Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Võ Thị Mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 10 2023 lúc 1:38

Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:

- Khu vực đồi núi gồm vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

- Khu vực đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Bờ biển và thềm lục địa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
15 tháng 8 2023 lúc 23:04

tham khảo:

Đặc điểm

Vùng núi Đông Bắc

Vùng núi Tây Bắc

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng là từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh.

Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồm: cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

Tây Bắc – Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã

Độ cao

Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy.

Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam

Các bộ phận địa hình

– Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

– Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy.

– Gíap biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng.

– Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m

– Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m.

– Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 

– Có 3 mạch núi chính:

+ Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn

+ Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt – Lào.

+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,…

– Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa.

– Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,…

– Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Hình thái

Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng

Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.

Linh pea
Xem chi tiết
Vi Thu Uyên
Xem chi tiết
Nhóc Ngốc
11 tháng 12 2016 lúc 1:42

* So sánh

a) Vùng núi Đông Bắc

-Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

-Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

-Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

-Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

-Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…

b)Vùng núi Tây Bắc

-Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

-Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.

+Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).

+Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.

+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

-Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Đạt Trần
27 tháng 7 2017 lúc 13:45

# vùng núi đông bắc:
- nằm ở tả ngạn sông hồng với 4 cánh cung lớn (sông gâm, ngân sơn, bắc sơn, đông triều) chụm đầu ở tam đảo, mở về phía bắc và phía đông.
- núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông cầu, sông thương, sông lục nam
- hướng nghiêng chung tây bắc- đông nam, cao ở phía tây bắc nhưu hà giang, cao =, trung tâm là đồi núi thấp, cao tb 500-600 m, giáp đồng = là vùng đồi trung du dưới 100m
# vùng tây bắc:
- giữa sông hồng và sông cả, địa hình cao nhất nc ta, hướng núi chính là tây bắc- đông nam (hoàng liên sơn, pu sam sao, pu đen đinh)
- hướng nghiêng: thấp dần về phía tây, phía đông là núi cao đồ sộ hoàng liên sơn, phía tây là núi trung bình dọc biên giới việt- lào , ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ phong thổ đến mộc châu, xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông đà, sông mã, sông chu,...)

Phạm Thị Thạch Thảo
30 tháng 7 2017 lúc 8:33

So sánh vùng đông bắc với tây bắc? tại sao vùng tây bắc lại có địa hình núi cao mà vùng đông bắc lại có địa hình chủ yếu là núi thấp?

Trả lời:

* So sánh

a) Vùng núi Đông Bắc

-Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

-Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

-Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

-Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

-Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…

b)Vùng núi Tây Bắc

-Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

-Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.

+Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).

+Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.

+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

-Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 6 2018 lúc 3:53

HƯỚNG DẪN

- Giống nhau

+ Cả hai vùng khí hậu đều có nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, biên độ nhiệt độ năm đều lớn, nhiệt độ cực đại vào tháng VII và biến trình nhiệt trong năm có một cực đại và một cực tiểu.

+ Cả hai vùng đều có lượng mưa tương đối lớn, tháng mưa cực đại là tháng VIII, mùa mưa từ tháng V đến tháng X.

- Khác nhau

+ Tây Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình năm cao hơn, biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII đều cao hơn ở Đông Bắc Bộ.

+ Tây Bắc Bộ có lượng mưa lớn hơn và mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn Đông Bắc Bộ.

- Nguyên nhân

+ Cả hai vùng đều nằm trong miền khí hậu phía Bắc, có cùng khoảng vĩ độ, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh vào cùng khoảng thời gian, đều chịu tác động của gió mùa và có cùng thời gian dải hội tụ nhiệt đới hoạt động.

+ Tây Bắc Bộ có gió Tây Nam đến sớm hơn và gió mùa Đông Bắc xâm nhập gián tiếp, Đông Bắc Bộ có gió Tây Nam đến muộn hơn và gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp sớm và kết thúc muộn hơn. Ngoài ra, Tây Bắc Bộ còn chịu tác động mạnh hơn của gió phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 4 2018 lúc 12:58

Đáp án

Đặc điểm Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
Giới hạn - Nằm ở tả ngạn sông Hồng - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Độ cao - Đồi núi thấp - Là vùng núi cao.
Hướng núi - Có các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Gồm các dải núi chạy song song hướng tây bắc-đông nam.
Cảnh quan - Địa hình cácxtơ với những hang động và cảnh quan đẹp. - Địa hình cácxtơ với nhiều cảnh quan đẹp
Yeu DUong nhat
Xem chi tiết
Kirito
25 tháng 5 2021 lúc 9:56

1-Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bộ là:
A, Có mùa đông lạnh nhất cả nước
B. Mùa đông lạnh, mưa phùn
C, Mùa đông lạnh, kéo dài
D, Cả 3 ý trên đúng

2-So sánh về độ cao với vùng núi Tây Bắc thì vùng Đông Bắc có địa hình:
A, thấp hơn  B, cao hơn  C, ngang bằng nhau  D, đa phần cao hơn

3-Loại khoáng sản chính của miền Bắc và Đông Bắc Bộ là:
A, Bô  xít  B, Dầu kí  C, Than đá  D, Đồng

4-Những khó khăn cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bộ gặp phải là:
A, Lũ quét, sạt lở đất  B, Hạn hán  C, Giá rét  D, tất cả những khó khăn trên

5-Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A, Có địa hình cao nhất VN  B, Mùa hạ nóng
C, Đồng bằng rộng lớn  D, Sông thường ngắn, dốc
6-Khí hậu của miền Tây Bắc so với Miền Đông Bắc về mùa đông thì:
A, lạnh hơn  B, ấm hơn  C, lạnh như nhau  D, oi bức hơn
7-Hướng vòng cung là hướng núi chính của:
A, dãy Hoàng Liên Sơn  B, Các hệ thống sông lớn
C, vùng núi Đông Bắc  D, vùng núi Bắc Trường Sơn
8-Ngoài phát triển lúa nước, cay công nghiệp miền Nam trung Bộ và Nam Bộ còn phát triển mạnh:
A, nghề rừng  B, du lịch  C, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản  D, công nghiệp 

Trí Nguyễn
Xem chi tiết
Kieu Diem
6 tháng 5 2021 lúc 20:50

Thamkhao

Tiêu chí

Đông Bắc

 

Tây Bắc

Phạm vi

 Tả ngạn sông Hồng

 

 Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

- Vòng cung.

- Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn).

 Hướng Tây Bắc – Đông Nam

Độ cao

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m.

- Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.

- Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m.

   Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m).

Các bộ phận địa hình

- Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca).

- Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao

- Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam:

- Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ.

- Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao.

- Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…).

- Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã.

 

Hquynh
6 tháng 5 2021 lúc 20:51

So sánh địa hình các vùng nước ta

minh nguyet
6 tháng 5 2021 lúc 20:51
Đặc điểmVùng núi Đông Bắc Bắc BộVùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
Giới hạn- Nằm ở tả ngạn sông Hồng- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Độ cao- Đồi núi thấp- Là vùng núi cao.
Hướng núi- Có các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.- Gồm các dải núi chạy song song hướng tây bắc-đông nam.
Cảnh quan- Địa hình cácxtơ với những hang động và cảnh quan đẹp.- Địa hình cácxtơ với nhiều cảnh quan đẹp
Yến Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 11 2016 lúc 22:57

miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.

 

 

Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 11 2017 lúc 6:35

Tây Bắc là vùng có địa hình cao nhất nước ta. Điển hình là đỉnh núi Phan-xi-pang cao 3.143m được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương.

Chọn: D.