Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Memphis Depay Lam
Xem chi tiết
Nguyễn thị Bích Trâm
Xem chi tiết
44.Phương Tú
Xem chi tiết
Thái Phạm
1 tháng 1 2022 lúc 21:58

, cách mạng Tháng Hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa.

Nguyên Trần
Xem chi tiết
Jikyung Jung
16 tháng 5 2022 lúc 19:42

Tham khảo:

Cuộc nội chiến Mĩ (1861-1865) là cuộc cách mạng tư sản vì:

- Do giai cấp tư sản và tầng lớp trại chủ miền bắc lãnh đạo

- Bùng nổ do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất cũ (chế độ nô lệ ở miền Nam)

Kết quả: xóa bỏ chế độ nô lệ, đưa nền kinh tế TBCN phát triển ở miền nam nước Mĩ, tạo điều kiện cho kinh tế Mĩ phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX.

Nguyễn PhươngAnh
Xem chi tiết
Ngọc Phạm
Xem chi tiết
Anh Pha
1 tháng 11 2018 lúc 19:45

4. Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc, thường xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trị – xã hội, hoặc thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa

Anh Pha
1 tháng 11 2018 lúc 19:41

1.

-Người lãnh đạo: Tôn Trung Sơn

-Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

-Kết quả :

+ Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

-Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á
-Hạn chế:
+Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.


Anh Pha
1 tháng 11 2018 lúc 19:43

2.

*Nội dung:
+ Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản, ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH
+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn , xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống…
+ Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.

* Tính chất: Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

* Kết quả: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp

Richard Uchiha
Xem chi tiết
Hồ Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
19 tháng 8 2017 lúc 15:51

1.

Cách mạng tư sản là gì ?

- Cách mạng tư sản: là cuộc CM do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại giai cấp phong kiến, mở đường cho công nghiệp tư bản (CNTB) phát triển và thiết lập hình thái nhà nước của tư sản. Động lực của CM là quần chúng nhân dân nhưng sau đó thành quả CM lại rơi vào tay giai cấp tư sản. Sự thay thế hình thái TBCN với hình thái PK chỉ là sự thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi.

Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ cách mạng tư sản ?

- Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển với quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời lạc hậu.
+Về kinh tế: sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
+Về xã hội: phân hóa và mâu thuẫn sâu sắc: một bên là giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn luôn thực hiện những chính sách muốn bạo vệ cho quyền lợi của giai cấp mình còn một bên là quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản ngày càng có thế lực về kinh tế nhưng họ lại không có thế lực về chính trị vì vậy GCTS (giai cấp tư sản) luôn bị thế lực phong kiến đề ra những đạo luật, quy định cản trở sự phát triển kinh tế của GCTS vì vậy dẫn đến mâu thuẫn làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

Phạm Thị Thạch Thảo
19 tháng 8 2017 lúc 15:59

2. Các cuộc cách mạng đó được tiến hành nhằm xóa bỏ, cải tạo xã hội cũ để xây dựng một xã hội mới tiến bộ hơn.
Thắng lợi của cuộc cách mạng đó dẫn đến sự mất đi của chế độ xã hội cũ, lạc hậu và ra đời của của xã hội mới, tiến bộ hơn.

Nguyễn Trần Minh Nhật
22 tháng 8 2017 lúc 10:36

Cách mạng tư sản do tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chính quyền phong kiến, tạo cơ hội cho TBCN phát triển.

Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản: Do các thế lực phong kiến kìm hãm sự phát triển của nền TBCN.

Lợi ích của CMTS: Làm cho năng xuất lao động tăng nhanh, các trung tâm tài chính, thương mại, công nghiệp dần hình thành.