Những câu hỏi liên quan
Trương Võ Thanh Ngân
Xem chi tiết
lê trần văn minh
15 tháng 1 2018 lúc 21:09
Đánh đập con cái – hành vi bạo lực gia đình đáng lên án 14:45 - 20/06/2016 (BLGĐ)- Thời gian qua, nhiều vụ việc bố mẹ đánh đập, hành hạ con cái, trong đó có nhiều trường hợp gây hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tình trạng này hiện rất đáng báo động.
Hành vi đánh đập, hành hạ con cái gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự phát triển về thể chất và tinh thần của con (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Ở Phú Yên trước đây, mỗi khi có ai nhắc đến người cha Nguyễn Tường Thuận, hai anh em sinh đôi Nguyễn Tường Quang, Nguyễn Tường Vinh (13 tuổi) ở thôn Chí Thạnh, thị trấn Chí Thạnh, Tuy An, Phú Yên, lại co rúm người sợ hãi. Đối với các cháu, người cha ấy là một hung thần.


Mẹ mất. Từ 3h sáng hai anh em Vinh - Quang phải thức dậy, nhảy theo xe đò đi 30 km đến thị trấn Sông Cầu bán vé số. Mãi đến tối mịt, chúng mới về nhà, giao hết số tiền kiếm được trong ngày cho cha. Dù vậy, hai đứa vẫn thường xuyên phải gánh chịu những trận đòn vô cớ, hết sức dã man của ông Thuận.


Trong cơn say triền miên, người cha trút những trận đòn chí tử lên thân thể của hai đứa con. Nhiều khi giữa đêm khuya, ông dựng chúng dậy để đánh... Không ít lần, ông còn buộc con đi ăn trộm của hàng xóm. Hai đứa không làm, ông trói lại, đánh nhừ tử rồi đem vứt xuống cống. Quá lo sợ, sau đó hai đứa trẻ ngủ vật vờ ở vỉa hè, góc chợ mà không dám về nhà. Bà con thương xót cho Vinh - Quang cơm ăn, ngủ nhờ liền bị ông Thuận chửi bới, vác dao đòi giết họ.


Ủy ban Dân số Gia đình và trẻ em tỉnh Phú Yên và huyện Tuy An phản ứng quyết liệt trước hành vi của ông Thuận và có công văn đề nghị tòa án tước quyền làm cha của người đàn ông này với hai con. Tòa đã tuyên hạn chế quyền làm cha của trường hợp này trong 5 năm. Bản án đã có hiệu lực, song ông Thuận vẫn là nỗi lo thường trực của bọn trẻ khi thỉnh thoảng, ông vẫn tìm hai đứa để đánh đập.


Tại Quảng Ngãi, nạn nhân của vụ bạo hành là em bé 10 tuổi, Nguyễn Thục Phi ở thôn Hiệp Phổ Tây, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành. Từ nhỏ, Phi đã bị cha mẹ bỏ rơi và được cặp vợ chồng Nguyễn Mùi - Đoàn Thị Hồng Yến nhận làm con nuôi. Hàng ngày, em vừa đi học, vừa ở nhà phụ giúp ông bà rửa chén, bát ở quán bún tại nhà. Nhiều lần, hàng xóm đã chứng kiến cảnh em do sơ sẩy bưng bún, phở cho thực khách bị rơi vãi và bị vợ chồng bà Yến, ông Mùi dọa nạt, đánh đập.


Đỉnh điểm của vụ việc là khi người cha nuôi phát hiện mất 500.000 đồng để trong tủ và nghi ngờ bé Phi ăn cắp. Khi nghe Phi trả lời chỉ lấy 20.000 đồng và đã mua mỳ ăn, vợ chồng ông Mùi đã đóng cửa thay phiên nhau đánh, đạp bé Phi dã man khiến bé bị biến dạng cả khuôn mặt, tinh thần hoảng loạn.


Tại Hải Dương, người cha đẻ Nguyễn Văn Ngữ (xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ) đã hành hạ dã man hai con của mình với những hành vi tàn độc: Bắt con ăn phân người, phân gà, dùng tay chân đấm đá con, bắt con cởi truồng đi từ nhà đến trường, cởi truồng khi có đám ma đi qua...


Nạn nhân là Nguyễn Phạm N.Q (con gái lớn, sinh năm 1998) và Nguyễn Phạm H.K (con trai út, sinh năm 2002). Hành vi ngược đãi này diễn ra từ lâu nhưng người dân không ai dám can thiệp vì sợ trả thù. Nhưng điều không ai có thể tưởng tượng được là người cha này lại có kiểu giáo dục con bằng việc bắt các con ăn phân.


Phạm bị bố bắt ăn phân tổng cộng là 3 lần, 2 lần ăn phân người vì viết sai từ, một lần ăn phân gà vì mải chơi. Còn Như nhớ rõ lần bố phạt bắt hai chị em ăn phân chỉ vì bố giao việc quên chưa làm. Có hôm hai chị em còn bị bố lôi ra tát, đánh rồi bắt úp mặt vào hố xí, thò tay moi phân lên ăn. Những hành vi của người cha táng tận lương tâm đã để lại nỗi sợ hãi không dễ gì xóa bỏ trong lòng các em. Thậm chí, khi đã về nhà bà ngoại, chúng vẫn còn sợ bố nhờ người đến bắt về, có người lạ vào là chạy đi trốn vì sợ phải về ở cùng bố.


Trung tuần tháng 8/2015, người dân ở ấp Bào Nhàn, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau phát hiện cháu H. (9 tuổi) ngồi khóc một mình, tinh thần hoảng loạn, quần áo cáu bẩn, dính nhiều phân gà. Cháu H. cho biết, do đi chơi về muộn, nên bị mẹ ruột đánh đập rồi đuổi đi không cho vào nhà ngủ. Đợi tới khuya em buồn ngủ nên phải vào chuồng gà ngủ.


Tại Quảng Ngãi, ngồi co rúm người trên giường ở khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa, đôi mắt bầm tím của Trần Tự vẫn chưa hết sợ hãi vì những trận đòn roi của cha ruột là ông Trần Thời (41 tuổi) giáng xuống thân thể nhỏ bé của em. Các bác sĩ cho biết, Tự không chỉ bị thương bầm tím ở mắt, cổ, phần mông, lưng, hai đùi, hai tay mà trên đầu còn có nhiều vết thương cũ, mới chi chít.


Cậu bé 9 tuổi bảo, sợ nhất là những lúc ba tức giận, gào lên rồi dùng bàn tay chai sần tát thẳng vào mặt khiến mắt mũi tối sầm. Sau khi bị bắt khẩn cấp vì bị cho là bạo hành con ruột, tại cơ quan điều tra, ông Thới thừa nhận đã dùng hai cây mì đánh con trai "vì không chịu nghe lời, ham chơi".


Tại Bình Dương, câu chuyện của bé Đỗ Thị Kim Ngân 4 tuổi bị cha dượng là Đỗ Trọng Minh (27 tuổi, ngụ TP Biên Hoà, Đồng Nai) và mẹ ruột Nguyễn Thị Thuỳ Trang (26 tuổi, quê Vĩnh Long) đánh đập dã man gây thương tích nghiêm trọng. Trang và Minh liên tục cho rằng vì con ngang ngược nên dùng roi dạy dỗ con. Trận đòn như tra tấn với bé gái mới 4 tuổi như trói tay bắt quỳ 4 giờ, đánh liên tiếp vào mặt, đầu, mình… khiến cháu chấn thương sọ não, la hét trong cơn mê sảng khi được cấp cứu tại bệnh viện.


Xót xa hơn, cô bé Nguyễn Thị Hà sinh năm 1996 (Phường Đống Đa, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai) đã tự tử sau khi bố mẹ mắng nhiếc đánh đập thậm tệ. Ngày hôm đó, Hà bị nghi ngờ làm mất tám trăm ngàn đồng của mẹ nên tối đó cô phải nhận những trận "mưa đòn". Do quá buồn chán, Hà mặc cảm nghĩ rằng không còn ai tin tưởng yêu thương mình. Cô bé nghĩ quẩn rồi ra Biển Hồ - Tp.Pleiku tự vẫn với lá thư tuyệt mệnh gửi cha mẹ của mình.


Tình trạng cha mẹ ngược đãi con cái xảy ra phổ biến hiện nay xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân ý thức pháp luật của người dân còn kém, công tác thực thi pháp luật chưa thật sự nghiêm túc, một số quy định về hình thức xử phạt còn nhẹ…


Rất nhiều ông bố bà mẹ hiện nay vẫn có suy nghĩ: không đánh thì chúng không sợ, đòn đau mới nhớ dai, các cụ dạy “thương cho roi cho vọt”... Điều đáng nói là họ thiếu hiểu biết về pháp luật, không phân biệt được giữa phạt con và bạo hành trẻ em.


Một số người cho rằng việc đánh con được xem như một ‘hình thức giáo dục của gia đình’ dẫn đến việc nhiều cha mẹ tự cho mình quyền đánh con cái. Chính việc nhận thức còn hạn chế đó đã dẫn đến nhiều trường hợp cha mẹ quá lạm dụng roi vọt trong việc dạy dỗ, vô tình họ đã biến những đứa con trở thành nạn nhân của những hành động bạo hành dã man.


Theo khảo sát, trong các vụ ngược đãi, hành hạ con cái trong gia đình, cha mẹ thường có học vấn thấp, cuộc sống khó khăn, không có điều kiện nuôi dạy con cái tốt. Gia đình xảy ra nạn bạo hành đối với con cái thường là những gia đình không hạnh phúc, có mâu thuẫn giữa vợ chồng, nên có trường hợp "giận cá chém thớt", vợ chồng giận nhau, nên trút giận vào con. Con cái không được quan tâm, chăm sóc nuôi dạy tốt nên thường ngỗ nghịch.


Những hành vi bạo lực này của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và nhận thức của trẻ nhỏ, nhiều đứa trẻ bị đánh trở nên lì lợm và khó bảo hơn, việc đánh con chỉ là bức xúc về mặt tâm lý của cha mẹ mà không hề nghĩ đến hậu quả.


Theo quy định của pháp luật thì trường hợp cha mẹ hành hạ, đánh đập con cái sẽ bị xử lý về hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình, pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Trong đó, căn cứ điều 107 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “…hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và các thành viên khác trong gia đình”. Hành vi này cũng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”


Về việc xử phạt hành chính thì người vi phạm có thể bị phạt tiền, buộc xin lỗi theo quy định tại điều 49 mục 4 NĐ 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tê nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình.


Những hành vi đánh đập, hành hạ con cái này gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự phát triển về thể chất và tinh thần của các nạn nhân, vì vậy cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, mang tính răn đe, phòng ngừa chung cho toàn xã hội.


Vì vậy, ngoài việc pháp luật cần có những chế tài xử lý những hành vi này nghiêm khắc hơn nữa thì cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật sâu rộng đến người dân, đặc biệt là những người có trình độ dân trí thấp, vùng sâu, vùng xa…đồng thời tăng cường vai trò của các cơ quan Nhà nước chuyên trách trong việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em và phòng chống bạo hành trẻ em đến mọi vùng miền đất nước, đến từng gia đình, nhà trường, khu dân cư.
Bình luận (0)
Cao Hồ Ngọc Hân
Xem chi tiết
Sương"x Trần"x
Xem chi tiết
Tran Minh Hue
Xem chi tiết
Dung Thuy
Xem chi tiết
Etermintrude💫
5 tháng 5 2021 lúc 23:18

Gia đình ở nước ta được gầy dựng trên cơ sở các quan điểm của người Việt về hôn nhân và hạnh phúc, chẳng hạn các quan điểm sau hôn nhân như “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, “Của chồng công vợ”, hay các quan điểm trước hôn nhân như “Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”, “Môn đang hộ đối”... Nhân đây xin nói thêm rằng nhiều người thường nhầm “Môn đang hộ đối” thành “Môn đăng hộ đối”. Đang 當 chữ Hán còn có âm là Đương nghĩa là ngang nhau/bằng nhau, như tương đương… và chỉ có Môn Đang 門 當 - chứ không phải Môn Đăng - mới đi đôi với Hộ Đối 戶對, bởi trong Hán tự, chữ môn 門 được ghép từ hai chữ hộ 戶 đối nhau, và môn/ cái khung cửa có đang/ cân phân thì hai hộ/ cánh cửa mới có thể đối/ khép chặt được.

 
Quan điểm “môn đang hộ đối” đang có xu hướng thay đổi từ nhãn quan của hôn nhân sắp đặt đến nhãn quan hôn nhân tự chọn. 

Hôn nhân là đại sự của đời người nên phải cân nhắc lựa chọn thật kỹ là lẽ đương nhiên và quan điểm “môn đang hộ đối” trong hôn nhân của người Việt - sản phẩm của quá trình tiếp biến văn hóa Trung Hoa - là một cách lựa chọn phổ biến. Nói chung có hai kiểu hôn nhân: hôn nhân sắp đặt - “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và hôn nhân tự chọn của bản thân người trong cuộc. Thời xưa hôn nhân sắp đặt là chính, thời nay chủ yếu là hôn nhân tự chọn. Quan điểm “môn đang hộ đối” thường phù hợp với kiểu hôn nhân sắp đặt, bởi gia thế - bao gồm địa vị xã hội và điều kiện kinh tế - đang đối/ ngang nhau/ bằng nhau được xem là tiêu chí lựa chọn tối ưu và duy nhất của hai gia đình trước khi quyết định làm thông gia.

Thực ra lựa chọn để tiến đến hôn nhân theo quan điểm “môn đang hộ đối” cũng là nhằm thể hiện quan điểm “lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”. Và đây cũng là tiền đề để nhiều gia đình người Việt có thể tạo nên bình đẳng trong cuộc sống vợ chồng theo quan điểm “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” hoặc “của chồng công vợ”. Chỗ bất cập của quan điểm “môn đang hộ đối” nói riêng và của kiểu hôn nhân sắp đặt nói chung là đã xem gia thế đang đối/ ngang nhau/ bằng nhau là tiêu chí lựa chọn tối ưu và duy nhất, bất kể hai người trong cuộc có yêu nhau hay không và quan trọng hơn là có sẵn lòng về chung một nhà hay không.

Ngay cả thời kỳ mà hôn nhân sắp đặt còn ngự trị thì không phải lúc nào quan điểm “môn đang hộ đối” cũng được người Việt đồng tình tuân thủ. Đọc truyện cổ dân gian chúng ta vẫn thấy có những cuộc hôn nhân hoàn toàn không “môn đang hộ đối”, chẳng hạn như cuộc hôn nhân giữa công chúa Tiên Dung cành vàng lá ngọc với anh dân chài Chử Đồng Tử khố rách áo ôm - đương nhiên do hôn nhân sắp đặt còn ngự trị nên cái giá mà Tiên Dung phải trả cho sự lựa chọn của mình rất lớn: không được vua cha chấp nhận, phải từ bỏ chốn cung đình và trở thành một… thường dân, thậm chí không thể tồn tại dài lâu trong cõi nhân gian bởi sau một đêm mọi thứ liên quan đến vợ chồng Tiên Dung chỉ còn lại cái đầm lớn trên mặt đất gọi là đầm Nhất Dạ.

Vấn đề cốt lõi nhất trong hôn nhân là hai người trong cuộc có yêu nhau hay không và quan trọng hơn là có sẵn lòng về chung một nhà hay không. Đương nhiên yêu cầu này không hề loại trừ kiểu hôn nhân sắp đặt và quan điểm “môn đang hộ đối”. Hạnh phúc của hai người trong cuộc - đang rất mực yêu nhau, người này thực sự cảm thấy người kia đúng là một nửa của mình và sẵn lòng về chung một nhà - sẽ tăng lên nhiều lần nếu được hai bên gia đình đồng tình sắp đặt vì cho rằng đấy là một cuộc hôn nhân “môn đang hộ đối”. Hạnh phúc của hai người trong cuộc cũng sẽ tăng lên trong trường hợp hai bên gia đình tuy không cho rằng đấy là một cuộc hôn nhân “môn đang hộ đối” nhưng vẫn đồng tình với sự lựa chọn của bản thân người trong cuộc…

Cũng có thể thấy ngày nay quan điểm “môn đang hộ đối” đang có xu hướng thay đổi từ nhãn quan của hôn nhân sắp đặt đến nhãn quan của hôn nhân tự chọn. Theo nhãn quan của hôn nhân sắp đặt, “môn đang hộ đối” không gì khác là sự tương đồng về gia thế mà chủ yếu là về địa vị xã hội và điều kiện kinh tế của hai thông gia. Còn theo nhãn quan của hôn nhân tự chọn thì “môn đang hộ đối” chủ yếu là hai người trong cuộc cùng nhau nhìn về một hướng, là sự tương đồng của chính hai người trong cuộc về nhân sinh quan, về nhận thức đối với tình yêu/ hạnh phúc/ hôn nhân/ gia đình và quan trọng hơn là về bình đẳng giới trên cơ sở thấu hiểu và tôn trọng nhau - khó có thể “thuận vợ thuận chồng” nếu hai người trong cuộc không thấu hiểu và thiếu tôn trọng nhau!    

Việc hai người trong cuộc không thấu hiểu, thiếu tôn trọng nhau, thiếu tương đồng về nhân sinh quan, về nhận thức đối với tình yêu/ hạnh phúc/ hôn nhân/ gia đình và về bình đẳng giới không chỉ là trở lực trong việc  tạo nên sức mạnh “thuận vợ thuận chồng” mà còn trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng bùng phát “ly hôn xanh” - thuật ngữ được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong năm năm đầu chung sống, thậm chí sớm hơn. Sở dĩ phải gọi là bùng phát vì theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong vòng một thập niên tính từ đầu tháng 7 năm 2008 đến cuối tháng 7 năm 2018, tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.422.067 vụ án ly hôn, trong đó tỷ lệ “ly hôn xanh” ở giới trẻ là rất đáng báo động.

Cho nên nhìn “môn đang hộ đối” theo nhãn quan nào - của hôn nhân sắp đặt hay của hôn nhân tự chọn - thì yếu tố mà hai bên thông gia và hai người trong cuộc cần phải đang đối hơn cả là đẳng cấp văn hóa. Đẳng cấp văn hóa với những ứng xử phù hợp trong cuộc sống không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế giàu/ nghèo, cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị xã hội sang/ hèn. Đẳng cấp văn hóa là sản phẩm của quá trình tự giáo dục đồng thời cũng phụ thuộc vào môi trường giáo dục, chẳng hạn như môi trường giáo dục gia đình. Và môi trường giáo dục gia đình cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế giàu/ nghèo và vào địa vị xã hội sang/ hèn, bởi một thường dân nghèo khổ vẫn có thể trở thành gương sáng về đối nhân xử thế cho con mình noi theo không khác gì một quan chức sang trọng hay một thương gia giàu có...

Tóm lại quan điểm “môn đang hộ đối” trong hôn nhân vẫn có thể đồng hành với cuộc sống đương đại của người Việt, nhưng rõ ràng quan điểm này phù hợp hơn với kiểu hôn nhân tự chọn và cần được các cặp đôi đang yêu nhau và và sẵn lòng về chung một nhà cùng nỗ lực để tạo nên sự đang đối cơ bản nhất - đang đối về đẳng cấp văn hóa - khi đứng trước ngưỡng cửa của hôn nhân.

Bình luận (0)
Thái Nguyễn Văn
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 12 2021 lúc 13:32

a: Đây là một tình trạng rất xấu và thô thiển

Bình luận (0)
lạc lạc
22 tháng 12 2021 lúc 14:05

A ) 1 tình trạng rất đáng xấu 

Bình luận (0)
...........................
Xem chi tiết
lạc lạc
31 tháng 12 2021 lúc 16:51

a)Do cách ứng xử của những bạn nhỏ k đúng . Nếu làm sai điều gì trái với lời của bạn đó nói sẽ gây gỗ đánh nhau tìm mọi chuyện dù chỉ là nhỏ nhất cũng gây gỗ đánh nhau . Em sẽ phê phán những hành động như thế

 

+Tránh chơi những trò chơi liên quan đến giới tính như việc sàm sỡ,... Không được lợi dụng tình bạn để làm điều xấu, làm xấu đi nhân cách của bạn,... Tránh để người khác hiểu lầm giữa tình bạn khác giới và tình yêu đôi lứa, nếu có thì phải giải thích cho các bạn đó hiểu.

b)Khi thấy bạn mình bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy thì em sẽ ra ngăn cản bạn ý lại, và báo cáo với công an chức năng về những người xấu đó đã dùng ma túy, thứ hàng mà bị cấm dùng.

Bình luận (0)
Khanh Le Nguyen
Xem chi tiết
lạc lạc
31 tháng 12 2021 lúc 10:30

a)Do cách ứng xử của những bạn nhỏ k đúng . Nếu làm sai điều gì trái với lời của bạn đó nói sẽ gây gỗ đánh nhau tìm mọi chuyện dù chỉ là nhỏ nhất cũng gây gỗ đánh nhau . Em sẽ phê phán những hành động như thế

 

+Tránh chơi những trò chơi liên quan đến giới tính như việc sàm sỡ,... Không được lợi dụng tình bạn để làm điều xấu, làm xấu đi nhân cách của bạn,... Tránh để người khác hiểu lầm giữa tình bạn khác giới và tình yêu đôi lứa, nếu có thì phải giải thích cho các bạn đó hiểu.

 

b) em sẽ ngăn lại hoặc đi báo cáo với thầy cô 

c)Khi thấy bạn mình bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy thì em sẽ ra ngăn cản bạn ý lại, và báo cáo với công an chức năng về những người xấu đó đã dùng ma túy, thứ hàng mà bị cấm dùng.

Bình luận (1)
Vũ Quang Linh
Xem chi tiết