Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Lâm Việt Hoàng
Xem chi tiết
nguyên thi minh anh
Xem chi tiết
_silverlining
23 tháng 2 2017 lúc 22:24

Có lẽ trên thế giới, ít có dân tộc nào lại phải chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc và kéo dài tưởng chừng bất tận như dân tộc Việt Nam. Vừa kết thúc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp chưa được bao lâu, dân tộc ta lại phải đương đầu với đế quốc Mĩ – một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Trong suốt hai mươi năm, giặc Mĩ đã gây ra những tội ác tày trời ở Việt Nam. Dã man nhất là tội ác có tính hủy diệt thiên nhiên và con người. Với mục đích “tìm diệt” đối phương (tức quân Giải phóng của ta), Mĩ đã cho máy bay rải chất độc hóa học ở nhiều nơi trên chiến trường miền Nam, nhất là miền Trung và Tây Nguyên. Những cánh rừng trụi lá, thân cây cháy đen. Rồi vườn tược, ruộng đồng hoa màu khô héo. Sông suối cũng bị đầu độc. Không một thứ sinh vật nào có thể sống sót dưới những cơn mưa chất độc màu vàng.

Chất độc màu da cam đã để lại di họa nặng nề, khủng khiếp cho hàng chục vạn gia đình. Hàng vạn người đã chết, không ít trẻ em ra đời sau chiến tranh đã trở thành nạn nhân của nó. Vấn đề này đang là thời sự nóng hổi được dư luận trong và ngoài nước quan tâm. Phong trào Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam đã và đang lan rộng khắp nơi, được nhiều người tham gia, ủng hộ.

Khi xem phim ảnh chiếu trên truyền hình và được tiếp xúc với các bạn nhỏ ở làng Hòa Bình trong bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh, em thật sự xúc động và có cảm giác là trái tim như bị một bàn tay vô hình bóp thắt.

Tội ác của giặc Mĩ, di hại của chất độc màu da cam hiển hiện rõ ràng trên những con người tật nguyền, dị dạng. Có bé không chân, có bé không tay, có bé toàn thân đầy lông lá,… nhiều bé chân tay vặn vẹo, không thể đi lại, một số ít may mắn có được hình dáng bình thường thì lại câm điếc hoặc bị bại não… Số phận bất hạnh sẽ đeo bám các em suốt đời. Thử hỏi có ai không động lòng thương trước những bé thơ vô tội ấy?!

Nỗi đau đớn về thể xác của các em đã ghê gớm nhưng nỗi đau đớn, giày vò về tinh thần của các em và gia đình, dòng họ… còn ghê gớm gấp trăm lần. Sinh ra là người mà các em không được quyền sống, học tập và làm việc như bao người khác. Những bệnh tật hiểm nghèo và số phận bất hạnh đeo đẳng các em suốt đời khiến cho hoàn cảnh sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Càng thương xót các nạn nhân, chúng ta càng căm phẫn những kẻ đã gieo rắc tai họa trên đất nước này. Tội ác của chúng là tội ác hủy diệt, đi ngược lại quá trình tiến hóa của tự nhiên, chà đạp thô bạo lên quyền sống của con người. Tội ác khủng khiếp đó đã bị nhân loại tiến bộ trên thế giới đồng thanh lên án.

Từ năm 2004 đến nay, phong trào Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam đã phát triển rộng rãi trên khắp đất nước ta. Hàng triệu tấm lòng, hàng triệu cánh tay, hàng triệu chữ kí sẵn sàng giúp đỡ và đấu tranh cho quyền lợi của các nạn nhân. Các cơ quan, đoàn thể, trường học… đều nhiệt tình hưởng ứng phong trào để góp phần làm vơi bớt nỗi bất hạnh của họ. Tình thương yêu đồng loại, tình cảm dân tộc được thể hiện rõ ràng, cụ thể qua những căn nhà tình thương, những đồng vốn cấp cho các gia đình nạn nhân để xóa đói giảm nghèo, để chữa bệnh…

Gần đây, ủy ban về vấn đề của nạn nhân chất độc màu da cam đã khởi kiện các công ti hóa chất sản xuất và cung cấp chất độc cho quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Sự kiện này đã làm rung động dư luận quốc tế và thức tỉnh lương tri nhân loại. Chắc chắn, những kẻ gây ra tội ác sẽ phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường cho hàng vạn nạn nhân. Chúng ta tin rằng chân lí cuối cùng sẽ chiến thắng.

Thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần của các gia đình nạn nhân là to lớn, không gì bù đắp được. Những việc mà chúng ta làm cho họ dù bao nhiêu cũng vẫn là quá nhỏ, chỉ góp phần xoa dịu nỗi đau chứ không thể nào chấm dứt những nỗi đau khủng khiếp mà họ phải chịu đựng!

Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Không nỗi đau nào riêng của ai (Máu và hoa), nỗi bất hạnh của các nạn nhân nói riêng cũng là nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta hãy cùng nhân loại cất cao tiếng nói phản đối chiến tranh phi nghĩa, ngăn chặn bàn tay tội ác để không bao giờ thảm kịch “chất độc màu da cam” tái diễn ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.
trần phương hoài
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 1 2019 lúc 11:22

Chiến tranh đã lùi xa nhưng di hoạ mà nó để lại vẫn hàng ngày hàng giờ làm bao người Việt Nam đau đớn. Trước tình hình ấy, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ.
Chất độc màu da cam mà Đế quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã tạo nên nỗi kinh hoàng cho thế hệ sau của những người đã từng sống ở những khu vực đó. Những đứa trẻ vô tôi, tật nguyền, dị dạng, vừa chào đời đã phải lìa đời hoặc nếu sống được thì sức khoẻ, trí tuệ thậm chí cả hình hài đều không bình thường… Những sinh linh quái dị và vô tội ấy trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn đến tê tái của người thân, gia đình và của toàn xã hội.
Nguyên nhân nào dẫn đến thảm hoạ ấy? Chính là do sự vô nhân đạo của giới cầm quyền ở một đất nước đã từng tuyên bố về quyền con người trước toàn thế giới. Để thực hiện âm mưu xâm lược của mình, đế quốc Mỹ đã không từ một thủ đoạn nào kể cả việc vi phạm quyền làm người của những trẻ thơ vô tội. Những bọc nước, cục thịt, quái thai hoặc những sinh thể điên dại, vô tri vô giác do chất độc màu da cam không chỉ khiến cho gia đình đau đớn về tinh thần, khốn khổ về vật chất mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội… Những vết thương không mảnh đạn mà đeo bám dai dẳng mãi mãi không lành. Đó chính là tội ác tày trời mà chiến tranh đã gây ra.
Trước tình hình đó nhiều chương trình ủng hộ những nạn nhân chất độc màu da cam đã được tổ chức. Biết bao người đã khóc thương cho những số phận bất hạnh, biết bao chữ ký đã được thu thập để ủng hộ cuộc đấu tranh đòi bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh. Ngày đầu tiên Mỹ rải chất độc chết người này xuống Việt Nam: 10-8-1961 đã trở thành ngày “Vì nạn nhân chất độc màu da cam”. Cả nước Việt Nam đã lập quĩ giúp đỡ các nạn nhân khốn khổ. Đó là việc làm cần thiết để giúp đỡ họ phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau. Nhiều em bé tật nguyền, côi cút đã được chăm sóc, nhiều tổ chức chính quyền, doanh nghiệp, cá nhân đã xây dựng nhà tình nghĩa, tặng xe lăn, tiền, quà, thăm hỏi và giúp đỡ các nạn nhân. Nhiều nhóm tình nguyện viên được thành lập để làm việc tại các trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam… Dẫu biết rằng tất cả những giúp đỡ đó không thể bù đắp được những mất mát đau đớn của họ song đó thực sự là hành động đền ơn đáp nghĩa, phù hợp với truyền thống “tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.
Việt Nam đã cố gắng để xoa dịu nỗi đau chiến tranh, song “ơn phải trả, oán phải đền”. Chính phủ Mỹ và 37 công ty hoá chất đã cung cấp chất độc này cho quân đội Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm về sự vô nhân đạo của mình.
Nỗi đau của những nạn nhân da cam là một nỗi ám ảnh dai dẳng, việc giúp đỡ họ cần phải làm thường xuyên và liên tục. Bởi vậy mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này, tích cực học tập, phấn đấu xây dựng xã hội tốt đẹp mà ở đó mọi người đều được đảm bảo quyền sống và quyền hạnh phúc.

Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 20:06

Nỗi đau màu da cam” có lẽ là cụm từ mà hầu hết các quỹ từ thiện trên thế giới mỗi khi nhắc đến là nhớ đến Việt Nam. Hiếm có quốc gia nào trên thế giới lại chịu chiến tranh kéo dài như Việt Nam. Một mảnh đất nhỏ bé nhưng đã phải chịu 1000 năm Bắc thuộc, rồi 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, rồi đến đế quốc Mỹ. Nhưng chỉ 20 năm kháng chống đế quốc Mỹ- một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Đất nước con người Việt Nam đã phải chịu những hậu quả vô cùng nặng nề. Giặc Mỹ đã gây ra tội ác dã man và tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh cận đại.
Nạn nhân chất độc màu da cam
Năm đó, khi chiến tranh leo thang ở Việt Nam. Hàng loạt những thất bại trên chiến trường đã khiến đế quốc Mỹ trở nên điên cuồng và tàn độc. Với mục tiêu “ tìm diệt” “ biến Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá” Mĩ đã cho máy bay rải chất độc hóa học ở nhiều nơi trên chiến trường miền Nam, nhất là miền Trung và Tây Nguyên. Hàng triệu cánh rừng Việt Nam đã trụi lá, thân cây cháy đen. Ruộng viện khô héo, nguồn nước bị đầu độc. Dưới cơn mưa chất độc màu vàng không một loài sinh vật nào còn sống sót.
Không chỉ tàn phá thiên nhiên, chất độc màu da cam còn ảnh hưởng đến con người. mang di họa đến cho hàng triệu con người trên đất nước hình chữ S. Sự độc ác và cay nghiệt của loại chất độc này là nó không tàn phá những người nhiễm mà lại gây ra hậu quả cho thế hệ sau của người Việt.
Hàng ngàn trẻ em được sinh ra từ những người cha, người mẹ bị nhiễm chất độc màu da. Những đứa con họ sinh ra có thể là những bọc nước,cục thịt ,quái thai hoặc những sinh thể điên dại,vô tri vô giác . Mỗi khi xem những hình ảnh đó trái tim của cũng đều nghẹn lại. Nhưng nỗi đau đâu chỉ có vậy, con dù thế nào cũng là con của mẹ. Để nuôi dưỡng một đứa con bình thường đã khó thì nuôi những đứa con tật nguyền còn khó gấp vạn lần. Dám hỏi xem có ai không động lòng trước những mảnh đời bất hạnh đó!
Sinh ra là người, nhưng các em chẳng được sống kiếp người. Từ học tập, lao động của các em đều khó khăn hơn gấp vạn lần người khác. Những căn bệnh của các em chẳng bao giờ hết, số phận bất hạnh cứ đeo đẳng các em và gia đình. Những khó khăn về vật chất sức khỏe… dường như đã vắt kiệt các gia đình. Đó chính là những vết thương không mảnh đạn mà mãi chẳng lành. Là tội ác mà chiến tranh đã gây nên!
Với mong muốn xoa dịu đi nỗi đau màu da cam, biết bao người đã đứng lên để bảo những con người bất hạnh. Gạt đi những giọt nước mắt, cả dân tộc Việt Nam đã đấu tranh đòi bồi thường cho các nạn nhân chất độc màu da cam. Để nhắc nhở toàn dân tộc luôn nhớ , hướng về những số phận kém may mắn Đảng, nhà nước đã quyết định lấy ngày 10/8/1961 là ngày “ Vì nạn nhân chất độc màu da cam” .
Từ năm 2004 đến này, hàng triệu chữ ký , hàng triệu tấm lòng, hàng triệu cơ quan đoàn thể … đã cùng nhau gây dựng nên nhiều phong trào ý nghĩa với mục đích làm vơi đi những khó khăn, bất hạnh của họ. Những căn nhà tình thương đã được xây nên, Những căn nhà tình thương đã được dựng nên để các em có chỗ che nắng che mưa. Những đồng vốn đã giúp các gia đình xóa đói giảm nghèo. Những chiếc xe lăn giúp các em dễ dàng đi lại, những công việc mới giúp các em tái hòa nhập với cộng đồng trở thành người có ích.
Không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Mà Việt Nam còn tiếp tục đi tìm công lý. Ủy ban các vấn đề của nạn nhân chất độc màu da cam đã quyết định khởi kiện 37 công ty hóa chất sản xuất chất độc màu da cam cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Dù chưa giành được thắng lợi như mong muốn nhưng sự kiện này đã làm chấn động dư luận quốc tế. Đánh thức lương tri của hàng triệu con người . Chúng ta tin chắc rằng rồi một ngày nào đó công lý sẽ được thực thi, lẽ phải sẽ dành chiến thắng. Những kẻ gây ra tội ác sẽ phải chịu sự trừng phạt đích đáng.
Bất hạnh và đau đớn của các nạn nhân chất độc màu da cam còn dai dẳng, sự bù đắp không thể nào hết được. Nhưng cũng chính vì vậy chúng ta cần cố gằng hơn nữa để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Luôn duy trì những hành động đền ơn đáp nghĩa để xứng đáng với những gì mà các lớp cha anh đã ngã xuống để gây dựng nên đất nước Việt Nam độc lập.

Kieu Anh
12 tháng 12 2018 lúc 21:54

A. Mở bài

- Có lẽ trên thế giới ít có dân tộc nào phải chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc và kéo dài như dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc ta kéo dài 20 năm đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc đồng thời là bản cáo trạng tội ác tày trời của đế quốc Mỹ đã gây ra tại VN. Một trong những tội ác dã man nhất có tính hủy diệt thiên nhiên và con người là Mỹ thải chất độc màu da cam xuống những chiến trường miền Nam Việt Nam.

- Với truyền thống " thương người như thể thương thân " cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân da cam phần nào cải thiện đời sống và xoa dịu nỗi đau của họ.

B. Thân bài

1. giải thích

- Đioxin là tên được đặt cho một loại chất độc hại có trong chất độc màu da cam và các chất diệt cỏ khác.

- Ở một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề tại Việt Nam, nồng độ dioxin cao gấp hàng chục lần mức cho phép . Đioxin bịn nhiễm vào cơ thể sẽ gây nên nhiều hậu quả về sức khỏe, không những làm chết người mà còn để lại những di chứng cho nhiều đời sau.

- Khi dioxin được rải xuống , nó không chỉ phá hủy cây cối động vật và con người, nó còn thấm vào nguồn nước ngầm. Khi ai đó ăn phải các loại cây trồng và động vật nhiễm dioxin, nó sẽ bắt đầu tích lũy trong các mô mỡ và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

2. Hiện thực Mĩ rải chất độc màu da cam và hậu quả

- Trong chiến tranh xâm lược ở miền nam VN, Mĩ cho máy bay rải chất độc hóa học ở nhiều nơi trên chiến trường Nam Bộ, nhất là miền Trung và Tây Nguyên. Những cánh rừng trụi lá thân cây cháy đen, vườn tược ruộng đồng cây cối khô héo, sông suối đều bị đầu độc, không một thứ sinh vật nào sống sót dưới những cơn mưa chất độc màu vàng.

- Khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học trong đó 60% là chất da cam, chứ 366 kg dioxin do đế quốc Mĩ rải xuống miền Nam VN từ năm 1961 đến năm 1971.

- Hơn 3 triệu ha rừng bị tàn phá nặng nề , khoảng 4,8 triệu người VN đã bị nhiễm chất độc hóa học này. Khoảng 3 triệu người là nạn nhân của chất độc da cam trong đó có nhiều người thuộc thế hệ thứ 2, 3

- Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với cái chết, hàng trăm nghìn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh bởi chất độc màu da cam.

- Chất độc màu da cam đã để lại di họa nặng nề, khủng kiếp cho hàng chục gia đình, không ít trẻ em sau chiến tranh là nạn nhân của nó. Đây là một vấn đề dư luận nóng bỏng được dư luận trong và ngoài nước quan tâm...

* Nguyên nhân của hiện tượng:
- Do dã tâm tàn ác, sự vô nhân đạo, bất chấp tất cả vì âm mưu xâm lược của Đế quốc Mĩ đã gây nên nỗi đau khủng kiếp cho con người và dân tộc VN.

* Thái độ của chúng ta đối với hiện trạng trên:
- Chúng ta phải kịch liệt lên án hành động vô nhân đạo , mất nhân tính của Đế Quốc Mĩ trong chiến tranh.

- Kêu gọi nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới hãy đoàn kết, chống chiến tranh, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, lên án và yêu cầu Mĩ phải có trách nhiệm với những việc làm tàn ác đó.

3. Hiện tượng cả nước lập quỹ

- Chất độc da cam đã để lại di họa khủng khiếp cho hàng triệu người . Vì thế toàn xã hội đều hướng về những nạn nhân này bằng tấm lòng cảm thông chia sẻ và đặc biệt là phát động phong trào gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.

- Từ năm 2004 đến nay, phong trào chung tay xoa dịu nỗi đau da cam đã phát triển rộng rãi trên khắp đất nước. Qũy của tổ chức mặt trận tổ quốc VN, đài truyền hình VN, các tổ chức XH khác từ trung ương đến địa phương , hàng triệu tấm lòng, hàng triệu cánh tay, hàng triệu chữ kí sẵn sàng giúp đỡ và đấu tranh cho quyền lợi của các nạn nhân. Các cơ quan đoàn thể, các trường học , bệnh viện ,.. đều nhiệt tình hưởng ứng phong trào này

- Chính phủ luôn khuyến khích , tạo điều kiện và cấp kinh phí cho một số tổ chức tự nguyện giúp đỡ, chăm sóc sức khỏe , cải thiện đời sống , học nghề và tìm việc làm cho nạn nhân chất độc da cam như làng Hòa Bình, Làng Hữu Nghị , các trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng cho người khuyết tật

- Từ tháng 1 năm 2004 đến 31/10/2011 ,nhân dân cả nước, kiều bào nước ngoài và bạn bè quốc tế đã ủng hộ nạn nhân chất độc da cam dioxin VN 345,1 tỉ đồng. Số tiền đó được sử dụng để xây dựng 1845 ngôi nhà tình nghĩa, 5 cơ sở nuôi dưỡng bán trú, cấp 1260 suất học bổng, 472 suất tìm việc làm và trợ cấp vốn sản xuất bão lũ, khám chữa bệnh, tặng quà tết hàng năm.

- Năm 2004, hội và một số nguyên đơn gửi đơn tới tòa án sơ thẩm của Mĩ kiện 37 công ty hóa chất đã cung cấp chất độc hóa học cho quân đội Mĩ sử dụng trong chiến tranh VN. Vụ kiện đã dành thắng lợi tạo một bước chuyển biến mới về nhận thức tác động đến hàng động và thái độ của chính quyền Mĩ trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam ở VN.

* Nguyên nhân:

- Tất cả những việc làm trên vẫn là nhỏ bé so với những gì là mất mát , đau đớn mà các nạn nhân chất độc da cam phải chịu đựng nhưng đó là tấm lòng, sự chia sẻ, sự cảm thông con người của đất nước VN.

* Ý nghĩa của phong trào :
- An ủi về tinh thần đối với nạn nhân và gia đình của họ

- giúp các nạn nhân phần nào bớt đi những khó khăn thường ngày

- thể hiện truyền thống đạo lí của dân tộc : yêu thương , đùm bọc , giúp đỡ lẫn nhau , giúp họ cảm nhận được sự ấm áp của tình đồng bào

* Hành động và bài học :
- Em phải nhận thức được đây là việc làm có ý nghĩa và đáng được khích lệ

- Bản thân em và gia đình đều phải nhiệt tình ủng hộ và hưởng ứng phong trào giúp nạn nhân chất độc da cam, mong có nhiều tấm lòng hảo tâm ủng hộ phong trào này.

C. Kết bài
- Đưa ra lời kêu gọi mọi người cùng nêu cao tinh thần đoàn kết , ngăn chặn chiến tranh để không còn những hiện tượng khủng kiếp như chất độc da cam của đế quốc mĩ

- Tuyên truyền vận động mọi người cùng chung tay hưởng ứng phong trào lập quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam

Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
22 tháng 9 2019 lúc 16:42

Đáp án C

Chất độc Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam gây ảnh hưởng lớn

đến sức khỏe con người đó là chất động màu da cam (ddioxxin)

Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
13 tháng 8 2019 lúc 12:32

Chọn đáp án C.

Chất độc màu da cam là một loại thuốc diệt có có tạp chất đioxin. Đây là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Một trong số đó là TCDD (công thức phân tử: C12H4O2Cl4) được biết đến là nhóm độc nhất. TCDD là viết tắt của 2,3,7,8-tetraclođibenzo-p-đioxin, cấu tạo như sau

Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
30 tháng 10 2018 lúc 13:57

Đáp án C

Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
10 tháng 11 2017 lúc 12:25

Đáp án C

Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
7 tháng 3 2019 lúc 11:21

Đáp án A

Giải:

Đếm số C, H, O => C8H6O3Cl2; C8H5O3Cl3; C12H4O2Cl

Thục Anh Đào
Xem chi tiết
Hoàng Ngân Hà
16 tháng 4 2022 lúc 13:11

1. Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến các loài sinh vật khác?

- Ảnh hưởng: Thực vật đóng vai trò quan trọng trong chuỗi mắt xích thức ăn. Nếu không có thực vật các sinh vạt trong chuỗi mắt xích sẽ không có nguồn thức ăn để tiếp tục sinh trưởng và phát triển. 

2. Điều đó thể hiện vai trò gì của thực vật?

- Vai trò: Thực vật có vai trò vô cùng quan tọng trong chuỗii mắt xích thức ăn. Thực vật cũng là nguồn thức ăn để nuôi sống vô số các loài sinh vật khác.

=> Cho nên, có thể nói vai trò của thực vật là vô cùng quan trọng.