Nhận xét về Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ?
Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới rút ra nhận xét.
Nhận xét về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đó là
A. cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.
B. cuộc chiến tranh dẫn đến những biến đổi lớn của thế giới.
C. cuộc chiến tranh gây hậu quả nặng nề cho thế giới.
D, cuộc chiến tranh có qui mô tương đối lớn.
A. cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.
1. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Kinh tế Mĩ thập niên 20 của thế kỉ XX
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)
+ Biểu hiện
+ Hậu quả
+ Cách khắc phục (Giải pháp)
2. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- Kinh tế
- Xã hội
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Nhật Bản như thế nào
- Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng
3. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á
+ Nét chung
+ Phong trào tiêu biểu ở các quốc gia
à Châu Âu, Châu Á, nước Mĩ trong những năm 1918 – 1939 chịu tác động của những yếu tố nào
1.
Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.
- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939
- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.
+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.
+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.
=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
b) Chính sách mới:
- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.
- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.
- Nội dung:
+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.
+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.
+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Cho các nhận định sau:
1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
A. 1 nhận định.
B. 2 nhận định.
C. 3 nhận định.
D. 4 nhận định.
Cho các nhận định sau:
1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
A. 1 nhận định.
B. 2 nhận định.
C. 3 nhận định.
D. 4 nhận định.
Từ kết cục hai cuộc chiến tranh thế giới. Hãy nhận xét về giá trị của hòa bình
Qua 2 cuộc chiến tranh thế giới, em có nhận xét gì về hậu quả của chiến tranh?
* Kết cục
Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla.
Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ thế giới được chia lại : Đức mất hết thuộc địa ; Anh. Pháp. Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
* Tính chất: là cuộc chiến tranh phi nghĩa
Vì sao lại gọi Cuộc chiến tranh (1914 - 1918) là cuộc chiến tranh thế giới?
cuộc chiến tranh thế giới năm 1914 -1918 được gọi là chiến tranh thế giới vì cuộc chiến tranh này đã lôi kéo hơn 40 mươi nước trên thế giới tham chiến. Không chỉ có thế nó còn làm ảnh hưởng tới tất cả các nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau, kể cả những nước trung lập.
Ngoài ra, cuộc chiến tranh này còn để lại hậu quả rất nặng nề. Và đó chính là mầm mống đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh khác khốc liệt hơn đó là chiến tranh thế giới lần thứ Hai.
Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.
Bn có thể chọn 1 trong 2 nha
Nhận xét nào dưới đây là đúng về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?( 1919-1939)
A. Phát triển mạnh nhưng không bền vững.
B. Phát triển chậm chạp và liên tục suy thoái.
C. Phát triển nhanh nhưng khủng hoảng trầm trọng
D. Phát triển mạnh nhưng không đều giữa các nước đế quốc.
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. Chủ yếu diễn ra theo phương pháp bất bạo động
B. Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định
C. Huy động đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia
D. Đấu tranh từ thấp đến cao
Đáp án B
Đặc điểm cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Nhiệm vụ- mục tiêu: đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập dân tộc
- Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại
- Lực lượng tham gia: tất cả các tầng lớp trong xã hội
- Hình thức: phát triển từ thấp đến cao từ giành quyền tự trị (phương án Mao bát tơn) đến giành độc lập hoàn toàn
- Phương pháp đấu tranh: chủ yếu bất bạo động