Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thành Nguyên
Câu 2: Tìm những đặc điểm giông nhau và khác nhau giữa cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm. Câu 3: Nêu đặc điểm chung và vai trò của rêu. Giải thích vì sao rêu ở trên cạn mà chỉ sống ở những nơi ẩm ướt. Câu 4: Cây có hoa có những loại cơ quan nào, chúng có chức năng gì? Câu 5: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả chia thành mấy loại quả chính. Cho ví dụ.Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh hoặc đỗ đen trước khi quả chín khô Câu 6: Vì sao khi trời rét phải phủ rơm cho hạt đã gieo. Vì sao phải làm đất t...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Phan Ngọc Tiến
Xem chi tiết
Mermaid Moon
10 tháng 4 2018 lúc 21:07

ko có điểm nào mà còn đòi k cho người ta.......................

Ly Cherry
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Mai Thảo
22 tháng 4 2016 lúc 15:22

Câu 5:

Khác nhau: + Cây 2 lá mầm là những cây mà phôi của hạt có 2 lá mầm.

                    + Cây 1 lá mầm là những cây mà phôi của hạt có 1 lá mầm.

Câu 6: Vai trò của cây xanh với đời sống con người:

+ Giúp con người giữ đất, chống xói món, chống lũ lụt, hạn hán.

+ Một số cây có thể làm thuốc để trị bệnh rất tốt.

+ Có rất nhiều thực vật có thể làm thực phảm rất ngon và bổ dưỡng cho con người.

+ Một số loài cây đẹp có thể làm cây cảnh.

+ Thực vật có thể cung cấp gỗ để dùng trong xây dựng.

+ Một số loài cây trồng ở các trường học có che bóng mát cho mọi người.

+ Một vai trò cực kì quan trọng đó là cung cấp oxi cho con người.

+ Hoa có thể tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình

+ Có thể giúp con người thư giản sau những ngày làm việc mệt mỏi.

+...

tick mình nha vui

 

Miyano Shiho
22 tháng 4 2016 lúc 13:58

Mk chỉ trả lời câu 6 thui nha, bài bạn dài quá! vui

Vai trò của thực vật là:

+) Cây xanh như 1 nhà máy nhả oxi, chúng giúp điều hòa không khí, làm bầu không khí thêm trong lành

+) Cây xanh chống lũ lụt và hạn hán, ngăn cản tình trạng xói mòn đất do nước mưa

+) Hoa và cây cảnh góp phần làm đẹp cho thiên nhiên, nhà cửa

+) 1 số loài hoa có thể làm thuốc, mỹ phẩm

+) Hoa và cây cảnh giúp nhiều hộ gia đình tăng thêm thu nhập 

...

 

 

Dương Thu Hiền
22 tháng 4 2016 lúc 17:51

4. Quá trình sinh sản và phát triển của cây dương xỉ:

   - Cây dương xỉ sinh sản bằng bào tử.

   - Mặt dưới của dương xỉ có những đốm chứa bào tử.

   - Vòng cơ đẩy bào tử chín ra ngoài, bào tử nảy mầm và phát triển thành nguyên tản.

   - Sau đó sẽ thành dương xỉ con.

 

Minh Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
30 tháng 4 2016 lúc 14:01

Câu 1: 

Sự sinh sản và chu trình phát triển cá thể của Rêu được đặc trưng bởi sự xen kẻ của thể bào tử và thể giao tử, hai giai đoạn rất khác nhau với nhiều phương diện: di truyền, các đặc tính hình thái, cấu tạo, thời gian sống, bản chất các tế bào được phát tán (các bào tử, hay các giao tử). Do đó, chu kì này có đặc tính lưỡng di truyền và khác hình thái. Đối với Rêu, thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử (Đơn - Lưỡng bội). Thể bào tử và thể giao tử còn khác nhau bởi số lượng nhiễm sắc thể của nhân tế bào. Thể bào tử 2n luôn luôn có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi thể giao tử (n). Điều này là hệ quả của một sự kiện, các bào tử của Rêu luôn luôn là bào tử giảm nhiễm, nguyên tản sợi và thân có lá của Rêu là đơn bội, trong khi đó thể sinh túi của Rêu là lưỡng bội, bởi vì chúng do hợp tử tạo ra, do thụ tinh của giao tử đực (n) và giao tử cái (n). Chu kì phát triển cá thể của Rêu là lưỡng di truyền nghĩa là chúng thuộc về đơn - lưỡng bội (haplodiplophase), trong đó pha n xen kẻ với pha 2n, chứ không phải chỉ có pha lưỡng bội tất yếu, được đặc trưng cho loài, mà còn có pha đơn bội được tách ra từ pha lưỡng bội (hình 2)

Thể giao tử của ngành Rêu

Ở Rêu và đa số ngành Rêu, cây sinh dưỡng có thân và lá hình thành các túi giao tử ([link]). Trên các nguyên tản sợi được tạo ra do sự nẩy mầm của các bào tử giảm nhiễm, sẽ hình thành các chồi rêu có lá [lớp Rêu hoặc Địa tiền có lá (Calobryales, bộ Rêu vảy ...)] hay chỉ hình thành dạng tản (lớp Rêu sừng, Địa tiền tản ...) Đến thời kỳ sinh sản, tất cả chúng đều mang túi giao tử, vì vậy tất cả chúng thuộc về thể giao tử. Ở Rêu, thông thường là các đẳng bào tử thì hình thành thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính cùng gốc, hoặc là các đồng bào tử (trong túi bào tử có 50% đồng bào tử đực, 50% đồng bào tử cái) nẩy mầm cho các cây Rêu đơn tính. Ở Rêu cũng có dị bào tử (Macromitrium - Bộ Rêu), nhưng bào tử bé và bào tử lớn ở trong cùng một túi bào tử. Bào tử bé hình thành thể giao tử đực và bào tử lớn nẩy mầm cho thể giao tử cái.

Cây Rêu có túi noãn ngọn và túi noãn bênTúi noãn ở ngọn chồi (Mnium affine) bên trái, túi noãn ở ngọn chồi bên (Hypnum triquetrum) bên phải

Các túi giao tử

Các túi tinh và các túi noãn của Rêu còn là những túi giao tử tiêu biểu. Sự phát triển của chúng, được thực hiện từ một tế bào ở bề mặt và nó trải qua sự phân chia ngang. Tế bào con ở dưới là khởi đầu cho cuống túi giao tử và tế bào bên trên là khởi sinh túi tinh hay bụng túi noãn. Trong cả hai trường hợp, tế bào này phân chia cho ba tế bào vách và một tế bào trung tâm của túi tinh hay túi noãn.

Túi tinh: Trong khi túi tinh đang hình thành, các tế bào phía ngoài vách phân cắt dọc và ngang, từ đó mà hình thành vách một lớp, trong khi đó tế bào trung tâm sinh ra mô sinh tinh mà mỗi tế bào của chúng biến đổi thành giao tử đực ([link]).

Sự hình thành và phát triển túi tinh của loài Calobryum blumei (Jungermanniales)A.- E: Các lát cắt dọc; F và G các lát cắt ngang tương ứng với B và C; H= tinh trùng

- Túi noãn: Sự phân chia các tế bào phía ngoài là khởi đầu cho vách nhiều lớp của bụng túi noãn và một lớp cổ gồm năm tầng, mỗi tầng bốn tế bào. Tế bào bụng phân cắt thành một tế bào ở dưới, khởi đầu cho tế bào noãn cầu và tế bào bụng của rãnh cổ túi noãn và một tế bào bên trên hình thành nhiều tế bào chồng lên nhau của rãnh cổ túi noãn. Kích thước cổ và rãnh túi noãn giảm đều đặn từ Rêu đến Quyết, thực vật Tiền hạt, Hạt trần và tất cả thực vật có túi noãn tiêu biểu. Khi noãn cầu chín, các vách của tế bào rãnh gel hoá. Sự hấp thụ nước từ bên ngoài, làm cổ túi noãn phồng lên và làm tách ra 4 tế bào tầng cuối của cổ túi noãn, vì vậy, để lộ ra lỗ mở, cho phép giao tử đực đi vào thụ tinh với noãn cầu ([link])

 

Sự hình thành và phát triển túi noãn của loài Calobryum blumei ( Jungermanniales)A- E= Các lát cắt dọc; F và G các lát cắt ngang ở cổ và bụng túi noãn

 

Ảnh kính hiển vi trình bày túi noãn của loài Marchantia polymorpha (Marchantiales) ở giữa các sợi bên. Chú ý có bao chung bao xung quanh gốc bụng của túi noãn này.

Sự thụ tinh

Trong quá trình thụ tinh đơn, một giao tử đực và một giao tử cái kết hợp với nhau để hình thành hợp tử. Nếu tinh trùng và noãn cầu được sinh ra từ cùng một cá thể mà kết hợp với nhau thì gọi là tự thụ tinh và được gọi là thụ tinh chéo, nếu cá thể đực cung cấp tinh trùng, cá thể cái sinh ra noãn cầu. Rêu thụ tinh đơn nhờ nước. Chỉ cần có một màng mỏng nước cũng đủ cho tinh trùng bơi lội từ túi tinh đến túi noãn, để thụ tinh với noãn cầu. Quảng đường bơi lội của tinh trùng có thể tương đối dài đối với các loài khác gốc của Rêu. Các cây đực và cây cái không bắt buộc ở cạnh nhau. Nước có vai trò chủ yếu trong sinh sản hữu tính của Rêu, bởi vì nước tham gia vào sự mở của các túi tinh và cổ túi noãn, nhưng cũng là môi trường cần thiết cho sự di chuyển của tinh trùng. Saccharoza là chất hoá học chủ yếu khuyếch tán từ các chất nhầy của cổ túi noãn mở, có vai trò trong sự định hướng cho tinh trùng đến với noãn cầu không có vách xenluloza bao bọc và nhân của tinh trùng kết hợp nhân của noãn cầu (noãn giao), tạo thành hợp tử và nó được bao bọc bởi vách xenluloza và không trải qua pha nghỉ, hợp tử phát triển ngay để thành phôi.

Thể sinh túi của Rêu

Sau khi kết hợp noãn cầu với tinh trùng, hợp tử được hình thành và phát triển ngay ở trong túi noãn, không có pha nghỉ. Phôi phát triển sâu vào đỉnh thân mang lá, vì vậy, phôi kí sinh trên thể giao tử. Phôi phát triển thành thể sinh túi bao gồm chân, cuống mảnh và túi bào tử có đội mũ ([link]).

Thể sinh túi. Thể sinh túi khi đã được cấu tạo đầy đủ như trên, thì sự sinh trưởng của nó dừng lại. Thể sinh túi chính là một trục trần không có lá và được chia ra làm 5 phần kể từ gốc lên ngọn như sau: ([link]).

Thể sinh túi của Rêu trưởng thành và mũ của nóBên trái, thể sinh túi trưởng thành (su=giác mút); p=cuống; ap=mõm; op = nắp, cf= mũ; s=túi mang bào tử ; cl= trụ giữa ) Bên phải chi tiết của túi bào tử cắt dọc (cl=trụ giữa;s= túi mang bào tử, par=mô mềm bao quanh trụ trung tâm với các lỗ hổng (lac); ep=biểu bì; pr = răng của vành lông; op = nắpChân phôi (giác mút) ghép trên đỉnh ngọn của thân mang lá (bao nhỏ ).Cuống có thể có tế bào dẫn truyền, nhưng không phải là mô dẫn thực sự, không có ống rây.Mấu lồi có thể phân biệt được ít nhiều tuỳ theo các loài, đó là đỉnh cuống phình ra để mang túi bào tử.Túi bào tửNắp đậy. Túi bào tử và nắp đậy được bao phủ bởi mũ đội, có nguồn gốc từ phần trên của bụng túi noãn.

Túi bào tử ([link]). Kể từ ngoài vào trong, túi bào tử bao gồm:

Biểu bì có lỗ khí.Mô mềm diệp lục bao quanh trụ trung tâm, thường có các lỗ khuyết.Mô mềm trung tâm sản sinh ra vòng mô sinh bào tử cấu thành các tế bào mẹ bào tử 2n mà chúng trải qua sự phân bào giảm nhiễm để tạo ra các bào tử; lúc bào tử chín, vòng mô sinh bào tử trở thành một khoang túi bào tử nằm giữa thành túi bào tử và trục trung tâm.Trụ trung tâm là trục bất thụ

Chu trình phát triển cá thể của Rêu lông (Polytrichum)

Trong túi bào tử có hai loại đồng bào tử đực và cái. Đồng bào đực nảy mầm cho nguyên tản sợi đực để hình thành cây Rêu đực, đồng bào tử cái nẩy mầm cho nguyên tản sợi cái để hình thành cây Rêu cái ([link])

Chu trình phát triển cá thể của Rêu lông (Polytrichum)

a. Thể giao tử đực; al. bào tử đực nầy mầm; a2. Nguyên tản sợi đang phát triển; a3. Thể giao tử trước; asz. Phần nguyên tản sợi có lục lạp; T1. Rễ giả; ru. Chồi; a4. Thể giao tử thực đực; a5. Túi tính chứa mô sinh giao tử; a6. Túi tinh chín với các tinh trùng; b. Thể giao tử cái; b1. bào tử cái nầy mầm; b2. mầm nguyên tản sợi; b3. Thể giao tử trước; b4. Thể giao tử thực; b5. Túi noãn với noãn cầu; b6. Túi noãn chín với noãn cầu; c. Hợp tử lưỡng bội bắt đầu phân chia; d,e. phôi phát triển trong túi noãn; f. Thể bào tử (S); f1. Phần cuối của thể giao tử; f2. Phần trục của thể bào tử; f3. Mũ còn non; g,h. Thể bào tử phát triển trong các giai đoạn khác nhau, K = mủ già

 

Câu 2: 

+ Giống nhau:

-        Cq sinh dưỡng: Rễ, thân, lá -> Môi trường sống: ẩm ướt

-        Cách thức sinh sản: Hữu tính, quá trình sinh sản cần nước

+ Khác nhau:

-        Dương xỉ:    Lá non phủ lông trắng, uốn cong

 Lá già duỗi thẳng, phiến lá xẻ thùy hình lông chim

-        Phân biệt rêu và dương xỉ

Rêu: - Rễ giả

- Thân chưa có mạch dẫn

- Lá cấu tạo đơn giản, chỉ có 1 lớp tế bào

- Sống nơi có độ ẩm ướt cao

- Có cây ♂ và cây ♀ riêng

Dương xỉ: - Rễ thật

- Thân có mạch dẫn

- Phiến lá xẻ thùy, hình lông chim

- Sống nơi râm mát, cần ít độ ẩm hơn

- Không có cây ♂ và cây ♀ riêng.

ncjocsnoev
30 tháng 4 2016 lúc 14:19

Câu 1 :

Cây rêu → Túi bào tử → Bào tử nảy mầm → Cây rêu con → Cây rêu

Câu 2 :

* Giống : Đều có rễ , thân , lá ,có màu xanh .

* Khác :

Rêu : rễ giả , thân , lá  chưa có mạch dẫn , chưa có sự phân nhánh , lá nhỏ , không có gân lá → Cấu tạo đơn giản.

Dương xỉ : Rễ thật , có mạch dẫn , rễ , thân , lá đa dạng , phong phú → Cấu tạo phức tạp.

Câu 3 :

Cây thông  → Nón đực → Túi phấn → Hạt phấn → Tinh trùng →

                                                                                                        → Hợp tử → Hạt → Cây thông.

                  → Nón cái → Lá noãn nở → Noãn → Noãn cầu →

Câu 4 :

Đặc điểm xếp cây thông vào nhóm thực vật hạt trần : Hạt nằm trên lá noãn nở ( hạt trần ).

Câu 5 :

Đặc điểmCây 2 lá mầmCây 1 lá mầm
Kiểu rễRễ cọcRễ chùm
Kiểu gân láGân lá hình mạngGân song song hoặc hình cung
Số cách hoaCó 5 hoặc 4 cánh

Có 6 hoặc 3 cánh

Dạng thânđa dạng ( thân leo ,...)Chủ yếu là thân  cỏ
Số lá mầmPhôi có 2 lá mầmPhôi có 1 lá mầm

Câu 6 :

- Thực vật điều hòa khí hậu.

- Thực vật bảo vệ nguồn nước.

- Thức vật giúp chống lũ lụt , xói mòn,...

- Thực vật làm nhà ở , thức ăn cho động vật .

- Thực vật cung cấp thức ăn , nguyên liệu , dược liệu ,... cho con người.

Minh Thu
30 tháng 4 2016 lúc 16:00

cảm ơn mí pạn !vui

Bùi Quỳnh Như
Xem chi tiết

câu 1 :

Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.

Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.
Khách vãng lai đã xóa

câu 2 :

Rêu :

- Cơ quan sinh dưỡng :

+ Rễ giả

+ Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn

+ Chưa có hoa

- Sự phát triển :

Cây rêu Túi bào tử Cơ quan sinh sản đực ++Cơ quan sinh sản cái Tế bào sinh dục đực ++Tế bào sinh dục cái Hợp tử Bào tử Cây rêu ...→...

Dương xỉ :

- Cơ quan sinh dưỡng :

+ Rễ thật

+ Thân ngầm, hình trụ, có mạch dẫn

+ Lá già có cuống dài, lá non đầu cuộn tròn

- Sự phát triển :

Cây dương xỉ trưởng thành  Túi bào tử Bào tử Nguyên tản Cơ quan sinh sản đực ++Cơ quan sinh sản cái Tế bào sinh dục đực++ Tế bào sinh dục cái Hợp tửCây dương xỉ non Cây dương xỉ trưởng thành ...→...

So sánh :

Về cơ quan sinh sản : Giống nhau đều có cơ quan sinh sản là túi bào tử

Về cơ quan sinh dưỡng : Giống nhau đều có đủ rễ, thân, lá; Khác với rêu, dương xỉ đã có rễ thật và có các mạch dẫn làm chức năng vận chuyển

Về sự phát triển : Giống nhau đều phát triển từ túi bào tử thành bào tử, đều có cơ quan sinh sản đực ++cơ quan sinh sản cái phát triển thành tế bào sinh dục đực ++tế bào sinh dục cái rồi thành hợp tử; Khác với rêu, sự phát triển của dương xỉ là sau khi phát triển thành bào tử sẽ phát triển thành nguyên tản rồi mới đến cơ quan sinh sản đực ++cơ quan sinh sản cái rồi thành tế bào sinh dục đực ++tế bào sinh dục cái rồi phát triển thành hợp tử và thành cây dương xỉ non sau đó mới thành một cây dương xỉ trưởng thành nhưng rêu có sự phát triển đơn giản hơn dương xỉ

Khách vãng lai đã xóa

câu 3 :

Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...

Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức Tân
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Hiếu
28 tháng 2 2016 lúc 9:40

2.Điểm giống nhau giữa hạt cây 2 lá mầm (hạt đỗ đen) và cây 1 lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.


Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.

Nguyễn Trung Hiếu
28 tháng 2 2016 lúc 9:44

3.Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn → Chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh
Việc hút nước và chất khoáng hoà tan thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt

Doraemon
2 tháng 3 2017 lúc 21:54

1.

Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn

VD : hoa hồng, hoa cúc,...

Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác là hoa giao phấn

VD : hoa mướp, hoa bí ngô

Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Simp shoto không lối tho...
24 tháng 4 2021 lúc 21:54

Em tham khảo nhé!

Câu 7: Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì:

+ “Rễ” của rêu là rễ giả (các sợi nhỏ ở phía dưới thân). Chúng rất mảnh và nhỏ, phân nhánh ít nên khả năng hút nước còn nhiều hạn chế.

+ Rêu chưa có hệ thống mạch dẫn, do vậy nước không thể vận chuyển chặng đường dài trong cơ thể.

Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là :

cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống… Con người chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân…) cho cây trồng phát triển.

Ví dụ:

Các loại cải trồng thường có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh hơn cải dại

Cây ăn quả trồng thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt hơn cây dại

Caau9: Trong quá trình quang hợp thực vật lấy CO2 và nhả ra O2, nhưng trong hô hấp thì thực vật lấy O2 và thải ra CO2. Do đó rừng có vai trò giữ cân bằng các chất khí này trong không khí điều hòa khí hậu làm cho bầu không khí trong lành, lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường, duy trì sự sống ở mọi nơi.

-Nếu không có cây xanh lượng CO2 tăng, O2 giảm ảnh hưởng đến hô hấp của con người, động vật, khí hậu, môi trường. Cần tích cực trồng cây gây rừng.

Câu 10:

- Cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi sống mọi sinh vật trên Trái Đất

- Cây xanh quang hợp tạo ra khí O2 và hấp thụ khí CO2 góp phần duy trì nồng độ các chất khí trong khí quyển phù hợp nhu cầu của mọi cơ thể sống trên Trái Đất.

 

Hoàng Ngọc Quang Minh
25 tháng 4 2021 lúc 11:21

câu 7 Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì: Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh).

câu 8 cây trồng khác cây dại là quả của cây trồng to và tốt hơn 

câu 9 nói rug là la phổi  xanh vì rug điều hòa khí hậu và cân bằng lượng khí ô xi và các bô níc 

câu 10 vì thực vật góp phần cung cấp ô xi cho con người và ddooojng vật nếu ko có ô xi thì con người và đv cx chết nên ng ta nói ko có thực vật thì ko có con người

Hoàng Thị Lan Hương
Xem chi tiết
Lê Đạt Đạt
4 tháng 5 2016 lúc 9:39

1Cây một lá mầm thì phôi của chúng chỉ có một lá mầm còn cây hai lá mầm thì phôi của chúng có hai lá mầm vd: cây hai lá mầm thì chúng thường là rễ cọc và có năm cánh hoa, cây một lá mầm thì thường có rễ chùm và có 6 cánh hoa

2 Vì thực vật chống xói mòm  đất chống lũ lụt cung cấp khí oxi cho con người nên góp phần bảo vệ nơi ở và trường học

3 An bảo khác nhau đó là cây đỗ đen là cây hai lá mầm còn cây gạo là cây một lá mầm

4 hạt gồm: lá mầm chứa chất dinh dưỡng dự chữ, chồi mầm, thân mâm, rê mầm

 

 

 

 

 

Chu Vân Anh
5 tháng 3 2017 lúc 15:11

1.+ cây 1 lá mầm:

phôi của hạt có 1 lá mầm:cây hạt lạc , đỗ đen,...

+ cây 2 lá mầm :

phôi của hạt có 2 lá mầm:hạt ngô , hạt gạo

2.có thể nói vậy vì:+thực vật cung cấp khí oxi

+giữ đất chống xói mòn

+làm không khí thêm trong lành , thoáng đãng

3.hạt đỗ đen và hạt lạc khác nhau vì :hat do den la 2 la mm con hat thoc la 1 la mam

4.hạt gồm :vỏ , phôi , chất dinh dưỡng dự trữ.phân biệt nho :rễ mầm , thân mầm , lá mầm và chồi mầm

chúc bạn học tútok

nguyễn thị thúy
5 tháng 3 2017 lúc 16:41
Điểm giống nhau giữa hạt cây 2 lá mầm (hạt đỗ đen) và cây 1 lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.


Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho. Thông tin thêm

Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...

Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua.....
Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Huyền
19 tháng 4 2019 lúc 21:08

bạn search Google ik!

p/s: mik hok lớp 7 r nên hok nhớ j về kiến thức lớp 6 ấy đâu nhoa!:))

Nhân Trần Phú
Xem chi tiết
Smile
21 tháng 4 2021 lúc 21:29

tham khảo:

- Thân và lá chưa có mạch dẫn

Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì: Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh). Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt.

Smile
21 tháng 4 2021 lúc 21:29

Rêu là thực vật đầu tiên sống trên cạn. Có cấu tạo đơn giản: lá: nhỏ, mỏng, chưa có mạch dẫn; thân: ngắn, không phân nhánh, chưa có mạch dẫn; rễ: giả, chưa có rễ chính thức có chức năng hút nước; không có hoa.

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
21 tháng 4 2021 lúc 21:32

-Rêu là thực vật đầu tiên sống ở cạn, cấu tạo đơn giản:

 +Rể giả,có khả năng hút nước.
 +Thân ngắn chưa phân nhánh.
 +Lá nhỏ ,mỏng, chưa có mạch dẫn trong thân và lá.
 +Chưa có hoa

-Vì:

+Rêu chưa có rễ chính thức(rễ giả)

+Thân và lá chưa có mạch dẫn

+Cây rêu sinh sản nhờ nước

Nhân Trần Phú
Xem chi tiết
Smile
21 tháng 4 2021 lúc 21:32

tham khảo:

Rêu là thực vật đầu tiên sống trên cạn. Có cấu tạo đơn giản: lá: nhỏ, mỏng, chưa có mạch dẫn; thân: ngắn, không phân nhánh, chưa có mạch dẫn; rễ: giả, chưa có rễ chính thức có chức năng hút nước; không có hoa.

- Thân và lá chưa có mạch dẫn

Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì: Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh). Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt.

minh nguyet
21 tháng 4 2021 lúc 21:32

Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.

Rêu ở cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì:
-Rêu chưa có rễ chính thức(rễ giả).
-Thân và lá chưa có mạch dẫn.
- Cây rêu sinh sản nhờ nước
=> Vì vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh, việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt, vì thế nên rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây cũng nhỏ bé, chỉ khoảng 1 cm.

Hoàng Minh Hiếu
21 tháng 4 2021 lúc 21:36

Rêu là thực vật đầu tiên sống trên cạn. Có cấu tạo đơn giản: lá: nhỏ, mỏng, chưa có mạch dẫn; thân: ngắn, không phân nhánh, chưa có mạch dẫn; rễ: giả, chưa có rễ chính thức có chức năng hút nước; không có hoa.

- Thân và lá chưa có mạch dẫn

Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì: Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh). Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt