nếu mới đọc qua, chưa suy nghĩ sâu sắc, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau. Thực tế không phải như vậy. Cả hai câu đều nói đến vai trò của người dẫn dắt là thầy giáo và bạn bè trong học tập.
Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Chúng ta nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này như thế nào cho đúng?
Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những tri thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường, chỉ lối, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy người. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao người thầy quả là to lớn.
Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy trò phải hết sức nỗ lực trong học tập, tiếp thu thì mới mong đạt được kết quả tốt. Như vậy, cố gắng của học sinh cũng là một phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ là nhận xét phiến diện.
Vai trò của người thầy quan trọng như vậy nhưng trong quá trình học tập, vai trò bạn bè cũng quan trọng không kém nên người xưa cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày ở đây có nghĩa là không bằng). Đánh giá như vậy sợ có thiên lệch chăng? Ở đây, mục đích của người xưa là dùng cách nói cường điệu để nhấn mạnh tác động của bạn bè đối với sự tiến bộ và hiểu biết của mối người. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, ta đem hỏi lại bạn bè. Bạn tận tình hướng dẫn cho mình, tức là bạn cũng đóng vai trò của người thầy cô trong chốc lát.
Thực tế cho thấy bạn bè tốt giúp đỡ, hỗ trợ nhau rất nhiều điều có ích trong quá trình học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp. Bạn bè cũng trang lứa tạo ra sự thông cảm, gần gũi nên việc học hỏi cũng dễ dàng tiếp thu hơn.
Vậy ta nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào cho đúng?
Mỗi học sinh phải chăm chỉ, cố gắng tiếp thu những điều hay lẽ phải do thầy dạy bảo, kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao kiến thức. Luôn ghi nhớ truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Có kính trọng thầy thật sự thì mới có tâm thế trong sáng, nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Có điều gì chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ, ta mạnh dạn hỏi lại bạn bè, tránh thái đọ tự ti, giấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học ở tác phong, đạo đức để trở thành con người hữu ích cho xã hội.
Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Ngày nay, cách học tốt nhất là học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn trong học tập. Con đường đến với tri thức là còn đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối, vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta.
Tham khảo :
Đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Giải thích câu tục ngữ "ko thầy đố mày làm nên" từ 6-8 câu
Không thầy đố mày làm nên là câu tục ngữ khuyên chúng ta phải tôn trọng thầy giáo cô giáo, tôn sự trọng đạo. Chúng ta được như ngày hôm này cũng một phần nhờ công lao dưỡng dục, dẫn dắt của các thầy giáo, cô giáo. Các thầy cô đã vất vả ngày đêm soạn bài, chấm bài hay thậm chí là tìm bài phù hợp cho chúng ta. Các thầy cô là những con người lái đó đưa con đò cập bến bờ tương lai, dẫn dắt chúng ta trên con đường học vấn. Là học sinh chúng ta luôn luôn phải hiểu điều này. Quan trong rằng dù có giỏi đến đâu thì chính thầy cô đã dạy chúng ta nếu không dạy thì chúng ta sẽ không được như thế.
Học tốt nha!
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.
Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.
Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.
Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy,
không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.
Chúc bn hok tốt!
Câu tục ngữ giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.
Dẫn chứng về câu tục ngữ " ko thầy đố mày làm nên
chứng minh thực tế của câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên là gì xin hãy giả giúp ?
và thêm 1 câu tục ngữ chứng minh thực tế của câu tục ngữ đó là học thầy không tày học bạn
Sắp xếp từ sau thành các câu có ngĩa :
làm thầy nên đố mày không
Ai tìm được nhiều nhất mình sẽ comment
Đố mày nên làm thầy không
Không thssỳ đố mày làm nên
Không mày đố thầy làm nên
Thầy mày không nên làm đố
Không thầy đố mày làm nên
Không mày đố thầy làm nên
Đố mày không thầy làm nên
Đố thầy không mày làm nên
Đố thầy làm nên mày không
Đố mày làm nên thầy không
Thầy mày không nên làm đố
Không thầy mày nên làm đố
Không mày thầy nên làm đố
Chứng minh câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" (các bạn cho mình ý)
Mình cần gấp lắm, cảm ơn các bạn nhiều nhoa.
Bước đi trên con đường đời, không thể thiếu những cánh tay dìu dắt con người ta trải qua những khó khăn, thử thách, và cánh tay của những người thầy, người dạy dỗ ta cũng là một trong số đó. Do đó, “Không thầy đố mày làm nên” chính là một trong những lời nhắn nhủ của ông cha ta đối với thế hệ con cháu.
Câu tục ngữ đơn giản nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa. “Thầy” ở đây là những người cho ta kiến thức, bài học về cuộc sống để con người có thể tư duy và phát triển, thực hiện những điều đúng đắn. Dùng một cách nói dân dã, “không thầy đố mày làm nên”, cha ông ta đã đề cao vai trò của những người thầy đối với cuộc đời của người, từ đó, khuyên nhủ con cháu cần biết kính trọng với những người đã giúp ta trong cuộc sống.
“Không thầy đố mày làm nên” là một câu tục ngữ có lẽ đã vô cùng phổ biến trong cuộc sống đối với mỗi thế hệ học sinh, sinh viên hay bất cứ con người nào về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Thật vậy, con người từ khi sinh ra chẳng phải là một cuốn từ điển bách khoa để có thể hiểu biết được tất cả mọi thứ, vì kiến thức là vô cùng vô tận, bên cạnh việc tự học, tự tìm hiểu thì cần có những người xung quanh cung cấp, chỉ bảo những điều hay, điều đúng đắn. Họ là những người thầy có ý nghĩa trong cuộc đời ta, chỉ cho ta những gì ta chưa biết, định hướng cho ta những gì ta đã biết, đóng một vai trò quan trọng trong chặng đường cuộc đời của ta. vforum.vn Vậy nên, khi con người tìm đến được thành công, thì không thể không kể đến công lao của những người thầy, người trợ giúp, người cung cấp tri thức cho ta.
Nếu cha mẹ là những người mở ra con đường đi đến thành công cho ta thì chính những người thầy – những người lái đò thầm lặng sẽ là những người đặt những viên gạch đầu tiên lên con đường ấy để ta có thể bước đi một cách vững trãi. Từ lâu, bên cạnh công lao sinh dưỡng của cha mẹ thì công lao dưỡng dục của người thầy cũng được nhân dân ta đề cao và coi trọng. Những người thầy lớn của dân tộc như Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký,...luôn được tôn vinh và kính trọng hay ngày lễ lớn Nhà Giáo Việt Nam 20-11 cũng là một dịp để các học trò tri ân, tôn vinh những người làm thầy, những người đã có công trong việc “trồng người”.
Nếu không có những người thầy mang lại ánh sáng của tri thức cho ta hay dìu dắt ta trên chặng đường của chính bản thân mình thì con người sẽ dễ dàng vấp ngã, từ bỏ hay mất niềm tin, động lực và vĩnh viễn chẳng thể nào đạt được thành công. Dó đó, cần phải biết ơn, kính trọng đối với những người thầy. Tuy nhiên, dù là một đạo lý truyền thống của dân tộc nhưng có nhiều cá nhân trong cuộc sống hôm nay vẫn có thói sống “ăn cháo đá bát”, họ vô ơn, bất kính đối với chính những người đã góp phần tạo nên thành công của họ, họ phủ nhận công lao dạy dỗ của những người thầy và cho rằng đó hoàn toàn là công sức của bản thân mình. Lối sống đó thật đáng lên án. Bên cạnh đó, cũng cần phải hiểu, tuy vai trò của người thầy trong cuộc sống của mỗi người là rất lớn thế nhưng không phải vì thế mà dựa dẫm hoàn toàn vào thầy, mà chính bản thân con người cũng cần không ngừng nỗ lực, cố gắng tiếp thu tri thức của người thầy và tự rèn luyện bản thân theo những gì mà thầy đã định hướng và chỉ bảo. Người thầy không phải là người tạo nên cuộc đời ta nhưng sẽ là người chỉ dẫn cho ta tạo nên cuộc đời chính mình.
Tuy đã ra đời từ bao đời nay nhưng câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Không thầy đố mày làm nên” quả thực là một lý lẽ vô cùng đúng đắn và có ý nghĩa tác động đến nhận thức và cách làm người của mỗi cá nhân trong cuộc sống, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cũng như biết bao thế hệ con cháu sau này, tiếp thu, nối tiếp đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời nay.
Giải thích câu" ko thầy đố mày làm nên" giải thích viết văn
//??//??/??/? lậy mày