Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hà An Thy
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Thục Trinh
21 tháng 3 2018 lúc 8:26

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Hoa Lư yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hà. Cô Hà là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.Bây giờ , em đã học lớp 5 , lớp học cuối cùng của bậc Tiểu học ,năm học đầy kỉ niệm . Những kỉ niệm ấy sẽ khiến chúng ta có một thời trẻ con khó quên .

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’

Hà An Thy
21 tháng 3 2018 lúc 20:56

bạn huỳnh ngọc thục trinh ơi bạn có chép mạng ko vậy

Huỳnh Ngọc Thục Trinh
21 tháng 3 2018 lúc 21:31

Mình chỉ tham khảo thôi vì cảm nghĩ của mình được thầy cô chỉnh sửa rồi ! Nếu bạn muốn thì sẽ đưa bạn bài khác !

no name
Xem chi tiết
Queen
12 tháng 10 2018 lúc 20:27

chịu.Ở đây có hơn 500 ae nhá

nguyễn thị mai hương
12 tháng 10 2018 lúc 20:46

mik có lm mở bài , bn vào link này nhé ( mik lm ko hay lắm , bn thông cảm )

https://olm.vn/hoi-dap/question/1116511.html

Võ Nguyễn Phương Ngân
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
30 tháng 11 2018 lúc 18:46

Cảm nghĩ về ông nội:

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau,  mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng  ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

QuocDat
30 tháng 11 2018 lúc 19:15

Cảm nghĩ về bố

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

Sakura2k6
1 tháng 12 2018 lúc 23:45

Cảm nghĩ về mẹ:

Bài văn mẫu số 3: “Cảm nghĩ về người mẹ”

Khi còn nằm ở trong nôi, em thường nghe bà hát:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

5 canh chày, thức đủ 5 canh.

Câu ca dao ấy cho đến tận hôm nay vẫn còn vang vọng nhắc cho em ko bao giờ quên công ơn of mẹ. Có lẽ cx giống với rất nhiều người, mẹ em là 1 người đáng quý, đáng yêu & cx rất tự hào. Em sinh ra ở nông thôn nhưng lớn lên mười thì cả gđ chuyển lên thành phố. Quãng thời gian đó cx là cả quãng đời vất vả nhọc nhằn của mẹ. Những ngày tháng bươn trải đã lm hằn lên ở đuôi mắt mẹ những vết rạng chân chim. Tuy thế khuôn mặt mẹ vẫn điềm nhiên & phúc hậu.

Mẹ em ko cao mà dáng người vừa phải. Đôi tay vất vả of mẹ hơn chục 5 qua đã dày công vun đắp cuộc sống cho cả gđ. Có lẽ đó là điều to lớn nhất, ý nghĩa nhất mà mẹ dành cho cuộc sống of bố con em. Mẹ có thời gian nhưng chẳng bao giờ em thấy mẹ cầu kì. Mẹ thích chiếc áo màu xanh nhạt & chiếc quần màu sẫm. Mẹ thường dạy bảo em: “con hãy nhớ, giản dị bao giờ cx rất cần cho cuộc sống”. Câu nói của mẹ & cả tấm gương of mẹ nữa thật ý nghĩa vô cùng khi càng ngày em càng hiểu sâu sắc hơn cuộc sống sa hoa ở nơi đô thị. Mười hai tuổi, em đã học đc ở trường bao điều bổ ích thế nhưng những bài học đầu tiên mà mẹ dạy sẽ trở thành những kỉ niệm ko thể nào phai.

Em còn nhớ khi em chín tuổi, có 1 vài lần em ko nghe lời mẹ, đội nắng đi chơi theo đám bạn suốt cả buổi trưa. Thế mà tối về lên cơn sốt vì cảm nặng. em cứ nằm thế & suốt mấy đêm liền mệ đã thức trắng để lo cho em. Mấy hôm sau khi mẹ đã khỏe, nhìn khuôn mặt mẹ hốc hác, xanh xao, em thấy ân hận lắm. em đã khóc & xin lỗi mẹ. thế nhưng mẹ đã hiểu, mẹ ko hề quở mắng. mẹ ôm em thật chặt vào lòng & dường như trái tim iu thương of mẹ đang nói lên hai tiếng thứ tha.

Mẹ của em hiền hòa & giàu iu thương như thế. Nhưng tình thương of mẹ chỉ dành cho những đứa con iu. Em còn nhớ 1 lần, lần ấy, gđ em mới chuyển ra Hà Nội, sáng ngày chủ nhật, vẫn giản dị trong bộ quần áo quê mùa, em dắt tay mẹ đến công viên. Rồi bất chợt mẹ nhìn thấy 1 cậu bé trạc tuổi em đang xách 1 chiếc hộp đánh giầy. mẹ nhìn cậu bé rồi nhìn em rồi xúc động đến rơi nước mắt. ko hiểu sao lúc ấy em tự nhiên nắm chặt bàn tay mẹ. em hiểu mẹ đang nghĩ về những ngày tháng gian nan vất cả cả gđ & chắc chắn mẹ đang buồn thương lắm cho cuộc đời cậu bé kia.

Em đã gặp bao cuộc đời lam lũ. & mỗi lần như thế em lại càng iu quý mẹ hơn. Sau này, dù có đi đâu, em cx nhớ về mẹ, nhớ về lòng nhân hậu & nhớ về những gì mà mẹ đã hy sinh để chăm bẵm hạnh phúc cho cuộc đời em.

& tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là người đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn iu thương mẹ, mong đc lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. & con muốn nói với mẹ rằng:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.

tho nguyen
Xem chi tiết
Học đi
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 8 2019 lúc 19:31

Đoạn văn ( Tham khảo )

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người là vô cùng cần thiết, trong đó, phong cách sống của mỗi người, đặc biệt là lớp trẻ ngày nay cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc đổi mới đất nước. Ta đều biết phong cách là tính cách, là cá tính riêng của mỗi người. Vậy phong cách sống là lối sống riêng thể hiện tính cách, cá tính của họ. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng phong phú, nó được thể hiện ở cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực. Đối với phong cách sống tích cực, ta có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc như: sống hy sinh vì người khác, học tập tích cực, sống có đạo đức, có chuẩn mực, sống hòa nhập và bảo vệ thiên nhiên,… Với lỗi sống tích cực đó, nó góp phần ảnh hưởng không nhỏ không chỉ đói với bản thân mà còn đối với cộng đồng xã hội. Những phong cách sống tích cực như vậy sẽ làm cho giá trị bản thân họ được đề cao hơn, gây thiện cảm, niềm tin yêu, sự tôn trọng của mọi người, bên cạnh đó còn làm cho xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, sánh vai bình đẳng với thế giới, thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Bên cạnh những phong cách sống tích cực thì việc lớp trẻ vẫn hình thành nên lối sống tiêu cực là không thể tránh khỏi. Họ luôn sống ích kỷ, sống vì lợi ích bản thân, sống không có mục đích, luôn gây ra những trào lưu vô bổ nhằm mục đích phản động,… Tất cả những phong cách sống đó không những hủy hoại, làm mất đi giá trị bản thân trong mắt mọi người mà còn làm mọi người ghét, xa lánh, không tôn trọng mình hơn, qua đó còn làm cho đất nước ngày càng lạc hậu, không phát triển, không thể đứng lên sánh vai với thế giới. Chính vì những lối sống tiêu cực gây ảnh hưởng lớn như vậy nên chúng ta phải biết sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh, sống có ích, biết sống cống hiến vì người khác, phê phán và lên án những lối sống không lành mạnh để rồi từ đó làm gương cho mọi người học tập và noi theo. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng quan trọng đối với đất nước. Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước. Tôi cũng vậy, là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, tôi đã và đang cố gắng sống sao cho thật tốt, cho phù hợp với hoàn cảnh, sống cống hiến vì đất nước để trở thành một con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.

minh nguyet
20 tháng 8 2019 lúc 19:42

Tham khảo:

I. Mở bài

Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, thích sang trọng, lộng lẫy, nổi bật. Nhưng vẫn có người chọn cho mình một lối sống giản dị, bình thường.

II. Thân bài

1. Giải thích ý kiến

- Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.

2. Bàn luận

a) Biểu hiện của lối sống giản dị

- Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...

+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.

+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối...

+ Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.

- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.

b) Tác dụng của lối sống giản dị

- Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.

- Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.

- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.

- Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hoà đồng, bình đẳng, nhân ái.

c) Mở rộng, phản đề

- Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện... giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.

- Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

- Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

III. Kết bài

- Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.

Thảo Phương
20 tháng 8 2019 lúc 20:21

Nếu thấy có thể được, xin hãy tham khảo dàn ý sau của tôi:
*Dẫn dắt vào vấn đề: có rất nhiều cách, nhưng có lẽ nên bắt đầu từ những suy nghĩ có tính chất khám phá của chính bản thân bạn lối sống giản dị.
Có thể tham khảo cách mở của tôi như sau:
"Trong bao nhiêu những con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống.
Không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là "lối sống giản dị" của con người. Và tôi tự hỏi, lối sống ấy là gì, mầm cây của xã hội hay của tự ý thức cá nhân?"

*Giải quyết vấn đề:
1. Giải thích điều bạn đang dịnh đề cập: lối sống là gì, giản dị là như thế nào?
2. Lối sống bao trùm lên 2 bình diện: vật chất và tinh thần
a) Giản dị trong vật chất:
- Giải thích
- Ví dụ lớn nhất: chủ tịch Hồ Chí Minh
- Giản dị trong vật chất do yếu tố nào quyết định: xã hội hay bản thân
- Đánh giá: tốt hay ko tốt, tốt thì phát huy ở mức độ nào, nếu còn hạn chế thì ở mặt nào, kết hợp với điều kiện gì thì hạn chế ấy giảm bớt...
- Những nhận định riêng của bản thân (đây là điều làm nên giá trị cho bài viết)
b) Giản dị trong lối sống tinh thần - sự suy nghĩ, quan niệm
- Giải thích: giản dị trong tinh thần là gì
- Một vài viídụ
- yếu tố nào quyết định?
- So sánh giản dị và giản đơn trong suy nghĩ (đây là phần quyết định tính sâu sắc và sáng tạo)
- Đánh giá: tốt hay ko tốt, tích cực ở đâu, hạn chế ở đâu?
- Làm sao để giản dị trong lối sống tinh thần nhưng ko hời hợt, thờ ơ với cuộc sống...
c) Kết hợp lối sống giản dị cả vật chất lẫn tinh thần như thế nào là tốt nhất.
3. Viết tất cả những gì bạn nghĩ về lối sống giản dị mà chưa có ở trên, liên hệ trong thời gian, không gian, văn hoá của dân tộc Việt Nam => trong con người tồn tại lối sống giản dị là nên hay ko, phát huy hay giảm bớt.... (sáng tạo và nghiêm túc trong suy nghĩ-> bạn sẽ có bài viết làm người khác phải suy nghĩ)

*Kết thúc: hãy để lại một câu nói của chính bạn khái quát toàn bộ quan niệm của bạn về vấn đề này. (Câu này sẽ hay và ấn tượng nếu bạn nghĩ mình đang để lại một châm ngôn cho cuộc sống)

lê thị hương giang
Xem chi tiết
lê thị hương giang
25 tháng 11 2016 lúc 20:33

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng. Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời. Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau, mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói: "Mồ côi cha ăn cơm với cá Mồ côi má lót lá mà nằm" Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất... Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: "Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng ông tao là một nhà khoa học". Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là "một nhà khoa học" cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: "Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này". Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ "Lê Đình Phi" cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời. Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn. Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây. Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm! Đề bài: Cảm nghị về bà nội. Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội . Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi . Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà - một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà . Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào ! Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai ! Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.” Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn. Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏI được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ! MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trờI . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ! Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lạI . Đay là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nộI ơi! Sao bà lạI bỏ cháu mà đi vậy bà ? Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lạI cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh ngườI mà minh yêu thương. Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.

 

Lưu Hạ Vy
3 tháng 2 2017 lúc 21:46

DÀN BÀI

I. Mở bài

-Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị...) / thầy cô (nếu đối tượng biểu cảm là thầy cô),... đối với mỗi người.

-Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?

-Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,... (cha mẹ, thầy cô,...) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,...)

II. Thân bài

* Biểu cảm về những nét ấn tượng nhất của ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ (cô giáo) dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,..../ thương mái tóc cha (thầy giáo) đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,... (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).

* Biểu cảm về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân).

Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập / được thầy cô chỉ dạy về cách ứng xử / nhờ bạn bè nhắc nhở mà đã tránh được một sai lầm trong kiểm tra,...

III. Kết bài

Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử / tình thầy trò,... và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,... đối với người thân của mình.

Lưu Hạ Vy
3 tháng 2 2017 lúc 21:47

Trong cuộc đời này, tình mẫu tử có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất. Và với mỗi đứa con, người gần gũi, yêu thương nhất có lẽ cũng chính là người mẹ. Với em cũng vậy, mẹ là người em quý mến, yêu thương và hơn nữa đó là người em khâm phục, ngưỡng mộ!

Mẹ em đã gần bổn mươi tuổi. Vóc dáng và gương mặt của mẹ toát lên sự phúc hậu, điềm tĩnh khiến ai cũng yêu mến, có cảm giác gần gũi ngay từ lần gặp đầu tiên. Khuôn mặt của mẹ đầy đặn. Đôi mắt hiền từ rất đỗi dịu dàng. Tóc mẹ rất dài và dày, búi gọn sau gáy. Mái tóc ấy tạo cho mẹ dáng vẻ phúc hậu, lịch lãm. Mẹ bước đi thong thả, nhẹ nhàng (đã nhiều lần mẹ bảo em: “Con gái đi đứng sao lại vội vội vàng vàng, hấp tấp như thế!”) và gặp ai mẹ cũng khẽ nghiêng đầu mỉm cười, chào hỏi. Em thầm nghĩ, lớn lên em sẽ tập cho mình một phong thái bình tĩnh, điềm đạm tuyệt vời như mẹ.

Mẹ em là người phụ nữ đảm đang, hết lòng với gia đình.

Mẹ không quản ngại chuyện thức khuya, dậy sớm để lo lắng cho ba bố con em hay dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất. Cũng chưa bao giờ mẹ hết kiên nhẫn với việc chỉ bảo cho chúng em những điều hay lẽ phải. Mẹ nhắc nhở chúng em về chuyện đi đứng, nói năng, về cách ứng xử, cách học, cách chơi... Em từng giấu kín trong lòng niềm khâm phục vì không hiểu sao mẹ lại hiểu rõ về mọi việc như vậy. Đã có lần em thỏ thẻ hỏị bố điều đó. Bố xúc động kể lại rằng, ngày trước mẹ em là sinhviên giỏi của trường sư phạm, mẹ đã đi dạy học và có những thành công trong công tác. Nhưng sau khi sinh con, công việc kinh doanh của bô" tiên triển thì mẹ đành nghỉ việc để chăm nom con cái, nhà cửa cho bố” yên tâm. Em ngỡ ngàng vì sự hi sinh của mẹ dành cho gia đình. Am thầm gạt bỏ ước mơ, lặng lẽ với những công việc nội trợ không tên trong nhà, mẹ chỉ mong ước một điều là gia đình êm ấm. Nhìn mẹ sắp xếp nhà cửa gọn gàng tươm tất, mỗi tối lại đợi chồng con bên mâm cơm, em xúc động và thấy thương mẹ quá...

Không chỉ vậy, với hàng xóm mẹ còn là một người bạn tốt, một người láng giềng cởi mở. Các cô bác hàng xóm thường sang hỏi mẹ em về cách thêu thùa, nấu nướng, hoặc nhờ mẹ em góp ý chuyện gia đình. Với ai, mẹ cũng tận tình hướng dẫn. Chị em em đi chợ thường được cô bác bán hàng mời mọc bằng một tên chung: “Con mẹ Lan mua trứng cho cô nhé!”, “Hôm nay có mua táo cho cô không ***** Lan?”... Có hôm bác bán rau còn không cầm tiền khi em mua rau, bác bảo biếu “cô Lan” vì “cô Lan” giúp bác nhiều. Em không biết mẹ đã giúp bác những gì nhưng nhìn nụ cười trìu mến của bác và các cô, các bác hàng xóm dành cho mình, em thấy tự hào về mẹ biết mấy....

Với em, mẹ gần gũi, dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc mỗi lần em phạm lỗi. Còn bao điều em phải học từ mẹ. Nghĩ đến mẹ, em lại thấy mình nhỏ bé, em nhủ lòng sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng và có thể tự hào về em.

Trang Huyen
Xem chi tiết
🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
19 tháng 4 2021 lúc 17:53

Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.

Trần Thị Kim Tuyền
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Tú
25 tháng 11 2021 lúc 8:16

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. Mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: "Con yêu mẹ!" thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. Mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là người đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: "Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con''.

Khách vãng lai đã xóa
Trang Huyen
Xem chi tiết