1W=?kWh
1W=?kWh
1 W = 1 W.s
1 W.s = 1 W.\(\dfrac{1}{3.600}h\) = \(\dfrac{1}{3.600}\) W.h
\(\dfrac{1}{3600}\) W.h = \(\dfrac{\left(\dfrac{1}{3.600}\right)}{1000}\) kWh = \(\dfrac{1}{3.600.000}\) kWh
Vậy 1 W = \(\dfrac{1}{3.600.000}\) kWh
Câu 20: Chỉ số hiển thị trên công tơ điện của nhà Nga tháng 9 là 4556 kWh đến tháng 10 chỉ số công tơ hiển thị 4706 kWh. Vậy trong 1 tháng nhà Nga tiêu thụ bao nhiêu kWh?
150 kWh
110 kWh
120 kWh
130 kWh
Tính tiền điện
Mức điện tiêu thụ | Giá bán điện (đồng/kWh) |
Bậc 1 (từ 0 đến 50 kWh) | 1 678 |
Bậc 2 (từ trên 50 đến 100 kWh) | 1 734 |
Bậc 3 (từ trên 100 đến 200 kWh) | 2 014 |
Bậc 4 (từ trên 200 đến 300 kWh) | 2 536 |
Bậc 5 (từ trên 300 đến 400 kWh) | 2 834 |
Bậc 6 (từ trên 400 kWh trở lên) | 2 927 |
Bảng 6.2 (Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày 20-3-2019)
a) Dựa vào Bảng 6.2 về giá bán lẻ điện sinh hoạt, hãy tính số tiền phải trả ứng với mỗi lượng điện tiêu thụ ở Bảng 6.3:
Lượng điện tiêu thụ (kWh) | 50 | 100 | 200 |
Số tiền (nghìn đồng) | ? | ? | ? |
Bảng 6.3
b) Gọi x là lượng điện tiêu thụ (đơn vị kWh) và y là số tiền phải trả tương ứng (đơn vị nghìn đồng). Hãy viết công thức mô tả sự phụ thuộc của y vào x khi 0 ≤ x ≤ 50.
a) Số tiền phải trả tương ứng với lượng điện 50kWh là:
\(50.1,678 = 83,9\) (nghìn đồng)
Số tiền phải trả tương ứng với lượng điện 100kWh là:
\(50.1,678 + (100 - 50).1,734 = 170,6\)(nghìn đồng)
Số tiền phải trả tương ứng với lượng điện 200kWh là:
\(50.1,678 + (100 - 50).1,734 + (200 - 100).2,014 = 372\)(nghìn đồng)
Điền vào bảng ta có:
b) Công thức mô tả sự phụ thuộc y vào x khi\(0 \le x \le 50\) là:
\(y = 1,678.x\)
Giá tiền điện hàng tháng ở nhà bạn Nhung được tính như sau:
Mức 1: tính cho 50 kWh đầu tiên.
Mức 2: tính cho số kWh từ 51 đến 100 kWh, mỗi kWh đắt hơn 51 đồng so với mức 1.
Mức 3: tính cho số kWh từ 101 đến 200 kWh, mỗi kWh đắt hơn 258 đồng so với mức 2.
Mức 4: tính cho số kWh từ 201 đến 300 kWh, mỗi kWh đắt hơn 482 đồng so với mức 3.
Mức 5: tính cho số kWh từ 301 đến 400 kWh, mỗi kWh đắt hơn 275 đồng so với mức 4.
Mức 6: tính cho số kWh từ 401 đến 500 kWh, mỗi kWh đắt hơn 86 đồng so với mức 5.
Ngoài ra, người sử dụng điện còn phải trả thêm 10% thuế VAT. Tháng vừa rồi nhà bạn Nhung đã sử dụng hết 125 kWh và phải trả 224.290 đồng. Hỏi tính xem mỗi kWh ở mức 2 giá bao nhiêu đồng?
theo quy định, mức đầu tiên từ 1kwh đến 50kwh là x đồng/kwh; mức thứ hai từ 51 kwh đến 100 kwh tăng thêm y đồng/kwh so với mức đầu tiên; mức thứ ba từ 101 kwh đến 200 kwh tăng thêm z đồng/kwh so với mức thứ hai. tháng 11 năm 2017. gia đình bạn lan tiêu thụ 130 kwh. nhờ tiết kiệm, tháng 12 năm 2017 gia đình lan chỉ tiêu thụ 85 kwh. hãy viết biểu thức tính giá tiền điện của gia đình lan trong tháng 11 và trong tháng 12
Tính tiền phải trả , biết 150 Kwh đầu tiên tính theo giá 1500 đ cho 1 Kwh. Số Kwh còn lại tính theo giá 3000 đồng cho 1 Kwh
Bậc 1 | Cho kWh từ 0 đến 50 | 1.484 vnđ/kWh |
Bậc 2 | Cho kWh từ 51 đến 100 | 1.533 vnđ/kWh |
Bậc 3 | Cho kWh từ 101 đến 200 | 1.786 vnđ/kWh |
Bậc 4 | Cho kWh từ 201 đến 300 | 2.242 vnđ/kWh |
Bậc 5 | Cho kWh từ 301 đến 400 | 2.503 vnđ/kWh |
Bậc 6 | Cho kWh từ 401 trở lên | 2.587 vnđ/kWh |
Với cách tính giá điện như trên . Trong tháng 11 nhà Lan tiêu thụ 428kWh điện, phải trả bao nhiêu tiền.Biết rằng số tiền phải trả bằng tổng tiền điện và 10% thuế VAT trên tổng số tiền đó.
Một bóng đèn loại 220 V – 100 W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là:
A. 220 kWh B 100 kWh C. 1 kWh D. 0,1 kWh
Để khuyến khích tiết kiêm điện, giá bán lẻ điện sinh hoạt năm 2022 được tính theo lũy tiến, nghĩa là sử dụng càng nhiều thì giá mỗi kWh càng tăng theo các mức như sau:
Mức 1: Tính cho 50 kWh đầu tiên
Mức 2: Tính cho số kWh từ 51 đến 100 kWh, mỗi kWh ở mức 2 cao hơn 56 đồng so với mức 1.
Mức 3: Tính cho số kWh từ 101 đến 200 kWh, mỗi kWh ở mức 3 cao hơn 280 đồng so với ở mức 2.
Mức 4: Tính cho số kWh từ 202 đến 300kWh, mỗi kWh ở mức 4 cao hơn 522 đồng so với mức 3.
…
Ngoài ra, người sử dụng điện còn phải trả thêm \(10\% \) thuê giá trị gia tăng.
Tháng vừa rồi nhà bạn Minh đã sử dụng hết 185 kWh và phải trả 375 969 đồng. Hỏi mỗi kWh ở mức 3 giá bao nhiêu tiền?
Vì nhà bạn Minh đã dùng hết 185 kWh nên số tiền nhà bạn Minh sẽ trả ở 3 mức.
Mức 1: Nhà bạn Minh phải trả cho 50 kWh (50 kWh đầu tiên).
Mức 2: Nhà bạn Minh phải trả cho 50 kWh (từ 51 đến 100 kWh).
Mức 3: Nhà bạn Minh phải trả cho 85 kWh (từ 101 kWh đến 200 kWh).
Gọi số tiền phải trả cho 1 kWh ở mức 50 kWh đầu tiên là \(x\) (đồng). Điều kiện \(\left( {x > 0} \right)\).
Do đó, số tiền nhà bạn Minh phải trả cho mức đầu tiên là \(50x\) (đồng)
Vì số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 2 cao hơn 56 đồng so với mức 1 nên số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 2 là \(x + 56\) (đồng)
Do đó, số tiền nhà bạn Minh phải trả cho mức 2 là \(\left( {x + 56} \right).50\) (đồng).
Vì số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 3 cao hơn 280 đồng so với mức 2 nên số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 3 là \(x + 56 + 280\) (đồng)
Do đó, số tiền nhà bạn Minh phải trả cho mức 3 là \(\left( {x + 56 + 280} \right).85\) (đồng).
Tổng số tiền điện mà nhà bạn Minh phải trả theo số điện là:
\(50x + 50.\left( {x + 56} \right) + 85.\left( {x + 56 + 280} \right) = 50x + 50x + 2800 + 85x + 4760 + 23800\)
\( = 185x + 31360\) (đồng)
Vì số tiền thực tế nhà bạn Minh phải trả có thêm \(10\% \) thuế giá trị gia tăng nên số tiền thức tế nhà bạn Minh phải trả là:
\(\left( {185x + 31360} \right).110\% = \left( {185x + 31360} \right).1,1 = 203,5x + 34496\) (đồng)
Vì nhà bạn Minh đã trả 375 969 đồng nên ta có phương trình
\(203,5x + 34496 = 375969\)
\(203,5x = 375969 - 34496\)
\(203,5x = 341472\)
\(x = 341472:203,5\)
\(x = 1678\) (thỏa mãn điều kiện)
Số tiền phải trả cho 1 kWh ở mức 1 là 1 678 đồng.
Do đó, số tiền phải trả cho 1 kWh ở mức 3 là: \(1678 + 56 + 280 = 2014\) (đồng)
Vậy mỗi kWh ở mức 3 phải trả 2014 đồng.