Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Minh Anh
Câu 1 : Câu văn : Một cây làm chẳng nên non , ba cây chụm lại nên hòn núi cao . Nói về truyền thống gì ? B/ Nhân ái . C/Yêu nước . D/Tôn sư trọng đạo. A/ Đoàn kết Câu 2: Một hình vuông có cạnh là 2 cm. Nếu gấp cạnh đó lên 3 lần thì diện tích hình vuông đó là bao nhiêu cm2 ? A/ 4 cm2. B/ 16 cm2. C/ 24 cm2 D/ 36 cm2 C©u 3: ¤ng cha ta th­êng nãi: “N¬i ®Þa ®Çu tæ quèc ” lµ nãi ®Õn ®Þa danh tØnh nµo hiÖn nay ? A/ TØnh Qu¶ng Ninh. C/ TØnh Cao B»ng . D/ TØnh Hµ Giang . B/ Tỉnh Lạng Sơn Câu 4...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
17 tháng 9 2017 lúc 17:05

Đáp án: A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 9 2019 lúc 12:39

Đáp án: A

Đỗ Thị Thảo Chi
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
18 tháng 3 2022 lúc 9:52

TK:      

Đôi khi để thành công không thể chỉ dựa vào cá nhân chúng ta mà cần đến sức mạnh của một tập thể. Vậy đoàn kết là gì? Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hành một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết luôn là yếu tố đi đầu dẫn đến sự thành công, nó tạo nên sức mạnh lớn lao, vĩ đại. Trong lịch sử, nhân dân ta đã đoàn kết chống giặc, giành thắng lợi mang độc lập và tự do về cho đất nước. Ví dụ như trận chiến Điện Biên Phủ trên không vang danh thế giới với chiến công oanh liệt, phá tan ý đồ của chính phủ Mỹ bằng tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, trong khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, nhân dân ta quyết tâm cùng nhau chống dịch, ra những bài hát ý nghĩa tỏ lòng biết ơn với các chiến sĩ áo trắng và đóng góp để mua thêm vật dụng y tế cho nhà nước. Các bác sĩ quyết tâm ngày đêm chữa trị cho bệnh nhân, họ luôn tận tình và chăm sóc thật chu đáo. Đoàn kết giúp chúng ta đạt đến thành công, được mọi người yêu quý và tôn trọng. Sự cảm thông và chia sẻ chính là gây dựng nên tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải phê phán và lên án những người sống ích kỉ, không có tinh thần đoàn kết, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng mà bỏ qua lợi ích chung. Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Là một học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường, em cần cố gắng chăm chỉ học tập và rèn cho mình tinh thần đoàn kết để sau này trở thành một công dân tốt, đem sức lực của mình đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Chúng ta cần tuyên truyền về tinh thần đoàn kết để nhiều người biết và học tập theo.

- Chú thích: Là trạng ngữ chỉ thời gian.

đây là đoạn văn mik tự vt, nếu có j sai sót thì bn sửa giùm nhé☺

giang thi hong linh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
15 tháng 3 2022 lúc 6:57

Khuyến khích , khuyên nhủ chúng ta nên có sự đoàn kết trong cuộc sống , câu tục ngữ này ẩn dụ về cây nhưng thực ra là đang nói về con người qua sự nhân hóa cây cối . tuy nhiên trên thực tế , 3 cây chụm lại không thể nên được hòn núi cao nên ta có thể hiểu và cảm nhận được câu tục ngữ này là sự đoàn kết của mọi người sẽ tạo nên việc lớn.

Văn Huỳnh Như
Xem chi tiết
Tuấn Anh
7 tháng 6 2020 lúc 21:54

Bài Làm

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội... Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:

   Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

   Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó.

   Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đâu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh... xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lần đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ lão tướng Trần Hưng Đạo đến chàng trai đan sọt làng Phù Ủng... Tất cả đều đồng lòng Sát Thát và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

    Đến thế kỉ XX, dân tộc Việt Nam tuy đất không rộng, người không đông nhưng đã đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Nếu chỉ tính sức mạnh quốc gia bằng sự giàu có, bằng trình độ kĩ thuật hiện đại, bằng vũ khí tối tân, bằng số lượng binh lính... thì Việt Nam ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh không cân sức. Nhưng nhân dân ta đã đoàn kết thành một khối bền vững, cùng nhau chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, nhân dân ta đã đoàn kết với các dân tộc yêu lẽ phải trên khắp năm châu, trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp và Mĩ... Vì thế, chúng ta đủ sức mạnh để làm nên chiến thắng vĩ đại.

    Trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Nhìn con đê bên bờ sông Hồng làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, bảo vệ vựa lúa nuôi sống bao người, ta càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Công trình thủy điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể nào hoàn thành được nếu thiếu bàn tay, khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân Việt Nam và chuyên gia các nước bạn. Những giàn khoan trên biển Đông đưa dầu khí lên làm giàu cho đất nước cũng là công trình của sức mạnh đoàn kết. Chúng ta có thể kể thêm rất nhiều ví dụ khác nữa để chứng minh.

    Câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. 

   Nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng em đã nhắc nhở nhau xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tinh thần đoàn kết sẽ tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em đạt được những kết quả tốt đẹp trong học tập và rèn luyện.

Khách vãng lai đã xóa
Phan Nghĩa
15 tháng 6 2020 lúc 14:05

Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.

Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
22 tháng 1 2020 lúc 10:18

Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:

”Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”​

Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. ” Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn ” ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn ” chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đâu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định ” Đoàn kết là sức mạnh vô địch”
Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.
Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.
Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.

Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

#Châu's ngốc

Khách vãng lai đã xóa
KAl(SO4)2·12H2O
27 tháng 1 2020 lúc 18:39

❤Châu 's ngốc❤(N♥C) uống nước nhớ nguồn đi em ơi UwU

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Yến Nhi
30 tháng 1 2020 lúc 20:00

mình cần đoạn văn nêu cảm nghĩ cơ 

Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN BÙI THÁI ANH
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Thư
3 tháng 7 2020 lúc 17:22

“Một cây làm chẳng nên noncó nghĩa là một người thì khó  thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ  một người thì không thể làm nên việc , còn nếu  nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.Đó là sự 'Đoàn kết'

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thái Sơn
3 tháng 7 2020 lúc 17:23

Giải

Câu tục ngữ ''Một cây làm chẳng lên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao'' khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích 

Khách vãng lai đã xóa

trả lời:

Một cây làm chẳng nên noncó nghĩa là một người thì khó  thể làm nênđược việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành

Khách vãng lai đã xóa
Miu miu
Xem chi tiết
Đào Lan Anh
24 tháng 1 2016 lúc 12:40

                                                Một cây làm chẳng nên non 

                                         Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ trên nói về sự đoàn kết, sự hợp tác của mọi người sẽ làm được một việc lớn lao. Nếu ta và mọi ngườ xung quanh biết hợp tác thì mọi chuyện sẽ ổn thỏa như ý muốn, là con dân nước Việt chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để có thể hoàn thành công việc hoặc ý định mà mình đưa ra

tích cho em nhé ! Em chưa học câu đặc biệt nên ko biết, em chỉ viết được thế này thôi, tích nhavui

Cam Hai Dang
24 tháng 1 2016 lúc 15:35

Tục ngữ! Đó là những câu nói ngắn gọn giàu hình ảnh và chính là túi khôn của dân gian. Nổi bật trong đó là chùm tục ngữ về phẩm chất con người, đặc biệt là những cău tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Như các bạn biết, một cọng rơm không thể cháy hết mình, nhưng một bó rơm thì có thể. Cũng như con người không thể làm việc khi chỉ có một mình mà luôn phải đoàn kết , đùm bọc lẫn nhau thì ắt làm nên việc lớn. Đoàn kết là sức mạnh. Một sức mạnh có thể vượt qua tất cả. Và các bạn có lẽ đã nhìn thấy dây xích, những mắt xích móc vào nhau tạo thành một dây xích chắc chắn. Vậy nên, chúng ta hãy đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Liên Hồng Phúc
24 tháng 1 2016 lúc 11:41

Câu tục ngữ nói lên sức mạnh của sự đồng lòng, đoàn kết, gợi lên hình ảnh rất sinh động: một cây bé nhỏ, đơn độc thì “làm chẳng nên non” nhưng “ba cây chụm lại” thì “nên hòn núi cao”. “Ba cây” chỉ là cách nói ước lệ, khái quát của dân gian ý chỉ “nhiều cây thì sẽ nên rừng”.Nhưng nếu chỉ nói chuyện cây và núi thì câu tục ngữ đã không sống lâu bền trong dân gian Việt Nam như vậy. “Một cây” và “ba cây” là hình ảnh của cá nhân và tập thể. Và “non”, “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc.

chẳng biết có đúng ko nữa? nhonhung

Nguyen An Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Dưa Hấu
2 tháng 3 2022 lúc 22:33

tham khảo

Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”  có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa : Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

anime khắc nguyệt
2 tháng 3 2022 lúc 22:33

tham khảo :
Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”  có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa : Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công

ph@m tLJấn tLJ
2 tháng 3 2022 lúc 22:37

tham khảo
“Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

Nguyễn Thị Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
24 tháng 1 2022 lúc 20:34

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4: B

Câu 5: C

Câu 6: B

Câu 7: A

Câu 8: C

Câu 9: B

Câu 10: C

minh nguyet
24 tháng 1 2022 lúc 20:36

1. Dòng nào nêu đúng nội dung câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"?

A. Câu tục ngữ khuyến khích việc trồng rừng.

B. Câu tục ngữ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết.

C. "Cây" là hình ảnh ẩn dụ chỉ con người.

D. "Non", "hòn núi cao" là những ẩn dụ chỉ việc lớn trong đời sống.

2. Đặc điểm nổi bật về hình thức của Tục ngữ về con người và xã hội là gì?

A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh. (1)

B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

C. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ. (2)

D. Từ và câu có nhiều nghĩa. (3)

3. Câu tục ngữ "Cái răng cái tóc là góc con người" diễn tả điều gì?

A. Con người phải ăn nói lễ độ, văn minh, lịch sự.

B. Con người phải giữ gìn phẩm giá của mình.

C. Câu tục ngữ khuyên mọi người phải biết giữ gìn, tô điểm cái răng cái tóc của mình.

D. Con người phải sống trong sạch.

4. Từ "mặt" thứ nhất trong câu "Một mặt người bằng mười mặt của" có nghĩa như thế nào?

A. Hoán dụ, chỉ con người: một mặt người; nhân hóa, chỉ của cải.

B. Thay cho đơn vị tính toán.

C. Sự hiện diện, có mặt.

D. Một bộ phận của cơ thể (mặt người) - phía bên ngoài của sự vật (mặt của).

5. Dòng nào sau đây nói không đúng về nội dung câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"?

A. Cách học làm người có nhân cách, có văn hóa.

B. Cách ăn mặc đẹp.

C. Cách ăn nói lễ độ, văn minh, lịch sự.

D. Cách sống chu đáo, khôn ngoan, mực thước.

6. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" nói về điều gì?

A. Con người phải có lòng nhân ái biết yêu thương, đùm bọc, quý trọng mọi người. (1)

B. Câu tục ngữ nên lên bài học về lòng nhân ái bao la. (3)

C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

D. Con người phải biết thương yêu mọi người như thương yêu bản thân mình. (2)

7. Đối tượng phản ánh của Tục ngữ về con người và xã hội là

A. các quy luật của tự nhiên.

B. con người và các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

C. thế giới tình cảm phong phú của con người.

D. quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

8. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nêu lên bài học gì?

A. Khuyên con người sống phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

B. Khuyên con người sống phải lịch thiệp, đúng đắn.

C. Khuyên con người sống phải đoàn kết.

D. Khuyên mọi người bài học về biết đền ơn đáp nghĩa, không được vong ân bội nghĩa.

9. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu "Đói cho sạch, rách cho thơm"?

A. "Giấy rách phải giữ lấy lề".

B. "Ăn phải nhai, nói phải nghĩ".

C. "Đói ăn vụng, túng làm càn".

D. "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng".

10. Nội dung của hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" có mối quan hệ như thế nào?

A. Hoàn toàn trái ngược nhau.

B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.

C. Gần nghĩa với nhau.

D. Hoàn toàn giống nhau.

zero
24 tháng 1 2022 lúc 20:37

1B

2C

3A

4B

5C

6B

7A

8C

9B

10C