Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:52

Chọn C

ホアン イエン ビー
Xem chi tiết
SKY
25 tháng 12 2017 lúc 19:31

Nhà nông ?

Tym9900
25 tháng 12 2017 lúc 19:32

Vùng Bắc Tây Nguyên là thủ phủ của các dân tộc: Zarai; Bahnar; Xê Đăng, zẻ Triêng, Brâu,... Nơi đây là một vùng đất đậm đặc truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi nhà rông truyền thống. Toàn tỉnh Kon Tum hiện nay đã xây dựng được 381 nhà rông chiếm tỉ lệ trên 50% số thôn, buôn, làng mà tỉnh Kon Tum phấn đấu sẽ xây dựng 100% nhà rông vào năm 2005.

Hội thảo khoa học về Nhà rông - Nhà rông văn hoá được tổ chức đầu tiên tại thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, đã quy tụ nhiều giới nghiên cứu khoa học xã hội ở Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên - Trường Sơn, duyên hải miền Trung với 52 bản tham luận khoa học, trong đó 2/3 số tham luận là của các nhà nghiên cứu ở các cục, vụ, trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội - Nhân văn và Bộ Vãn hoá - Thông tin (Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục Bảo tồn bảo tàng,...).

Hội thảo đã đặt ra nhiều vấn đề lí thú, tranh luận sôi nổi giữa các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lí văn hoá để tìm ra được tiếng nói chung về việc xác định nhà rông - ngồi nhà chung truyền thống của Tây Nguyên: hình dáng, kiến trúc, vật liệu xây dựng, quy cách, quy trình xây dựng hay phần hồn với những tín ngưỡng, sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của nó. Câu trả lời thứ nhất của hội thảo là: nhà rông là một di sản văn hoá độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Hàng trăm ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên đã sừng sững tồn. tại với thời gian. Nhà rông - niềm tự hào của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và cả cộng dồng dân tộc Tây Nguyên - Trường Sơn và các tỉnh duyên hải miền Trung với nét độc đáo riêng biệt, dáng vươn cao vứt, bề thế, thể hiện tính vươn lên mạnh mẽ, vượt qua gian lao, vất vả đề tự khẳng định mình trong quá khứ và hiện tại. Sự ra đời của ngôi nhà chung (nhà rông) tự bản chất của nó gắn với những hình thái kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên.

Nhà rông Tây Nguyên được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của núi rừng Tây Nguyên như tranh, tre, gỗ, lồ ô,... và được xây dựng cất trên một khoảng đất rộng. Nằm ngay trong khu vực trung tâm của buôn làng. Chức năng của nhà rông truyền thống là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn việc làng, việc nước, nơi thể hiện các lễ hội - tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hoá truyền thống,... Ngôi nhà chung ấy còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống; chiêng, trống, cồng, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ. Độ cao của ngôi nhà rông truyền thống có khi cao đến 18m và mái nhọn, cao vút, người thợ thù công tài tình, khéo léo chỉ bằng vật liệu của núi rừng mà tạo nên lối kiến trúc độc đáo, bền vững với nhiều loại hoa văn phong phú mà gam màu chủ đạo là màu đen, trắng và nâu đậm.

Một câu hỏi đặt ra trong hội thảo là ngôi nhà rông văn hoá ra đời có làm mất đi những gì vốn có của nhà rông truyền thống hay không? Có nhà nghiên cứu cho rằng nhà rông có vai trò giống như ngôi đình của người Việt, song cũng có đa số ý kiến cho là khác, bởi lẽ theo Giáo sư - Tiến sĩ Lâm Chí Biền (Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật), nhà rông là biểu trưng hướng về cõi dương. Đình làng của người Việt hướng về cõi âm, ở mỗi đình làng người Việt khi xây dựng mái thấp bé, phía trước và sau đình làng dựng theo thuyết phong thuỷ... Điều thống nhất trong hội thảo là đa số các nhà quản lí văn hoá và các nhà khoa học đều cho rằng, nhà rông văn hoá là một thiết chế văn hoá cơ sở hiện nay trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Tiếp thu có chọn lọc nhà rông truyền thống và đưa vào hoạt động như một điểm sinh hoạt văn hoá ở buôn làng, cho dù tên gọi là nhà rông, nhà Gươi, nhà Zơag,... hay có nhà nghiên cứu gọi là ngôi nhà sinh hoạt văn hoá mang hình dáng nhà rông, thì đại đa số vẫn thông nhất chung là chức năng tâm linh và các hoạt dộng việc lùng, việc nước vẫn được tổ chức tại ngôi nhà chung cộng đồng ấy. Nhà rông chỉ có dân tộc Bahna - Zởgao, người zẻ Triêng, Xê Đăng, Zarai ở Bắc Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum) mới có, ngoài ra các dân tộc khác như dân tộc Ê Đê thì chỉ có nhà dài.

Nhà rông - nhà rông văn hoá là một biểu tượng văn hoá rất đáng tự hào của đồng bào các tỉnh Tây Nguyên - Trường Sơn và các tỉnh duyên hải miền Trung. Nhà rông là một di sản văn hoá trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị của nó trong việc bảo tồn và giữ gìn văn hoá dân tộc.

nhà rông liên quan gì đến lịch sử

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 16:36

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng, để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

• Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện),...

 

• Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

đọc nhận ra mạch lập luận.

 

• Bố cục bài viết cần đảm bảo:

Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

 

Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

 

Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cả nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách

Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách thuộc kiểu vă bản thông tin, được viết nhằm mục đích chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách

• Giới thiệu thông tin chính về cuốn sách.

• Tóm tắt nội dung cuốn sách.

• Nêu nhận xét của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách.

• Có thể kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

• Trình bày thông tin mạch lạc.

Phần 1: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc

ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc.

Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến.

Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (giản tiếp hoặc trực tiếp).

Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

Là văn bản kể lại một hoạt động có ích cho xã hội mà bản thân đã tham gia

 Tìm ý, lập dàn bài, viết bài

- Trình bày lần lượt các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia tạo tính logic và có kết thúc

- Cần đảm bảo tính trung thực của lời  kể.

- Kết hợp với yếu tố biểu cả để tăng cảm xúc cho bài viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Chọn một hoạt động xã hội mà em cảm thấy thú vị và có ý nghĩa tích cực đổi với cộng đồng để kể lại, ví dụ: – Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường

– Các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương

– Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước

• Xác định mục đích viết và người đọc (Họ là ai? Họ mong muốn thu nhận được thông tin gì từ bài viết).

• Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách:

– Nhớ lại những hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến.

 – Xem lại những bức ảnh đã chụp trong lẫn tham gia hoạt động xã hội.

— Trò chuyện với những người cùng tham gia để nhớ lại những sự việc đã xảy ra.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: Viết Tử đản y đã lập, em viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, em cần lưu ý:

• Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại.

• Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thế rồi, cuối cùng, nhằm thể hiện trình tự của các sự việc.

• Kết hợp kể với miêu tả (quang cảnh diễn ra hoạt động; thái độ, hành động của những người tham gia,...) và biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của bản thân về hoạt động với những người cùng tham gia) một cách hợp lí trong bài viết.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Em hãy đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau:

1. Phần hấp dẫn nhất trong bài viết là phần nào?

2. Bài viết nên điều chỉnh những gì để hoàn thiện hơn?

Thư Trần Anh
Xem chi tiết
Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 19:18

Tham khảo: 

Những ngày hội làng luôn là những ngày em mong đợi nhất. Bởi trong đó có những hoạt động em rất thích, đó là đấu vật. Mỗi keo vật luôn làm cho mỗi người cảm giác hào hứng, thích thú.

Ngày hội được tổ chức hàng năm ở quê em mỗi dịp xuân về. Mọi người thi nhau đi trẩy hội và xem những trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó phần đấu vật được mọi người mong đợi và xem nhiều nhất. Các đô vật thường là người làng hoặc từ các làng bên cạnh. Em còn nhớ như in những hình ảnh của keo vật ở chung kết hội làng năm nay.

Trước khi bắt đầu trận đấu vật, người trọng tài và hai đô vật có màn chào hỏi ngay trên bục đấu và chào tất cả mọi người đang theo dõi. Phía ngoài sân đấu mọi người hò reo cổ vũ để trận đấu được bắt đầu. Khi trọng tài ra hiệu keo vật bắt đầu thì cả hai đô vật bắt đầu tập trung cao độ để nắm bắt điểm yếu của đối phương. Từng bước di chuyển nhẹ nhàng của người này là sự cảnh giác của người kia. Cuộc chạm trán bắt đầu khi những cả hai đô vật cùng tiến về phía nhau dùng những động tác chủ yếu là kéo và nắm. Những màn vật lộn của hai đô vật thu hút rất đông đảo bà con đến cổ vũ. Cả hai đều khoe sự săn chắc, dẻo dai trong từng động tác của mình.

Đấu vật đã làm cho không khí của lễ hội thêm sôi động hơn, hấp dẫn hơn bởi những màn trình diễn ấn tượng từ các đô vật. Qua đó, khích lệ tinh thần thể thao của mỗi người. Mỗi màn đấu là một màn đọ sức gay cấn và cam go tạo sự thích thú và phấn chấn cho mỗi người xem.

Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Đào Anh Tú
Xem chi tiết
︵✰Ah
9 tháng 2 2022 lúc 17:03

Tham Khảo

Hương hoa ngào ngạt lan tỏa khắp không gian khiến người ta như bị mê hoặc. Và từ lúc nào, bước chân đã tự đưa tôi đến với phiên chợ hoa nơi làng quê thân thuộc. Phiên chợ hoa, lại vào những ngày giáp tết xuân về, càng làm lòng người xốn xang và chờ mong đến lạ kì.

Phiên chợ hoa thường được tổ chức vào ngày 28 đến 30 tháng Chạp hằng năm, khi nhà nhà đang rộn ràng sắm sửa mọi thứ cho mình, cho căn nhà như là một sự chào đón nồng nhiệt nhất mời ông thần tài và hạnh phúc gõ cửa. Buổi chợ hoa, ngay từ những buổi đầu tiên đã luôn rất đông đúc và tấp nập người qua kẻ lại. Từ đầu cổng chợ có thể thấy rất nhiều những chiếc xe đang xếp hàng thẳng đứng trò chuyện với hàng liễu bên bờ sống. Những tia nắng mùa xuân đã chịu xuất hiện sau những ngày đông dài trốn tìm, đang vui tươi nhảy nhót trên vai những bà, những mẹ đang rộn ràng đi chợ, trên cành lá và vắt vẻo trên vòm cây xanh. Những cơn gió thì nhẹ nhàng vuốt má những em nhỏ theo chân mẹ, để đưa làn hương hoa lan tỏa khắp không gian, còn vương trên vạn vật..

Và ở  trung tâm chợ hoa là cả một rừng hoa tuyệt đẹp đang thi nhau khoe sắc., còn có những bông hoa khác, cũng rực rỡ và tràn đầy sức sống. Những bông hoa nở trên mặt mỗi người, từ trên môi, bắt đầu bởi mỗi nụ cười. Những người bán nở những nụ cười rất tươi mời chào khách, họ chào nhau, hỏi thăm nhau. Những người đi xem hoa thì nhộn nhịp, háo hức như đi chẩy hội. Họ xem hoa, họ ngắm hoa, họ gửi lời hỏi thăm mỗi khi gặp những người quen trên đường. Thỉnh thoảng vang lên những lời đôi co trả giá, rồi vẫn kết thúc trong sự hài lòng của người mua và niềm nở của người bán. Họ trao đi lộc và để nhận lại một chút may mắn và hương sắc cho gia đình. Vì thế, người đến thì háo hức, mong chờ, người về thì vui vẻ, thoải mái. Không khí xuân mới trong lành và thoải mái làm sao. Những hạt mưa phùn lất phất nhẹ nhàng hôn lên những cánh hoa e lệ làm nên chuyện tình mùa xuân muôn thuở.

Thấy hoa nở chính là khi xuân về. Những bông hoa không chỉ là vẻ đẹp của tự nhiên mà còn là linh hồn của tạo vật, là sự bình an và ấm no trong cuộc sống và lòng người. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn và cảm nhận điều đó chứ?

Siêu Xe
9 tháng 2 2022 lúc 19:23

Tham khảo

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui, náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt.

Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyên cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỡ sắc màu làm tôi hoa cả mắt. Kẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong những tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi người năm mới tốt lành.

Tony Hiền Phạm
Xem chi tiết
Huỳnh Yến Nhi
5 tháng 5 2017 lúc 18:55

Đề bài: Giới thiệu một trong những di tích, thắng cảnh đặc sắc quê em
Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng chúng ta từ tấm bé đến khi trưởng thành, vì vậy mà đối với mỗi người thì quê hương là một khái niệm vô cùng quen thuộc, thân thiết mà mỗi khi xa quê, nhà nhà thì ta sẽ luôn nhớ về với tất cả tấm lòng thương yêu, trừu mến nhất. Tình cảm đối với quê hương của mình trong cảm nhận của mỗi người có lẽ sẽ có những nét riêng biệt, bởi sự gắn bó của mỗi người là không hề giống nhau. Nhưng, một điểm chung đó chính là tình cảm thương yêu, cảm giác tự hào về quê hương của mình. Ở mỗi vùng miền đều có những đặc trưng riêng về văn hóa, lịch sử, những cảnh sắc, những khu di tích, danh lam thắng cảnh khác nhau, vì vậy gắn liền với cảm giác tự hào thường là những đối tượng cụ thể của quê hương mình. Đối với tôi cũng vậy, quê hương trong cảm nhận của tôi là một vùng đất nhỏ nhưng vô cùng xinh đẹp, giàu giá trị văn hóa, truyền thống, là quê hương của những thắng cảnh nổi tiếng, mà một trong số đó chính là cụm di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những khu di tích nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Hải Dương nói chung, của cả khu vực miền Bắc nói chung. Đây là khu di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử của Việt Nam, nên Côn Sơn – Kiếp Bạc không chỉ đơn thuần là một đại danh văn hóa mà còn thấm đượm hơi thở của lịch sử, của truyền thống lâu đời của đất nước Việt Nam. Bởi vậy mà đối với người dân Hải Dương quê tôi, Côn Sơn – Kiếp Bạc luôn như một biểu tượng kì vĩ của văn hóa, của lịch sử, và đây cũng là một trong những địa danh mà người dân Hải Dương luôn tự hào giới thiệu với bạn bè, với du khách gần xa.

Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc không phải là tên của một di tích mà là hai địa điểm, hai di tích hoàn toàn riêng biệt. Nhưng do cả hai khu di tích này cùng nằm trong một khu vực, khoảng cách cũng không cách xa nhau là mấy, hơn nữa, đối tượng thờ ở hai địa điểm cũng có sự tương đồng nên người ta thường gộp tên gọi của chúng vào với nhau, và cũng từ lâu hai tên gọi của hai địa danh này cũng luôn đi liền với nhau mà không hề tách rời.

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Cụm di tích này thuộc địa phận xã Chí Linh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc được coi là một trong những di tích lịch sử đặc biệt bởi sự hình thành của cụm di tích này gắn bó mật thiết đối với các sự kiện trọng đại, những nhân vật nổi tiếng của lịch sử. Có thể kể đến như: ba lần đại thắng của quân dân nhà Trần trước quân Nguyên Mông vào thế kỉ XIII, hay cuộc kháng chiến suốt mười năm ròng của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh xâm lược vào khoảng thế kỉ thứ XV.

Em hãy giới thiệu về một trong những di tích đặc sắc ở quê hương em

Em hãy giới thiệu về một trong những di tích đặc sắc ở quê hương em

Ngoài ra, đây cũng là cụm di tích gắn liền với tên tuổi của nhiều bậc danh tướng, trung thần nghĩa sĩ thuộc nhiều triều đại như: Trần Quốc Tuấn, đại thi hào Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, Huyền Quang…Ngoài ra, ở Côn Sơn- Kiếp Bạc còn lưu giữ rất nhiều những chứng tích còn lại của các cuộc khởi nghĩa, các cuộc đánh lớn trong lịch sử. Ngày nay, những chứng tích đó được trưng bày trong khu vực nhà bảo tàng ở Đền Kiếp Bạc. Những chứng tích không chỉ là những vật dụng còn sót lại của một cuộc đấu tranh lẫy lừng trong lịch sử, mà đó còn là những chứng nhân quan trọng của lịch sử, nó lưu giữ rất nhiều những giá trị văn hóa, lịch sử của một thời đại anh hùng của dân tộc.

Trước hết, đó chính là đền Kiếp Bạc, tên gọi Kiếp Bạc vốn là tên ghép của hai địa danh là làng vạn Yên, hay còn được gọi với cái tên là làng Kiếp và đại danh Dược Sơn hay còn gọi là làng Bạc. Nằm ở nơi trung tâm của hai khu làng: làng Bạc và làng Kiếp nên người dân đã gọi tên của ngôi đền này là đền Kiếp Bạc, và tên gọi đó vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay. Khu vực xây dựng đền Kiếp Bạc vốn là một thung lũng giàu có, trù phú của xã Chí Linh, xung quanh là núi Bạc bao bọc, tạo thành vị thế đẹp, và vô cùng vững chắc.

Vào khoảng thế kỉ thứ mười ba thì đền Kiếp Bạc chính là nơi đóng quân của quân của quân đội nhà Trần, và là nơi xây dựng vương phủ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, một người anh hùng dân tộc lẫy lừng trong lịch sử dân tộc, gắn liền với chiến công ba lần đại phá quân Nguyên Mông, mang lại độc lập cho dân tộc. Bởi vậy mà khi Trần Quốc Tuấn đã mất thì đến thế kỉ mười bốn, nhân dân xã Chí Linh đã cho xây dựng nên đền thờ tướng quân Trần Quốc Tuấn như một sự tri ân công lao to lớn lớn của ông đối với dân tộc Đại Việt.

Hiện nay, tại di tích Kiếp Bạc còn mở rộng điện thờ, tạc nên những bức tượng thờ của gia quyến Trần Quốc Tuấn, họ cũng là những nhân vật có công lao to lớn đối với lịch sử, như phu nhân Trần Quốc Tuấn, con gái và con rể của ông là tướng quân Phạm Ngũ Lão, hay đền thờ còn thờ các pho tượng của Nam Tào, Bắc Đẩu, bài vị của bốn con trai…Thời gian tổ chức lễ hội đền Kiếp Bạc là vào đúng ngày mất của Hưng Đạo vương, tức là ngày hai mươi tháng tám âm lịch hàng năm. Ngoài ngày mở hội rước tượng thì thời điểm thu hút khách thập phương về đền Kiếp Bạc đông đỏa nhất chính là thời điểm khai xuân, sau tết Nguyên Đán.

Ở trong đền Kiếp Bạc còn một nơi vô cùng linh thiêng, nổi tiếng, đó chính là giếng Ngọc, đây là giếng được làm bằng đá vôi, nước trong vắt, theo tương truyền thì nếu ai thành tâm cầu nguyện và nhấp lấy một ngụm nước giếng thì lời cầu nguyện sẽ trở thành thực trong thực tế. Vì vậy mà mỗi khi đến đền Kiếp Bạc thì mọi người đều đặc biệc dành thời gian đến viếng và uống nước nơi giếng Ngọc. Bên cạnh địa danh đền Kiếp Bạc là Côn Sơn, cách đó khoảng một đến hai ki lô mét đường. Nếu như đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn thì Côn Sơn lại là nơi lập đền thờ vị danh nhân văn hóa nổi tiếng là đại thi hào Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi là một nhà văn nổi tiếng nhưng đồng thời ông cũng là một nhà chính trị xuất sắc, một người hiền thần hết lòng vì dân vì nước. Côn Sơn chính là nơi Nguyễn Trãi lựa chọn khi rời xa chín sự, về sống cuộc sống ẩn dật, chan hòa với thiên nhiên. Điện thờ Nguyễn Trãi được xây dựng khang trang, rộng rãi ở trên núi Côn Sơn, để lên điện thờ thì du khách phải vượt qua một con đường núi tương đối dài. Nhưng phong cảnh dẫn lên điện thờ Nguyễn Trãi vô cùng hùng vĩ, nên thơ. Đó là không gian của cây cối, của núi đá, đường lên còn đưa chúng ta đi qua bàn cờ tiên, nơi mà Nguyễn Trãi khi xưa chơi cờ, hay nơi mỏm đá rêu phơi vô cùng nổi tiếng trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn” đã vô cùng nổi tiếng:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”.

Cụm di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một địa danh lịch sử vô cùng đặc biệt của tỉnh Hải Dương, đến đây mọi người không chỉ được tham quan, thưởng ngoạn những cảnh sắc tươi đẹp của rừng núi mà còn đến một địa danh thiêng liêng mà những bậc hiền tài chọn để lui về ở ẩn. Ta sẽ am hiểu hơn văn hóa, lịc sử của dân tộc thông qua những di tích còn được lưu giữ lại nơi đây.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:58

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Là kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và các thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên

Kiểu văn bản này thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên,...

Gồm các phần:

- Mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích

- Nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên

- Kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích

Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

Là văn bản thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của người viết, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét giải quyết một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ.

- Cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian địa điểm, tên tổ chức, hoặc cá nhân nhận kiến nghị, thông tin về người viết kiến nghị, lí do, nội dung kiến nghị

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc

Gồm các phần:

- Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản kiến nghị, cụm từ tóm tắt, nội dung vấn đề kiến nghị, tên cá nhân tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị.

Ghi rõ tên địa chỉ, thông tin cần thiết về cá nhân, tổ chức làm văn bản kiến nghị

- Nội dung: Nêu vấn đề xã hội cần kiến nghị người có thẩm quyền quan tâm, giải quyết; Nêu rõ các nội dung kiến nghị, đề xuất giải pháp

Kết thúc: Khẳng định lại nguyện vọng của tập thể kiến nghị, ; Lời cảm ơn; kí tên đại diện cùng cả nhóm làm kiến nghị.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong văn bản đó người viết kể lại các sự việc của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả,biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố để tăng sự dinh động cho bài viết.

- Kể lại một hoạt động theo ngôi thứ nhất

- Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động

- Kể lại chân thực

- Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Mở bài: Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc

- Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sắp kể: quang cảnh, không gian, thời gian, kể lại các sự kiện theo trình tự, kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Kết bài: Kể lại giá trị của hoạt động xã hội đã kể, nêu suy nghĩ, tình cảm mà hoạt động gợi ra cho bản thân

Homin
Xem chi tiết
Homin
26 tháng 8 2021 lúc 21:36

ai giúp mik với, mik đang gấp