Bài 23. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Phạm Thị Thu Hà

1. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

- Kinh tế Mĩ thập niên 20 của thế kỉ XX

- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

+ Biểu hiện

+ Hậu quả

+ Cách khắc phục (Giải pháp)

2. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

- Kinh tế

- Xã hội

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Nhật Bản như thế nào

- Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng

3. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

+ Nét chung

+ Phong trào tiêu biểu ở các quốc gia

à Châu Âu, Châu Á, nước Mĩ trong những năm 1918 – 1939 chịu tác động của những yếu tố nào

 

Phương Dung
30 tháng 12 2020 lúc 12:43

1.

Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.

- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939

- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.

+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.

+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.

+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.

=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

b) Chính sách mới:

- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.

- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

- Nội dung:

+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.

+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.

+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
chuong Nguyen Duy
Xem chi tiết
Phương Mai
Xem chi tiết
Phat Nguyen
Xem chi tiết
Huy123
Xem chi tiết
Thao Nguyen
Xem chi tiết
Phàn Tử Hắc
Xem chi tiết
Đại Hoàng Đình
Xem chi tiết
Quỳnh Hương
Xem chi tiết
Phạm Thị Linh
Xem chi tiết