Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minhduc
Xem chi tiết
Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:51

C1:Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:53

C4: tham khảo

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác.

Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:53

C3: tham khảo

Theo em, nhận định này là đúng vì:

Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.

Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn đã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa.

Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Và chính những sai lầm đó, những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.

justin bia hơi
Xem chi tiết
ducking
Xem chi tiết
Diệu Ân
Xem chi tiết
cogaim52
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
7 tháng 10 2023 lúc 4:49

Tham khảo

Nét nổi bật của Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên:

+ Kế hoạch "Thanh dã" (vườn không nhà trống).

+ Đoànkết đại dân tộc. Từ triều đình đến địa phương thể hiện qua 2 hội nghị Diên Hồng và Hội nghị Bình Than.

+ Có các tướng lĩnh tài giỏi, vị vua tinh anh với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. (Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông...)

+ Lợi dụng địa thế để đánh giặc. Trận chiến trên sông Bạch Đằng...

Tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân ta:

+ Thông qua 2 hội nghị DH và BT, vua tôi nhà Trần và quan lại triều đình, các bô lão đều đồng lòng đánh giặc. Hô vang câu nói "Đánh, đánh, đánh..." khi vua Trần hỏi nên đánh hay nên hòa.

+ Câu nói khẳng khái "Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ chớ lo" của Trần Thủ Độ, hành động bóp nát qủa cam của Trần Quốc Tuấn, hình ảnh ngồi đan sọt mà lo việc nước của Phạm Ngũ Lão...

+ Nhân dân phối hợp với triều đình thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống"...

 
Bích Huệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
23 tháng 3 2021 lúc 22:14

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

* Thủ đoạn:

- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.

* Hành động xâm lược:

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)

* Nguyên nhân:

- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

* Thủ đoạn:

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

* Hành động xâm lược

- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến

- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.

- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:

+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.

+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.

* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.



 

Amee
23 tháng 3 2021 lúc 22:14

 Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến:

+ Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.

+ Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.

- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt:

+ Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, tạo ra các đội dân dũng,…

+ Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy,... để cản giặc.

+ Ngày 19-5-1883, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.

Lê Minh Ngọc
Xem chi tiết

- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873):

+ Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, thực dân Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

+ Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc

+ Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Sau đó, quân Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

- Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874):

+ Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng).

+ Tại các tính đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định…

+ Ngày 21-12-1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.

Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874), Pháp rút quân khỏi Bắc Kì, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

_____________________

P/S: có gì không đúng thì nhắn mình nhé bạn :))

HUYỀN TRANG
Xem chi tiết
TV Cuber
4 tháng 4 2022 lúc 21:19

refer

 

 * Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

1863 - trước 1873

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

1873 - 1884

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…


 

TV Cuber
4 tháng 4 2022 lúc 21:20

refer

2.

- Địa bàn: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhiều trung tâm khởi nghĩa được lập ra trên toàn Nam Kì như: Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Tiên,…

- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Hình thức: Đấu tranh vũ trang như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm,… dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,…

- Kết quả: tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.

3.

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
 

Dương Phạm Thị Thùy
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
24 tháng 10 2023 lúc 3:14

1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1884):

   - Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy bắt đầu vào năm 1883 dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Trung Trực.
   - Cuộc khởi nghĩa này xoay quanh việc tấn công các tàu chiến Pháp trên vùng biển Bãi Sậy, gây thất thoát lớn cho thực dân Pháp.
   - Mặc dù Nguyễn Trung Trực đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa, tuy nhiên, nó đã truyền cảm hứng và khí thế cho các cuộc kháng chiến khác ở Bắc Kỳ.

2. Khởi nghĩa Hàm Tử (1884):
   - Cuộc khởi nghĩa Hàm Tử diễn ra tại làng Hàm Tử (nay là làng Hàm Tân, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) dưới sự lãnh đạo của Đặng Trần Côn.
   - Cuộc khởi nghĩa này bùng nổ sau khi các thực dân Pháp tấn công và chiếm đóng xã Phan Thiết, Bình Thuận.
   - Đặng Trần Côn và các tướng lĩnh khác đã tổ chức một cuộc kháng chiến quyết liệt, nhưng cuối cùng họ đã bị đánh bại và cuộc khởi nghĩa Hàm Tử thất bại.

Những cuộc khởi nghĩa này, bên cạnh cuộc kháng chiến của tri thức, nông dân, và các phái chủ chiến khác ở Bắc Kỳ, đã tạo nên sự đoàn kết và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại thực dân Pháp. Mặc dù nhiều cuộc khởi nghĩa có thể đã thất bại, nhưng chúng đã là một phần quan trọng của cuộc kháng chiến và đã cống hiến những tinh thần hy sinh và quyết tâm cho các thế hệ tương lai.

cogaim52
Xem chi tiết