Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Thọ , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 10
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

a. Tầm quan trọng của sx lương thực ở ĐBSH là:

- cung cấp lương thực cho người dân

- cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

- cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến

- cung cấp một nguồn hàng xuất khẩu quan trọng là cơ sở để đa dạng hóa sx nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực

b. Điều kiện thuận lợi và khó khăn để sx lương thực

* thuận lợi:

- đây là đb châu thổ lớn thứ 2 cả nước, địa hình bằng phẳng, thuận lợi sử dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp ( sử dụng máy cày máy kéo để làm đất trồng cây lương thực)

- ĐBSH có đất đai phù sa màu mỡ nhất cả nước thuận lợi để thâm canh lúa nước

- ĐBSH hằng năm lấn biển 80m về phía ĐN để mở rộng diện tích đất trồng lúa

- ĐBSH có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thuận lợi cho thâm canh lúa nước. Ngoài ra vùng còn sx thêm cây ngô đông ( đã trở thành ngành sx chính)

- ĐBSH có nguồn nước phong phú với mạng lưới sông ngòi dày đặc lượng mưa lớn đã cung cấp nước tưới cho sx nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển

- Tài nguyên quý nhất của ĐBSH là đất phù sa trên 1 triệu ha ( đứng thứ 2 sau ĐBSCL) đât phù sa màu mỡ nhất cả nước làm cho vùng có NSL đứng thứ 1 cả nước

- ĐBSH có nguồn LĐ dồi dào, vùng có trên 8 triệu LĐ chiếm trên 50% dân số, người dân giàu kinh nghiệm trồng lúa nước ( vì ĐBSH là quê huơng của cây lúa nước)

* khó khăn

- nhiều diện tích đất đai đang sử dụng đã bạc màu, nhiễm mạn và nhiễm phèn làm cho NSL thấp

- bình quân đất nông nghiệp đầu người thấp và có xu huớng giảm

- ruộng đất thì bị chia cắt nhỏ, manh mún , lạc hậu, ảnh huởng đến sx nông nghiệp

- ĐBSH ảnh hhưởng của nnhiều thiên tai như bão lũ lụt , nắng nóng , hạn hán, rét đậm , rét hại.....

Câu trả lời:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta do những

thuận lợi sau đây:

a. Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng nhất làm cho đồng bằng trở thành vựa

lúa lớn nhất của cả nước.

- Các loại tài nguyên quan trọng nhất:

+ Đất đai: Diện tích 4 triệu ha, trong đó diện tích trồng lúa khoảng 2,8 triệu ha. Bình

quân đất trồng lúa theo đầu người gấp 3 lần so với đồng bằng sông Hồng.

Đất phù sa màu mỡ do được phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp. Đặc biệt là dải phù sa

ngọt dọc theo sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt nhất để trồng lúa.

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ cao, biên độ nhiệt ít dao động trong năm.

Có một mùa mưa, một mùa khô, ít có bão, thời tiết ổn định là điều kiện cho cây lúa có thể

phát triển quanh năm (có thể phát triển 3 vụ lúa: vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ mùa).

+ Nguồn nước dồi dào. Tổng lượng nước của hệ thống sông Cửu Long rất lớn. Hệ thống

kênh rạch chằng chịt. Nước có ý nghĩa lớn đối với việc thau chua, rửa mặn. Sông ngòi,

kênh rạch còn là con đường giao thông thuận tiện.

b. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi đông dân. Đây là nguồn lao động dồi dào, thị

trường tiêu thụ tại chỗ quan trọng. Đó là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất.

c. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư, cải tạo về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất

– kĩ thuật để biến vùng này trở thành vùng trọng điểm lúa hàng hoá lớn nhất của cả nước

và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Câu trả lời:

So với các vùng khác trong nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh chủ yếu sau đây:

a) Về vị trí địa lí

Kề bên đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Cămpuchia.

Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế.

b) Về tự nhiên

• Đất:

Đất badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng); đất xám bạc màu (phù sa cổ).

Thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.

• Khí hậu, nguồn nước:

Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Hệ thống sông Đồng Nai (giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ).

• Khoáng sản

Dầu khí (trên thềm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn.

Các khoáng sản khác (sét, cao lanh).

• Sinh vật:

Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp và du lịch.

Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản.

c) Về kinh tế – xã hội

• Nguồn lao động:

Nguồn lao động dồi dào;

Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.

• Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện (giao thông, thông tin liên lạc).

• Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp.

Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu.

Vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.

• Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước).