Cho tam giác ABC, E thuộc AB, F thuộc AC sao cho AE = AF, M là trung điểm BC, I là giao điểm của EF và AM. CMR : \(\dfrac{IE}{IF}=\dfrac{AC}{AB}\)
Cho tam giác ABC, trên AB,AC lần lượt lấy các điểm A và F sao cho AE=AF, EF giao đường trung tuyến AM tại I. Từ B kẻ BD//AF cắt AM tại D. Chứng minh:
a)\(\dfrac{IE}{BD}=\dfrac{AE}{AB}\)
b)\(\dfrac{IE}{IF}>1\left(AB< AC\right)\)
Cho tam giác ABC. Trên cạnh AB và AC lần lượt lấy E và F sao cho AE = AF. AM là trung tuyến và I là giao điểm của EF và MA. Chứng minh IE/IF = AC / AB
-Qua E,F kẻ các đường thẳng song song với BC cắt AM lần lượt tại P,Q.
-Xét △PIF có: PF//EQ (gt).
\(\Rightarrow\dfrac{EQ}{PF}=\dfrac{IE}{IF}\) (hệ quả định lí Ta-let).
-Xét △ABM có: EQ//BM (gt).
\(\Rightarrow\dfrac{EQ}{BM}=\dfrac{AE}{AB}\) (hệ quả định lí Ta-let). (1)
-Xét △ACM có: PF//CM (gt).
\(\Rightarrow\dfrac{PF}{CM}=\dfrac{AF}{AC}\) (hệ quả định lí Ta-let).
Mà \(BM=CM\) (M là trung điểm BC), \(AE=AF\) (gt)
\(\Rightarrow\dfrac{PF}{BM}=\dfrac{AE}{AC}\) (2)
-Từ (1), (2) suy ra:
\(\dfrac{\dfrac{EQ}{BM}}{\dfrac{PF}{BM}}\)=\(\dfrac{\dfrac{AE}{AB}}{\dfrac{AE}{AC}}\)
\(\Rightarrow\) \(\dfrac{EQ}{PF}=\dfrac{AC}{AB}\) mà \(\dfrac{EQ}{PF}=\dfrac{IE}{IF}\left(cmt\right)\)
Nên \(\dfrac{IE}{IF}=\dfrac{AC}{AB}\)
cho tam giác ABC có AB=5cm,AC=7cm,đường trung tuyến AM.Lấy điểm E thuộc cạnh AB,điểm F thuộc cạnh AC sao cho AE=AF=3cm.Gọi I là giao điểm của EF và AM.CMR:I là trung điểm của AM
Cho ABC có AB AC = , lấy M là trung điểm của BC . a) Chứng minh: = ABM ACM b) Chứng minh: AM BC ⊥ c) Lấy điểm E thuộc cạnh AB , lấy điểm F thuộc cạnh AC sao cho AE AF = . Gọi I là giao điểm của EF và AM . Chứng minh: = AIE AIF và EF BC // .
a: Xét ΔABM và ΔACM có
AB=AC
AM chung
BM=CM
Do đó: ΔABM=ΔACM
b: Ta có: ΔABC cân tại A
mà AM là đường trung tuyến
nên AM là đường cao
c: Xét ΔABC có
AE/AB=AF/AC
Do đó: EF//BC
Cho tam giác ABC, M là trung điểm BC; E,F thuộc AC sao cho AE=EF=FC(điểmE thuộc AF); BF cắt AM tại I
a. I là trung điểm của AM
b. AE =4 lần IE
1) Cho tam giác ABC, điểm I thuộc đường trung tuyến AM. Gọi E là giao điểm của BI và AC, F là giao điểm của CI và AB. G là trung điểm BF, H là trung điểm CE. CMR: EF//BC
2) Cho hình thang ABCD (AB//CD) có AB=12, CD=15. Gọi M là trung điểm AB, E là giao điểm CM và AD, F là giao điểm của DM và BC. Tính độ dài EF
3) Cho hình bình hành ABCD, E thuộc AD, F thuộc AB, I thuộc AC. Gọi M là giao điểm FI và CD, K là giao điểm EI và BC. CMR: MK//EF
4) Cho tam giác ABC, AB=10, AC=15, 1 đường thẳng đi qua điểm M thuộc cạnh AB và song song với BC cắt AC ở N sao cho AN=BM. Tính độ dài AM sao cho AM=BN
5) Cho tam giác ABC có AB<AC, đường phân giác AD, lấy I thuộc BC sao cho BI=2 IC. Qua I kẻ đường thẳng song song với AD cắt AC và AB theo thứ tự ở E và K. CM BK= 2 CE
Bài 3: ChoABC vuông tại A (AB < AC), đường cao AH. Lấy E, F là hình chiếu của H trên AB, AC.
1. (1đ) CMR: AE. AB = AF. AC?
2. (1đ) CMR: AE2 = AF. FC?
3. (1đ) Cho I là giao điểm của EF và BC. CMR: IE. IF = IB. IC?
4. (0.5đ) Trung tuyến AM của ABC. Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với AM cắt BC tại K. CMR: KH. KM = KB. KC
1/
Xét tg vuông ABH có
\(AH^2=AE.AB\) (Trong tg vuông bình phương 1 cạnh góc vuông bằng tích giữa hình chiếu cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền với cạnh huyền)
Xét tg vuông ACH có
\(AH^2=AF.AC\) (Trong tg vuông bình phương 1 cạnh góc vuông bằng tích giữa hình chiếu cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền với cạnh huyền)
\(\Rightarrow AE.AB=AF.AC\) (cùng bằng \(AH^2\) )
2/
\(HE\perp AB\) (gt)
\(AC\perp AB\) (gt) \(\Rightarrow AF\perp AB\)
=> AF//HE (cùng vuông góc với AB) (1)
Ta có
\(HF\perp AC\) (gt)
\(AB\perp AC\) (gt) \(\Rightarrow AE\perp AC\)
=> AE//HF (cùng vuông góc với AC) (2)
Từ (1) và (2) => AEHF là hbh (Tứ giác có các cặp cạnh đối // với nhau từng đôi một là hình bình hành )
=> AE = HF
Xét tg vuông AHC có
\(HF^2=AF.FC\) (trong tg vuông bình phương đường cao hạ từ đỉnh góc vuông xuống cạnh huyền bằng tích giữa 2 hình chiếu của 2 cạnh góc vuông trên cạnh huyền)
\(\Rightarrow AE^2=AF.FC\)
3/
E; F cùng nhìn AH dưới góc \(90^o\)
=> AEHF là tứ giác nội tiếp
\(\Rightarrow\widehat{BAH}=\widehat{EFH}\) (góc nội tiếp cùng chắn cung EH) (1)
\(\widehat{AEF}=\widehat{EFH}\) (góc so le trong) (2)
\(\widehat{AEF}=\widehat{IEB}\) (góc đối đỉnh) (3)
\(\widehat{BAH}=\widehat{ACB}\) (cùng phụ với \(\widehat{ABC}\) ) (4)
Xét tg IBE và tg IFC có
Từ (1) (2) (3) (4) \(\Rightarrow\widehat{IEB}=\widehat{ACB}\)
\(\widehat{EIB}\) chung
=> tg IBE đồng dạng với tg IFC (g.g.g)
\(\Rightarrow\dfrac{IE}{IC}=\dfrac{IB}{IF}\Rightarrow IE.IF=IB.IC\)
4/
Ta có
\(\widehat{BAK}+\widehat{BAM}=\widehat{MAK}=90^o\)
\(\widehat{CAM}+\widehat{BAM}=\widehat{BAC}=90^o\)
\(\Rightarrow\widehat{BAK}=\widehat{CAM}\)
Mà \(AM=\dfrac{BC}{2}=MB=MC\) (trong tg vuông trung tuyến thuộc cạnh huyền thì bằng nửa cạnh huyền)
=> tg AMC cân tại M \(\Rightarrow\widehat{CAM}=\widehat{ACM}\)
\(\Rightarrow\widehat{ACM}=\widehat{BAK}\)
Xét tg ABK và tg ACK có
\(\widehat{AKC}\) chung
\(\widehat{BAK}=\widehat{ACM}\) (cmt)
=> tg ABK đồng dạng với tg ACK (g.g.g)
\(\Rightarrow\dfrac{KB}{AK}=\dfrac{AK}{KC}\Rightarrow AK^2=KB.KC\)
Xét tg vuông AKM có
\(AK^2=KH.KM\) (Trong tg vuông bình phương 1 cạnh góc vuông bằng tích giữa hình chiếu cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền với cạnh huyền)
\(\Rightarrow KH.KM=KB.KC\)
mình cũng đang cần bài này nè ta lét phải ko?
Cho tam giác ABC, trung tuyến AM, I thuộc AM. Gọi E là giao điểm BI và AC, F là giao điểm của CI và AB. Cmr: EF // BC
Do không có dụng cụ đo nên hình vẽ khá xấu,thông cảm
Lấy N đối xứng với I qua M.Khi đó tứ giác IBNC là hình bình hành suy ra NC//BI;BN//CI
Theo Thales ta có:
\(\frac{AI}{IN}=\frac{AE}{AC};\frac{AI}{IN}=\frac{AF}{AB}\)
Khi đó:\(\frac{AE}{AC}=\frac{AF}{AB}\Rightarrow EF//AB\)