Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Tuyết
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
13 tháng 2 2016 lúc 8:25

a) Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.

-Môi trường biển là không chia cắt được nên một vùng biển ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho các vùng xung quanh.

- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người. Chẳng hạn, việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể làm mất đi vĩnh viễn nguồn nước ngọt trên đảo và biến đảo thành nơi con người không thể cư trú được.

b) Những thuận lợi về tự nhiên để phát triển du lịch.

- Đường bờ biển dài và vùng biển rộng

- Có nhiều bãi biển, trong đó có những bãi biển rất đẹp

- Nhiều vũng, vịnh và cảnh quan hấp dẫn (Vịnh Hạ Long, Nha Trang)

- Khí hậu thuận lợi, nhất là vùng biển phía Nam

- Các thuận lợi khác (đảo, quần đảo, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển...)

lê hồng thanh hường
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:52

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên vùng Đông Nam Bộ: 

- Địa hình và địa thế: Vùng Đông Nam Bộ có địa hình đa dạng với nhiều ngọn núi, đồi, đồng bằng và vùng ven biển. Vùng núi như Tây Nguyên cung cấp nguồn nước quan trọng cho sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với mạng lưới sông ngòi và kênh rạch rất đa dạng.

- Khí hậu: Vùng Đông Nam Bộ thường có khí hậu nhiệt đới với mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng.

- Biển và đảo: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều bãi biển và đảo đẹp như Phú Quốc, Côn Đảo, và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là điểm đến du lịch phổ biến và cung cấp nguồn sống cho ngư dân.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:53

Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:

- Nông nghiệp và nguồn nước: Đất phù sa và mạng lưới sông ngòi ở vùng này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng. Đồng bằng Sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp quan trọng của Việt Nam.

- Cảng biển: Cảng biển Hồ Chí Minh và cảng biển Cái Mép - Thị Vải là các cảng biển quốc tế lớn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế vùng và cả nước.

- Du lịch: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, và Côn Đảo, giúp phát triển ngành du lịch và dịch vụ.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:53

Câu 3: Thực trạng vấn đề tài nguyên và môi trường biển-đảo nước ta:

- Thủy sản: Việt Nam có một ngành thủy sản phát triển, nhưng đang phải đối mặt với vấn đề overfishing và nguồn tài nguyên thủy sản giảm dần.

- Biển đảo: Quần đảo và biển của Việt Nam đang phải đối mặt với việc xây dựng không hợp lý, khai thác mỏ cát và sỏi không kiểm soát, và tình trạng ô nhiễm môi trường biển.

Umee BrightWin
Xem chi tiết
Nemesis
22 tháng 4 2022 lúc 19:02

1)

Vị trí về mặt tự nhiên:

- Vị trí nội chí tuyến (Vị trí nhiệt đới).

- Vị trí gần trung tâm ĐNA.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền & ĐNA hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và luồng sinh vật

Ảnh hưởng: Biến VN thành một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh thái, dễ dàng hội nhập và giao lưu với các quốc gia trên thế giới, phát triển kinh tế toàn diện. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải phòng chống thiên tai và giặc ngoại xâm (Xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời,...).

Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thoa 1977...
22 tháng 4 2022 lúc 9:14

C1/ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).

 

Nguyễn Thị Kim Thoa 1977...
22 tháng 4 2022 lúc 9:17

C3/ Những giá trị mang lại từ biển: Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, titan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.

Nguyễn Thị Kim Thoa 1977...
22 tháng 4 2022 lúc 9:20

C7/ 

* Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.

* Nét độc đáo của khí hậu nước ta:

- Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).

- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.

- Tính chất đa dạng và thất thường:

+ Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

\(\oplus\) Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.

\(\oplus\) Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao...

+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...

 

Nguyễn Đặng Gia Khiêm
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 23:03

Tham khảo

Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 trên Biển Đông, bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo bao gồm các yếu tố về: địa hình, khí hậu, hải văn, sinh vật và khoáng sản.

Nguyễn Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Dung
28 tháng 3 2021 lúc 21:46

Ai đó giúp mk vs😭

Amee
28 tháng 3 2021 lúc 22:04

tham khảo

1.Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

-Vị trí nội chí tuyến

-Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

-Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữac các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

-Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật.

Amee
28 tháng 3 2021 lúc 22:05

+  Sự ảnh hưởng 

-Nguyên nhân : Tạo nên các đặc điểm chung  của thiên nhiên nước  ta như tính chất nhiệt đới gió mùa, tính chất ven biển, tính chất đa dạng và rất là phức tạp.

lê đức thọ
Xem chi tiết
Tsumi Akochi
1 tháng 3 2017 lúc 20:17

Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

Một số tài nguyên khoáng sản nc ta:

Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
- Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sử cho ngành khai thác hải sản.
- Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.
- Bờ biển: các bãi biển đẹp. vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.

Chúc bạn hk tốtok

KGP123
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
9 tháng 3 2022 lúc 10:09

Refer

1.Một số tài nguyên vùng biển nước ta: - Khoáng sản: + Dầu khí:  khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu). + Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

2.Chúng ta cần: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,... - Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác  nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...

Long Sơn
9 tháng 3 2022 lúc 10:10

THam khảo

1. 

Một số tài nguyên vùng biển nước ta:

- Khoáng sản:

+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).

+ Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

+ Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).

- Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.

2. 

Chúng ta cần:

- Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...

- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...

- Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm hay khai thác trái phép tài nguyên biển.

- Quy hoạch hợp lí các vùng kinh tế ven biển, tránh đầu tư ồ ạt, không kiểm soát.

 

kodo sinichi
9 tháng 3 2022 lúc 12:47

Refer

1.Một số tài nguyên vùng biển nước ta: - Khoáng sản: + Dầu khí:  khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu). + Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

2.Chúng ta cần: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,... - Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác  nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...