Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Hồng Nhung
Xem chi tiết
Kim
Xem chi tiết
Thảo Phương
6 tháng 7 2020 lúc 15:50

Về chính trị :

* Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập.

-Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.

- Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.

- Năm 1257 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.

- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.

- Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.

-Triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía:phiá Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối,nên nhân dân phản đối nên cuối cùng nhà Mạc bị cô lập.

* Chiến tranh Nam - Bắc triều 1545 – 1592:

- 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.

- 1533 Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.

- Hai tập đoàn phong kiến đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng, chiến tranh chấm dứt,đất nước thống nhất.

* Chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1627-1672

- Năm 1545 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.

- Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+ Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà)

- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.

* Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỉ XVIII)

- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp .

- 1744 Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.

- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo .Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- 1886 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

Kháng chiến chống quân Xiêm 1785

- Sau khi chính quyền của chúa Nguyễn bị lật đổ, 1 người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm , Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.

- Cuối năm 1784 chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.

- Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.

=> Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ , đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.

Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

- Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).

- Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.

- Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .

- Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công

- Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.

- Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức) , Vương triều Tây Sơn thành lập.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.

- Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.

- Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).

- Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.

- Năm 1792 Quang Trung qua đời, triều đình rơi vào trạng thái lục đục, suy yếu dần

- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

- Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Chính quyền trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

+ Vua Gia Long chia đất nước thành 3 vùng: Bắc Thành (gồm các trấn ở Bắc Bộ ngày nay), Gia Định Thành (các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay) và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản. Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi. Các trấn, dinh vẫn giữ như cũ.

- Năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, khoa cử.

- Luật pháp ban hành Hoàng Việt luật lệ (Hoàng triều luật lệ, Luật Gia Long) với 400 điều hà khắc, quy định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và trật tự phong kiến.

- Quân đội được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ có đại bác, súng, thuyền chiến...

- Ngoại giao:

+ Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh (Trung Quốc).

+ Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.

+ Với phương Tây, "đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ.

Thảo Phương
6 tháng 7 2020 lúc 15:58

Về kinh tế :

Từ thế kỉ XVI - XVIII

* Nông nghiệp :

- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

- Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

* Thủ công nghiệp :

- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

- Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

*Thương nghiệp :

Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:

- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán ….

Ngoại thương phát triển mạnh.

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

Nửa đầu thế kỉ XIX :

* Nông nghiệp:

- Thực hiện chính sách quân điền, nhưng hiệu quả không cao.

-Khuyến khích khai hoang và xây dựng đê bao, bằng nhiều hình thức.

-Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông vẫn được duy trì. Làm bớt cảnh đói nghèo.

=> Những chính sách của nhà Nguyễn không còn phù hợp Việt Nam XIX vẫn là nước PK nông nghiệp lạc hậu.

*Thủ công nghiệp:

Thủ Công Nghiệp Nhà Nước:

- Được nhà nước quan tâm, tổ chức với qui mô lớn: các xưởng vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói ,…

- Thợ Quan xưởng đóng tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước.

Thủ Công Nghiệp Nhân Dân:

-Các nghề thủ công truyền thống được duy trì.

* Thương nghiệp:

- Nội thương: Phát triển chậm chạp.

-Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương.dè chừng với Phương Tây, vì vây đô thị lụi tàn dần.

Thảo Phương
6 tháng 7 2020 lúc 16:15

Văn hóa và khoa học kĩ thuật :

Thế kỷ XVI - XVIII

* Văn hóa :

- Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

- Kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây)....

- Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.

- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

+ Giáo dục nhà Mạc tiếp tục phát triển, tổ chức đều đăn các kì thi để tuyển chọn nhân tài

+ Nhà nước Lê - Trịnh tiếp tục duy trì giáo dục Nho học, nhiều khoa thi được tổ chức nhưng số người đi thi và đỗ đạt không nhiều như trước

+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

+ Thời Quang Trung: chăm lo cho giáo dục, đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

+ Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.

+ Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.

- Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.

- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..

- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...

- Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước. (các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay).

- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù, lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột , bất công trong xã hội đương thời.

-Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…

* Khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

Nửa đầu thế kỉ XIX

Văn hóa:

- Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo ,tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển …

- Giáo dục: giáo dục Nho học được củng cố , Nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807; khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 song không bằng các thế kỷ trước.

- Văn học: văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.

- Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội

- Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển.

* Khoa học kĩ thuật :

- Sử học : Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú , Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng , Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ..

- Y học : Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

- Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.

- Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

- Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

Dung
Xem chi tiết
Mai Anh Blink chính hiệu...
9 tháng 5 2021 lúc 7:18

Quang Trung (Nguyễn Huệ)

- Công lao của ông đối với lịch sử dân tộc:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

+ Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.

+ Lập ra triều Tây Sơn.

+ Khuyến khích nhân dân tổ chức sản xuất, khôi phục giáo dục và thi cử, đưa chữ Nôm thành chữ viết chính.

+ Tổ chức quân đội theo quy cũ và trang bị vũ khí đầy đủ.

+ Quan hệ hoà hảo với nhà Thanh.

Trần Mạnh
9 tháng 5 2021 lúc 7:30

Ông là Quang Trung 

CÔng lao thì tk đây nhé:

1)Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà
2)Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh
3)Đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại,tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển(tiếc rằng ông mất sớm nên công lao thứ ba không được thực hiện đầy đủ và ít người biết tới)

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 5 2017 lúc 16:48

Đáp án: B

Giải thích: Mục…bài 9….Trang…48...SGK Lịch sử 11 cơ bản

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 6 2019 lúc 17:08

Đáp án B

- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.

- Suốt những năm sau đó, Nguyễn Ái Quốc đã: viết báo, mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào trong nước. Thông qua những hoạt động này đã tạo ra cơ sở vững chắc, trang bị lí luận cho sự hình thành phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản (đặc biệt là phong trào công nhân), đồng thời chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng sau này.

=> Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỉ XX là vũ khí tư tưởng của phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản.

Thị Thảo Ly Hoàng
Xem chi tiết
sky12
24 tháng 10 2023 lúc 21:43

Mình sẽ cho bạn dàn ý khái quát, nếu bạn phải trình bày thành một bài cụ thể thì có thể bổ sung thêm phần chứng minh nhé!

- Điều này được thực hiện trên 3 mặt như sau:

  + Từ ASEAN 6 trở thành ASEAN 10. (Gợi ý: vấn đề Campuchia được giải quyết....)

  + ASEAN chuyển trọng tâm từ hoạt động chính trị sang đẩy mạnh hợp tác kinh tế

  + ASEAN tăng cường liên kết khu vực

Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 14:10

- Kết thúc Chiến tranh Lạnh: Thập kỷ 1990 chứng kiến sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, sự cạnh tranh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh và mở cửa cho cơ hội hợp tác quốc tế.

- Đổi mới kinh tế và cách mạng công nghiệp: Nhiều quốc gia Đông Nam Á, chẳng hạn như Việt Nam và Indonesia, đã triển khai các chính sách đổi mới kinh tế và cải cách công nghiệp vào cuối những năm 80, đầu những năm 90. Điều này đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho sự phát triển khu vực.

- Quá trình hội nhập khu vực: ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực. Việc ký kết Hiệp định về ASEAN Free Trade Area (AFTA) vào năm 1992 và việc thành lập ASEAN+3 vào năm 1997 đã thúc đẩy hợp tác kinh tế và chính trị trong khu vực.

- Thay đổi chính trị: Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã trải qua các sự kiện quan trọng trong lĩnh vực chính trị. Ví dụ, năm 1998, cuộc Cách mạng Indonesia đã dẫn đến sự lật đổ của Tổng thống Suharto và sự thay đổi chế độ chính trị.

- Phát triển văn hóa và xã hội: Thập kỷ 1990 đã chứng kiến sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí và truyền thông, đồng thời cũng thúc đẩy việc trao đổi văn hóa và xã hội giữa các quốc gia Đông Nam Á và với thế giới.

-> Những sự kiện và phát triển này đã tạo ra một thay đổi đáng kể trong khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90, đồng thời mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực này.

Nancy Gấu
Xem chi tiết
Nancy Gấu
Xem chi tiết
Dũng Ko Quen
Xem chi tiết

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

minh nguyet
7 tháng 3 2021 lúc 20:26

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

 

SonGoku
8 tháng 3 2021 lúc 20:34

Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộcKhông chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.