Qua đoạn văn bản dưới đây, nêu 1 số đặc điểm của rừng xanh quanh năm:
''Cả tuần nay, chúng tôi len lỏi trong rừng cây rậm rạp, phải dùng dao vất vả lắm mới mở được......
(SGK trang18, địa lý 7)
Với Ngữ văn 7 tập hai, em đã được tìm hiểu sâu về một số thể loại văn bản mới, chưa học trước đó. Nêu tên và đặc điểm nổi bật của các thể loại này kèm danh mục văn bản cụ thể vào bảng sau:
STT | Tên thể loại văn bản | Đặc điểm nội dung | Đặc điểm hình thức | Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STT | Tên loại, thể loại văn bản | Đặc điểm nội dung | Đặc điểm hình thức | Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học |
1 | Truyện ngụ ngôn | Trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống | - Hình thức tự sự cỡ nhỏ - Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió | - Đẽo cày giữa đường - Ếch ngồi đáy giếng |
2 | Tục ngữ | Đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống. | - Sáng tác ngôn từ dân gian - Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu. | Một số câu tục ngữ Việt Nam |
3 | Truyện khoa học viễn tưởng | - Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán. - Đề tài: thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối với sự sống ngoài Trái Đất,... - Không gian: Không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương), ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ Mặt Trời hay trong những thiên hà xa xôi khác),... - Thời gian: thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm. - Cốt truyện: gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên những giả thuyết, dự báo và quan niệm khoa học. - Nhân vật chính: thường có sức mạnh thể chất phi thường do những tác động của các nhân tố khoa học nào đó, có cấu tạo hoặc khả năng kì lạ, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh. | - Thường có tính chất li kì. - Sử dụng cách viết lô-gíc nhằm triển khai những ý tưởng mới về viễn cảnh hay công nghệ tương lai | - Cuộc chạm trán trên đại dương - Đường vào vũ trụ |
Câu 1: Em hiểu thế nào là thơ mới ?Nêu đặc trưng cơ bản của thơ mới?
Câu 2: Phân tích tâm trạng con hổ trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ
Câu 3: Cảm nhận của em về khổ 3 trong bài Nhớ rừng
1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá về những nét đặc sắc này.
1.2. Để viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện, cần chú ý:
- Việc phân tích và nhận xét, đánh giá về truyện phải bám sát nội dung, hình thức của tác phẩm.
- Trước khi viết, cần tìm ý và lập dàn ý. Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)
- Các nhận xét, đánh giá trong bài văn về tác phẩm truyện, đặc biệt là các nét đặc sắc nghệ thuật, phải rõ ràng, đúng đắn, có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Nên kết hợp nêu các yếu tố cần phân tích với việc phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về yếu tố ấy.
- Bài văn phân tích tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản.
- Chất trữ tình: Tác phẩm cho thấy tình cảm yêu quý, trân trọng đối với cốm - một thức quà của thiên nhiên. Những tình cảm đó được bộc lộ gián tiếp qua cách miêu tả và bộc lộ trực tiếp bằng những từ cảm thán
- Đề cập đến thông tin cụ thể có thực về làng Vòng
- Cái tôi của người viết: hiện ra rõ nét qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ của tác giả về cốm từ đó gợi nhắc về giá trị văn hóa và truyền thống tinh thần của nhân dân ta.
- Ngôn ngữ: giản dị, giàu hình ảnh và chất trữ tình. Lời văn, giọng điệu uyển chuyển và sáng tạo.
theo kế hoạch, đội sản xuất phải trồng 15 ha rừng trong một năm.
a, nửa năm đầu đội đã trồng được 7,8 ha rừng. hỏi trong nửa năm đầu đội đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch cả năm?
b, đén hết năm đội đã trồng tất cả 16,8 ha rừng, hỏi đội đó đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm và vượt mức kế hoạch bao nhiêu phần trăm
Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?
a. Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?
b. Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ? Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?
a.
- Câu phủ định: “Họ chẳng qua…mà thôi.” do có từ mang nghĩa phủ định "chẳng".
- Câu để hỏi: “Tổng đốc họ Tôn…sao cho nổi?”; “Nhưng còn nhà nước của ta thì sao?”; “Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?” do chứa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"
b.
- Câu phủ định: “Tự vương trẻ tuổi…sao không nói cho rõ?” do có từ mang nghĩa phủ định “chưa”.
- Câu để hỏi: “Bấy giờ, nhân khi ta thắng,…hay sao?” do trong câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"
Hãy chỉ ra một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản trên.
Một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản là:
- Tác giả đã kể lại, miêu tả lại vẻ đẹp của đặc sản ở Trùng Khánh: đó chính là hạt dẻ, rừng dẻ.
- Bên cạnh việc kể và miêu tả nhà văn còn thể hiện sự độc đáo trong những nét chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc yêu mến, tự hào về nét đẹp sản vật ấy.
- Chất trữ tình vô cùng rõ nét với sự giao hòa cảm xúc giữa thiên nhiên và con người.
- Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình
Nêu những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới - văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
- Nền văn học được hiện đại hóa.
- Nhịp độ phát triển mau lẹ.
- Phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học.
Cảnh quan chủ yếu ở đới lạnh là:
A. Xa van B. Rừng rậm xanh quanh năm C . Đài nguyên D. Rừng thưa
Trong đới ôn hòa loại gió thường xuyên ảnh hưởng đến thời tiết khí hậu là.
A. Gió tín phong B. Gió mùa tây Nam C.Gió tây ôn đới D. Gió đất, gió biển