Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tấn Trọng
Xem chi tiết
thanh ly
16 tháng 11 2017 lúc 18:20

ta voi ta trong bai qua deo ngang chi mot tam trang cua tac gia voi cai bong cua ba, noi buon co don tham tham khong biet chia se cung ai giua canh troi may non nuoc bao la hung vi, noi nho nuoc thuong nha cang them khắc khoải

ta voi ta trong bai ban den choi nha la 2 nguoi, tac gia va nguoi ban, cung chung tam su u uất cua nhung ong quan, nha nho song ẩn dật truoc canh nuoc sap mat ma mình thi bất lực cho nên vui đấy mà van buon

Nguyễn Hải Đăng
16 tháng 11 2017 lúc 19:26

So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và Qua đèo Ngang
Bác đến chơi đây ta với ta (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)

Một mảnh tình riêng ta với ta (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

Nguyễn Hải Đăng
16 tháng 11 2017 lúc 19:27

Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú.
Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc.
Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.

Doan Phan
Xem chi tiết
Huyền Bùi
Xem chi tiết
BW_P&A
9 tháng 1 2017 lúc 21:14

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ởViệt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay diễn đạt sự đột ngột. Thơ lục bát cũng cần tuân thủ luật về thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát; Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉbắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đỏi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví du:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6, 8lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ ơi hỡi/ người thương

Đi đâu/ mà để/ buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3:

Chồng gì anh/ vợ gì tôi

Chẳng qua là cái nợ đời chi đây

Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5...

Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thểthơ này

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thểthơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng vềvần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mả có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần...Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì nó có khảnăng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

chau diem hanh
Xem chi tiết
Hoàng Phương Anh
11 tháng 10 2017 lúc 17:49

Thất ngôn bát cú là thể thơ gồm có 7 chữ 8 câu

Windy
11 tháng 10 2017 lúc 17:50
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc.
Dung Hoàng Dung
11 tháng 10 2017 lúc 18:04

Thể thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 vần bằng thì gọi thể bằng, vần trắc thì gọi thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc.

Lê Phương Thảo
Xem chi tiết
phạm thanh trà
Xem chi tiết
Tào Đăng Quang
30 tháng 11 2018 lúc 6:28

-Bài thơ qua đèo ngang là bài thơ thất ngôn bát cú đường luật

-Đặc điểm:

+Thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ

+Có gieo vần (nhưng chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8

+Có phép đối giữa 3 với 4 câu , câu 5 với câu 6 ( tức là bốn câu giữa)

+Có luật bằng trắc

+Không đúng với những điều trên , bị coi là thất luật ( không đúng luật

Emma Watson
Xem chi tiết
Thảo Phương
27 tháng 8 2019 lúc 15:16

Gợi ý

. Đặc điểm:

Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn. Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ. Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa"...
minh nguyet
27 tháng 8 2019 lúc 15:56

Tham khaỏ:

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù.Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

Trâm Anhh
27 tháng 8 2019 lúc 20:19

1. MỞ BÀI
Giới thiệu về cây tre Việt Nam: loài cây truyền thống gắn với dân tộc
2. THÂN BÀI
Cấu tạo, đặc điểm của cây tre(dáng tre thẳng, họ tre đông, rễ tre, lá tre, thân tre,…)
Công dụng của cây tre
Trong đời thường(làm nhà, làm đồ dùng, làm đồ chơi cho trẻ,...)
Trong lao động(làm cán cuốc, làm cán cày)
Trong chiến đấu(vũ khí lợi hại)
Biểu tượng của cây tre(tinh thần đoàn kết, tính kiên cường, bất khuất,...)

3. KẾT BÀI
Khẳng định sự gắn bó lâu bền keo sơn của thế hệ người Việt với cây tre
Tôn vinh giá trị vĩnh cửu của cây tre trong nền văn hóa Việt.

nguyen phuong trang
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
18 tháng 11 2019 lúc 20:37

- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

++) Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

++) Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp:

+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa
phung tu uyen
Xem chi tiết
❤✰ Yêu❤ ✰
23 tháng 4 2018 lúc 11:13

Được bao bọc bởi Đại Tây Dương ở phía Tây, dãy núi Atlas và Địa Trung Hải ở phía Bắc, Biển Đỏ (Hồng Hải) và Ai Cập ở phía Đông; Sudan và thung lũng sông Niger ở phía Nam. Điểm cao nhất trong sa mạc là đỉnh núi Emi Koussi với độ cao 3415 m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Tibesti phía Bắc nước Tchad.

Trong suốt kỷ nguyên băng hà, vùng Sahara đã từng ẩm ướt hơn ngày nay rất nhiều. Và cũng đã từng có rất nhiều loài động, thực vật sinh sống nơi đây. Tuy nhiên ngày nay,ngoại trừ vùng thung lũng sông Nin là có thể trồng được nhiều rau và một số ít nơi khác như vùng cao nguyên phía Bắc, gần Địa Trung Hải là có thể trồng cây ôliu còn phần lớn vùng này không thể canh tác được.