Những câu hỏi liên quan
Trần Văn Tuấn Tú
Xem chi tiết
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
30 tháng 3 2021 lúc 21:27

Hoàn cảnh của hiệp ước Giáp Tuất 1874 như sau: 

Chiến thắng của nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì lại lo sợ nên đã vội vã kí với quân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất. Điều này trước mắt để quân Pháp rút khỏi Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau.Bên cạnh đó, năm 1874 Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội. Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất.  

Nội dung:

+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp

+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp

+ Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp

-> Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.

Nhận xét 

- Trều đình đã chính thức đầu hàng , nhu nhược trước sự xâm lược của Pháp 

- Với việc làm đó thì trều đình đã từ bỏ 1 phần trách nhiệm trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp

- Đồng thời nó cũng thể hiện chỉ vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã  phản bội lại một phần lợi ích dân tộc

- Có thể nói Triều đình sớm tỏ ra hoang mang và dao động trước Pháp nên dẫn đến nhữngvệc làm ngu ngốc và tội lỗi

- Cùng với nội dung kí kết đó triều đình đã lại tiếp tục phản bội lại lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân nên từ đó tạo đà cho Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta

Bình luận (0)
minh nguyet
30 tháng 3 2021 lúc 21:29

Ý 1:

 

Nguyên nhân dẫn đến hiệp ước Giáp Tuất:

- Thực dân Pháp gặp khó khăn sau thất bại ở Cầu Giấy( 1874)

- Nhà Nguyễn mang nặng tư tưởng thương thuyết với Pháp

Nội dung của Hiệp ước 

- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì

- Mở các cửa biển ở Thị Nại, Ninh Hải,...

- Người ngoại quốc muốn đi vào Việt Nam phải có giấy thông hành do Pháp cấp

Ý 2:

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

 

Bình luận (0)
Queen
30 tháng 3 2021 lúc 21:30

*Nguyên nhân dẫn đến hiệp ước Giáp Tuất:

- Thực dân Pháp gặp khó khăn sau thất bại ở Cầu Giấy( 1874)

- Nhà Nguyễn mang nặng tư tưởng thương thuyết với Pháp

*Nội dung của Hiệp ước 

- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì

- Mở các cửa biển ở Thị Nại, Ninh Hải,...

- Người ngoại quốc muốn đi vào Việt Nam phải có giấy thông hành do Pháp cấp

*Đánh giá của bản thân

- Xâm phạm đến lãnh thổ chủ quyền và quyền lợi của Việt Nam 

- Gây sự bất bình trong nhân dân Việt Nam

 

Bình luận (0)
Nguyễn Long
Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
1 tháng 3 2021 lúc 8:24

Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên sôi nổi đứng lên kháng chiến. 

Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884

Bình luận (1)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
1 tháng 3 2021 lúc 19:58

Để bảo vệ quyền cai trị đất nước

Bình luận (0)
Lê Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lan Hương
6 tháng 4 2018 lúc 18:16

- Giống nhau:
+ Hai hiệp ước Hacmang (1883), Patonot (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.
+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.
+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.

- Khác nhau:
+ Hiệp ước Hacmang: là tiền thân của Hiệp ước Patonot, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patonot: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patonot. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.

haha

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Minh
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
25 tháng 2 2019 lúc 20:00

Câu 1 : Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 vào năm 1873. Pháp đánh chiếm lần 2 vào năm 1882.

Câu 2:Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Gíap Tuất vào năm 1874 .

Hiệp ước Pa tơ nốt vào năm 1884 .

Bình luận (0)
Nguyễn Huyền Trâm
25 tháng 2 2019 lúc 20:14

Câu 1 :

Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 vào năm 1873 , đánh chiếm Bắc Kì lần 2 vào năm 1882

Câu 2 :
- Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Giáp Tuất vào năm 1874

- Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Hác Măng vào năm 1883

- Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Pa-tơ-nốt vào năm 1884

Bình luận (0)
Karick
Xem chi tiết

Em hiểu:

-"Các vua hùng đã có công dựng nước". Vậy nên để tưởng nhớ và biết ơn các vua Hùng là đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của mỗi học sinh cũng như người dân nước Việt, đó là bổn phận, là tình cảm, là nghĩa vụ thiêng liêng của em và tất cả mọi người.

 

Trách nhiệm:

-Là 1 học sinh cần cố gắng ngoan ngoãn và học hành thật giỏi để truyền bá kinh nghiệm lại cho đời con đời cháu nhằm cải thiện cuộc sống, cố gắng trở thành một công dân tốt để sau này kiến thiết nước nhà phát huy giá trị truyền thống của dân tộc ta.

~~~~~~~~~~~~ có ý bạn tham khảo#~~~~~~

 

Bình luận (1)
Ng Ngann
13 tháng 3 2022 lúc 22:36

Ukm,mình nhớ là giáo viên lịch sử của mình có nói đến câu này : Vì nhưng vua hùng đã vất vả dựng nước ,thì bác Hồ và nhân dân phải cùng nhau giữ lấy đất nước , không cho bất kì những người xấu phá hủy đất nước Việt Nam . 
 

Trách nhiệm của bản thân :

- Học hành giỏi Giang 

- Hiểu biết nhiều về quê hương đất nước

- Bảo vệ đất nước , đứng lên đấu tranh , dành lại quyền độc lập , tự do , hạnh phúc cho nhân dân 

- Biết ơn những vị anh hùng , vua hùng đã dựng nước cho đến ngày nay.

 

Bình luận (0)
Lysr
13 tháng 3 2022 lúc 22:42

Em hiểu câu nói đó là sự nhắn nhủ, là trách nhiệm của toàn dân: "Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" . Từ thưở nhà nước mới khai sinh đất tận bây giờ, nước nhà đã trải qua nhiều trận chiến, biết bao xương máu của cha ông đã đổ xuống để đổi lấy một dân tộc Việt Nam tự do, một đất nước Việt Nam hòa bình. Đến thời của chúng ta, bản thân của ta phải có trách nhiệm giữ gìn cái "Hòa Bình" quý giá ấy sao cho xứng với sự hy sinh của thế hệ trước. Và là học sinh, em luôn ra sức cố gắng học tập để sau này trở thành một công dân tốt, góp phần đưa đất nước Việt Nam "sánh vai với các cường quốc năm châu khác"

Bình luận (0)
Hà Hiển Hy
Xem chi tiết

Em hiểu:

-"Các vua hùng đã có công dựng nước". Vậy nên để tưởng nhớ và biết ơn các vua Hùng là đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của mỗi học sinh cũng như người dân nước Việt, đó là bổn phận, là tình cảm, là nghĩa vụ thiêng liêng của em và tất cả mọi người.

 

Trách nhiệm:

-Là 1 học sinh cần cố gắng ngoan ngoãn và học hành thật giỏi để truyền bá kinh nghiệm lại cho đời con đời cháu nhằm cải thiện cuộc sống, cố gắng trở thành một công dân tốt để sau này kiến thiết nước nhà phát huy giá trị truyền thống của dân tộc ta.

 

Bình luận (1)

 *Bạn tham khảo*

- Câu nói trên muốn khuyên chúng ta phải biết ơn các vua Hùng, vì họ đã có công xây dựng được đất nước vững mạnh cho đến ngày hôm nay. Thể hiện sự tôn kính, biết ơn, tự hào của mỗi người đối với những người đã xây dựng đất nước kể cả chủ tịch Hồ Chí Minh

- Trách nghiệm của mình là làm sao để thực hiện tốt, bảo vệ tốt đát nước được vũng chắc như chủ tịch nói. Phải giữ gìn và tôn kính vua Hùng. Thể hiện bằng cách liên hệ với đời thực như là lập đền thờ, đặt tên các trường, lớp, đường phố,..., tỏ lòng biết ơn như tổ chức ngày 10/3 âm lịch về đền thờ để là lễ Giỗ tổ Hùng Vương.

(Tham khảo thôi nhé!!!)

Bình luận (0)
YunTae
25 tháng 5 2021 lúc 21:25

- Độc lập, tự do, hạnh phúc chúng ta được hưởng hiện nay không phải tự nhiên mà có. Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống lại những đội quân xâm lược vô cùng hung hãn. Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng xương, máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, với tinh thần khát khao độc lập, tự chủ. Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, câu nói trên của Bác khẳng định và tôn vinh công lao to lớn của các vị Vua Hùng qua đó tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh. 

- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ ra sức học tập đưa đất nước sánh vai với các cường quốc. Hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô và hơn hết là nhớ và biết ơn công lao của thế hệ trước.

Bình luận (1)
Đặng Mỹ Khuê
Xem chi tiết
Trần Thị Thúy Diễm
26 tháng 12 2016 lúc 10:17

Câu 2:+Nguyên nhân: Do yêu cầu phát triển của sản xuất đã làm nảy sunh nhu cầu về thị trường vàng bạc, nguyên liệu

Những tiến bộ về kỉ thuật hàng hải : la bàn, hải đồ(bản đồ), kỉ thuật đóng tàu thuyền là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý

Các cuộc phát kiến địa lý lớn là:

B. Đi A-xơ qua điểm cực nam Châu Phi(1847)

Va- xcô đơ Gam-maddeens Tây Nam Ấn Độ (1498)

C. Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ(1492)

Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất(1519-->1522)

Chúc bạn học tốt !okvui

Bình luận (0)
Trần Thị Thúy Diễm
26 tháng 12 2016 lúc 10:19

Câu 3: Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công lớn vào nước Nam Tống (ở phía nam Trung Quốc), nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được tham vọng đó, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 3 vạn quân xâm lược Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc để phối hợp với các cánh quân từ phía bắc xuống. Đó là việc thực hiện kế hoạch "gọng kìm" để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt v.v...
Trước khi kéo quân vào xâm lược, tướng Mông cổ cho sứ giả đưa thư đe doạ và dụ hàng vua Trần. Ba lần sứ giả Mông cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào ngục.

tick mk nha!vui hihihihiiiiiiiii

Bình luận (0)
Trần Thị Thúy Diễm
26 tháng 12 2016 lúc 10:24

Câu 8: Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập ; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước

Bình luận (0)
duy vĩ lê
Xem chi tiết
Phạm Thu Hương
18 tháng 6 2020 lúc 17:37

1.

Hiệp ước Nhâm Tuất:
- Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.
- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).
+) hiệp ước Giáp Tuất:
+Triều đình Huế Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp
+Công nhận quyền đi lại, buôn bán,kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp
+Nền ngoại giao Việt Nam lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp
+) hiệp ước Hác-măng:
-Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
-Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
-Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
-Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
-Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.
-Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
+) hiệp ước Pa-tơ-nốt:
Có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

Bình luận (0)
Phạm Thu Hương
18 tháng 6 2020 lúc 17:38

2.

-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.

Bình luận (0)
Phạm Thu Hương
18 tháng 6 2020 lúc 17:38

3. Vì

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 3 2018 lúc 6:20

Đáp án

Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bởi bài thơ nêu rõ chủ quyền dân tộc: sông núi riêng, lãnh thổ riêng, có vua đứng đầu cai quản.

Bài thơ lên tiếng cảnh báo đanh thép trước kẻ thù xâm lược

- Nhiệm vụ: học tập, rèn luyện nâng cao hiểu biết, sức mạnh trí tuệ, tinh thần, cũng như thể chất để kiến tạo đất nước hùng mạnh hơn

Bình luận (0)